Thị trường Chứng khoán Việt Nam có chịu ảnh hưởng bởi mê tín dị đoan trong tháng 7 âm lịch?

Ở thị trường Chứng khoán Việt Nam, mê tín dị đoan thực sự là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới quyết định của nhà đầu tư bởi người ta cho rằng, tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn, là quãng thời gian khó có thể khởi sắc trong các hoạt động mua bán, làm ăn. Vậy nên lúc này các nhà đầu tư Chứng khoán thường lo lắng với những lời đồn thị trường sập trong các diễn đàn và phân vân không biết nên làm gì. Hãy cùng tìm hiểu xem tháng cô hồn có thực sự đáng ngại hay không trong bài viết này nhé. 

I. Thực trạng thị trường Chứng khoán Việt Nam tháng 7 âm lịch những năm qua?

Theo số liệu thống kê trong 10 năm từ 2012 đến 2021, số năm giảm điểm vào tháng ngâu đã chiếm số lượng ít hơn. Cụ thể, chỉ số đã giảm điểm trong 4/10 năm với mức giảm cao nhất là vào tháng 7 âm lịch năm 2012 mà chủ yếu là do sự cố bầu Kiên gây ra, khiến hàng loạt nhà đầu tư liên tục bán tháo cổ phiếu. Tổng quan cho thấy hiệu suất bình quân 10 năm qua của thị trường là dương, điều này hàm ý rằng thị trường Chứng khoán Việt Nam vẫn giao dịch khởi sắc ngay trong tháng cô hồn.

Tình hình thị trường Chứng khoán Việt Nam vào tháng 7 âm lịch 2012 - 2022
Biểu đồ thị trường Chứng khoán Việt Nam 2012 – 2022

Đáng chú ý, nếu nhìn trong 5 năm trở lại đây, xu hướng tăng điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam càng trở nên rõ nét hơn. Tính từ 2016, thị trường tăng điểm tới 4 năm, hiệu suất bình quân của VN-Index và HNX-Index lần lượt là 2,9% và 3,63%.

Nổi bật nhất chính là năm 2020 và 2021, bất chấp những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, thị trường chứng khoán Việt Nam đồng loạt tăng điểm mạnh. Trong tháng 7 năm 2020, chỉ số VN-Index tăng từ 846,43 điểm lên 897,47 điểm, tương ứng tỷ lệ tăng 6,03%. Còn với HNX-Index, chỉ số tăng từ 117,02 điểm lên 127,87 điểm, tương ứng tỉ lệ 9,27%.

Sự lung lay của thị trường vào tháng 7 âm lịch ngoại trừ do tâm lý đám đông còn bởi đây là thời điểm các doanh nghiệp công bố Báo cáo tài chính quý 3 và những chính sách mới cho những tháng cuối năm.

Nhìn vào phiên giao dịch mở bát mùng 1 tháng cô hồn của năm 2021 ta thấy được sự hứng khởi với nhiều chỉ số tăng mạnh. Thị trường đã giằng co ngay khi bắt đầu vào phiên giao dịch buổi sáng, có xanh có đỏ nhưng lực mua giá cao đã kéo thị trường xanh vào thời điểm đóng cửa phiên, cụ thể VN-Index đã vượt ngưỡng kháng cự quan trọng 1350 và gần như chạm mốc 1360. Đặc biệt phải kể tới các mã dòng phân bón, bất động sản và cảng như LAS, DPM, DXP, NTL,…

Nhìn chung, quan điểm về thị trường chứng khoán Việt Nam bây giờ đã khác nhiều so với những năm trước đó bởi thực tế là khi lòng tham nổi lên thì đến cả thị trường lúc đứng bên bờ vực thẳm còn vực dậy được chứ nói gì đến tháng cô hồn.

II. Đâu mới là nhân tố chính ảnh hưởng tới thị trường Chứng khoán Việt Nam?

1. Tổng sản phẩm quốc nội (GPD)

Là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Gross Domestic Product, GPD có nghĩa là tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội. Đây là một chỉ tiêu dùng để đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là 1 quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm hoặc 1 quý).

Thị trường chứng khoán được xem là phong vũ biểu của nền kinh tế bởi vì thị trường sẽ phản ánh khá nhanh nhạy sức khỏe của nền kinh tế. Khi nền kinh tế có sức tăng trưởng thì sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn, thu nhập/ đầu người cao . Lúc này, người dân sẽ tiêu dùng nhiều hơn, nhu cầu hàng hóa, dịch vụ sẽ gia tăng theo thúc đẩy sản xuất phát triển, doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng, nhu cầu đầu tư vào các doanh nghiệp này sẽ gia tăng. Từ đó, thị trường Chứng khoán Việt Nam sẽ tăng trưởng.

GDP được tính như thế nào và các nhân tố ảnh hưởng

2. Chính sách tiền tệ:

Chính sách tiền tệ là một trong các chính sách kinh tế vĩ mô, đóng vai trò quan trọng trong điều tiết cung tiền nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, ổn định hệ thống tài chính và kiểm soát lạm phát.

Có 2 loại chính sách tiền tệ gồm chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ thu hẹp.

Chính sách tiền tệ mở rộng

Chính sách tiền tệ mở rộng hay chính sách nới lỏng tiền tệ là việc Ngân hàng Nhà nước tăng mức cung tiền cho nền kinh tế nhiều hơn bình thường. Để làm điều này, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện 1 hoặc kết hợp 2 trong 3 cách gồm hạ lãi suất chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng cung tiền trên thị trường Chứng khoán. Khi đó tiền sẽ chảy đến tiêu dùng sản xuất và thị trường Chứng khoán và kết quả là thị trường Chứng khoán Việt Nam tăng trưởng.

Lúc này lãi suất giảm, các doanh nghiệp vay tiền nhiều hơn để phát triển kinh doanh, người dân cũng tiêu dùng nhiều hơn làm cho tổng cầu tăng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân. Từ đó, quy mô nền kinh tế mở rộng, thu nhập của người lao động tăng, thất nghiệp giảm. Chính vì thế, chính sách này thường được sử dụng khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

Chính sách tiền tệ thu hẹp 

Chính sách tiền tệ thu hẹp hay chính sách tiền tệ thắt chặt là việc Ngân hàng Nhà nước giảm mức cung tiền cho nền kinh tế. Các tín hiệu như tăng lãi suất, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm cung tiền, giảm tỷ lệ tăng trưởng và bán ở trên thị trường mở thì thông qua cách này, tiền sẽ rút ra khỏi tiêu dùng, sản xuất và thị trường chứng khoán.

Khi đó, lãi suất tăng cao, cá nhân và tổ chức dè dặt hơn trong việc chi tiêu và đầu tư, làm cho tổng cầu giảm khiến mức giá chung cũng giảm xuống. Chính sách này được sử dụng trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển quá nhanh, lạm phát tăng cao.

Kết quả , hệ quả đó là thị trường Chứng khoán Việt Nam có sự suy giảm giảm.

Tìm hiểu thêm về Chính sách tiền tệ

3. Lạm phát:

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

Lạm phát khiến đồng tiền mất giá trị

Lạm phát cao thường được coi là tín hiệu tiêu cực cho thị trường Chứng khoán Việt Nam vì khiến cho chi phí vay, chí phí đầu vào (nguyên vật liệu, lao động) tăng theo, và giảm mức sống của người dân. Điều quan trọng nhất là lạm phát sẽ khiến cho tăng trưởng thu nhập kỳ vọng giảm xuống, gây áp lực cho giá cổ phiếu. 

Lạm phát có 3 mức độ:

  • Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%
  • Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%
  • Siêu lạm phát: trên 1000%

Việt Nam là một trong số ít quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao liên tục trong suốt mấy chục năm qua, ảnh hưởng rất nhiều đến việc ổn định giá trị của đồng tiền, hoạt động sản xuất, kinh doanh và tâm lý của ngưòi dân.

Một số nguyên nhân gây ra lạm phát tới nền kinh tế toàn cầu năm 2021

III. Tổng kết:

Nhìn chung, ta có thể nhận thấy rằng mê tín dị đoan thực sự không ảnh hưởng quá nhiều tới tình hình thị trường Chứng khoán Việt Nam trong tháng cô hồn mà chỉ phần nào có tác động tới tâm lý của nhà đầu tư. Vậy nên thay vì hoang mang không biết nên cứ đâm đầu hay đứng ngoài chờ đợi thì có thể cơ cấu lại tỉ lệ tiền mặt/cổ phiếu và nắm bắt ngay khi có cơ hội.

Đọc thêm bài viết có liên quan tại đây.

Đọc thêm bài viết chủ đề khác >> THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI LÀ GÌ? TOP 5 WEBSITE TMĐT PHỔ BIẾN THẾ GIỚI 2022

Sinh viên thực hiện: Trần Châu Anh

Mã sinh viên: 20050007

Lớp: QH2020-E QTKD CLC 1

Mã học phần: INE 3104 2