Cập nhật mới nhất phí bán hàng qua Amazon – 4 mô hình kiếm tiền không cần vốn trên Amazon

Bạn đang muốn bắt đầu bán hàng qua Amazon nhưng lại đang lo ngại đến những chi phí bán hàng có thể phát sinh qua Amazon – Sàn thương mại điện tử xuyên biên giới này. Sau đây sẽ là những chi phí bán hàng qua Amazon bạn sẽ phải trả. Bên cạnh đó, nếu bạn không muốn chịu rủi ro về việc phải trả quá nhiều khoản phí dành cho bán hàng thì Clibme có đề xuất một số mô hình bán hàng qua Amazon không cần hoặc chỉ cần rất ít chi phí.

5 điều đặc biệt của mô hình kinh doanh thương mại điện tử Amazon

Top 10 sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới

I. Những loại phí bán hàng qua Amazon

1. Phí tài khoản người bán

  • Tài khoản cá nhân (Individual)

Đối với tài khoản cá nhân bán hàng qua Amazon, bạn sẽ không phải mất phí hàng tháng nhưng phải chi trả 0.99$ (tương đương 22.700 VND) trên mỗi sản phẩm bán ra. Tuy nhiên loại tài khoản này cũng có một số những giới hạn, bạn sẽ chỉ được bán 40 sản phẩm mỗi tháng.

  • Tài khoản chuyên nghiệp (Professional)

Đối với tài khoản chuyên nghiệp bán hàng qua Amazon, để có thể duy trì tài khoản của mình bạn sẽ phải trả 39.99$ (tương đương với xấp xỉ 930.000 VND) mỗi tháng, nhưng bạn sẽ không bị giới hạn số lượng sản phẩm bán ra.

Đối với những người mới bắt đầu bán hàng qua Amazon, tài khoản cá nhân sẽ là sự lựa chọn đúng đắn nhưng khi bạn đã có lượng tiêu thụ ổn định với số lượng lớn thì bạn hoàn toàn có thể cân nhắc việc đăng kí gói tài khoản chuyên nghiệp. Bạn có thể đăng kí tài khoản tại đây.

 

2. Các loại phí FBA

  • Phí giới thiệu (Referral Fee)

Khi bán hàng qua Amazon, đối với cả 2 tài khoản trên đều phải trả loại phí này. Đa số sản phẩm được bán qua Amazon sẽ phải trả mức phí là 15% giá bán nhưng tùy theo danh mục (Category) sẽ được tính trong khoảng từ 6% – 20% giá bán, và sau khi bán được sản phẩm ra thì phí này mới được tính.

Ví dụ : Một sản phẩm được bán với giá 100$ thì phí giới thiệu là 15% x 100 = 15$, vậy ở đây người bán hàng qua Amazon sẽ phải trả 15$. Còn nếu giá bán nhân với 15% phí mà thấp hơn 1$ thì sẽ là 1$.

Tất cả tài khoản trên Amazon đều phải trả phí giới thiệu - Bán hàng qua Amazon
Tất cả tài khoản trên Amazon đều phải trả phí giới thiệu
  • Phí Chọn, Gói và Xử lý trọng lượng (Pick, Pack & Weight Handling Fees)

Loại phí này thông thường trong khoảng 3 – 4.8$ được tính dựa trên kính thước và trọng lượng của mặt hàng, chia thành 2 loại:

– Standard size products : các sản phẩm có kích thước chuẩn, được đóng gói đầy đủ, dưới 20 pound (tương đương với 9kg) và không có chiều nào của hộp vượt quá 18x14x8 inches (46x36x20 cm).

– Oversize products: sản phẩm nào trên 20 pound (tương đương với 9kg) và/hoặc vượt quá 18x14x8 inches (46x36x20 cm) thì đc coi là oversize.

Do mọi sản phẩm đều có sự chênh lệch của kích thước và trọng lượng giữa nhau nên bạn phải tính toán thật kĩ để có lợi nhất về mặt chi phí khi gửi hàng đến kho Amazon. Khi bán hàng qua Amazon, bạn cũng có thể xem xét các loại chi phí dựa trên FBA Fee Calculator của Amazon.

3. Phí lưu kho hàng tháng (Monthly Storage Fees)

Đơn giản là bạn sẽ phải chi trả để lưu sản phẩm của mình trong kho của Amazon. Nhưng thường thì đối với hàng lưu trong kho dưới 6 tháng thì Amazon sẽ tính phí rất thấp hoặc miễn phí luôn. Và nếu hàng của bạn vẫn ở trong kho sau 6 tháng thì bạn sẽ chi trả thêm một khoản không đáng kể cho loại phí này.

Phí lưu kho hàng tháng - bán hàng qua Amazon
Phí lưu kho hàng tháng

 

II. 4 mô hình kiếm tiền không cần vốn qua Amazon

Các nhà bán hàng qua Amazon hầu hết đều bán hàng theo hình thức thông thường là FBA (Fulfillment by Amazon) khi đó bạn sẽ cần phải trả một số phí như kho vận chuyển, phí giao hàng, … Nếu bạn đang là những nhà bán mới chưa có nguồn vốn lớn thì hãy tham khảo những mô hình bán sau để có thể tối thiểu chi phí cho mình.

1. Dropshipping

Dropship hay Dropshipping là cách thức bán hàng qua Amazon lược bỏ bớt các khâu trung gian như: đại lý, đơn vị vận chuyển, … Người bán hàng theo hình thức này không cần phải mua hàng tích trữ hay phải lo nghĩ về khâu giao nhận đến tay khách hàng trực tiếp.

Tất cả các khâu trung gian sẽ được đối tác thực hiện và hỗ trợ. Người bán chỉ cần tập trung trong việc tìm kiếm sản phẩm, bán hàng qua Amazon và hưởng lợi nhuận trên mỗi đơn hàng thành công.

Dropshipping - bán hàng qua Amazon
Dropshipping

 

Ưu điểm

  • So với cách kinh doanh truyền thống, chi phí đầu tư ban đầu sẽ thấp hơn. Trong trường hợp bạn muốn phát triển sau đó, chi phí sẽ dần tăng lên.
  • Mô hình Dropshipping Amazon mở ra môi trường làm việc mở phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là các bạn sinh viên hay những người mới bắt đầu kinh doanh bởi cách hoạt động trong tầm kiểm soát, linh động và thời gian xoay vòng vốn nhanh.
  • Bạn sẽ không phải tìm thuê mặt bằng hay lo lắng về việc hàng nhập về bị tồn kho.
  • Nhận trực tiếp tiền hoa hồng sau mỗi đơn hàng được hoàn thành mà không phải đợi thời gian xét duyệt qua trung gian.

Khó khăn

  • Bởi mô hình và cách vận hành ít rủi ro nên sự cạnh tranh là rất lớn.
  • Khó có thể kiểm soát tình trạng của đơn hàng trong quá trình chuyển cho khách.
  • Cần có kiến thức cơ bản về web hay domain,… trong trường hợp bạn muốn lập website riêng cho mình. Nếu không biết cách lập tài khoản trên nền tảng amazon hay ebay bạn rất dễ gặp các rủi ro như bị treo tài khoản.

2. Mô hình POD (Print On Demand)

Print On Demand là in ấn theo yêu cầu, bạn là người bán hàng qua Amazon. Bạn đăng bán các sản phẩm theo thiết kế bạn tạo ra và đăng bán sản phẩm đó. Khi có đơn hàng, bên dịch vụ fulfillment  sẽ đảm trách việc sản xuất và vận chuyển sản phẩm đến khách hàng.

POD (Print On Demand) - bán hàng qua Amazon
POD (Print On Demand)

Ưu điểm

  • Đa dạng nền tảng để bắt đầu
  • Giảm thiểu tối đa mối lo về hàng tồn kho
  • Phù hợp với những nhà kinh doanh vốn ít

Nhược điểm

  • Lợi nhuận không quá cao
  • Hạn chế khả năng gia tăng trải nghiệm khách hàng
  • Sản phẩm thiếu sự đa dạng, cạnh tranh cao

3. Merch by Amazon

Cũng tương tự như Print On Demand, Merch là 1 dịch vụ được ra đời bởi ông lớn Amazon kết hợp với 1 bên sản xuất áo thun. Với mô hình này, bạn sẽ bán những thiết kế của mình cho Amazon và họ sẽ in những thiết kế đó lên áo thun và bán.

Bạn có thể xem thêm thông tin trên website chính thức của Amazon tại đây.

Merch by Amazon - bán hàng qua Amazon
Merch by Amazon

Ưu điểm

  • Chi phí lập tài khoản thấp, đăng ký dễ dàng bán hàng qua Amazon
  • Đơn giản hóa quá trình bán áo thun (Bạn chỉ thiết kế và upload lên Merch)
  • Không có chi phí về vận chuyển hay hàng tồn kho
  • Chỉ phải trả tiền hoa hồng khi bán được sản phẩm
  • Không cần vốn để bắt đầuama

Nhược điểm

  • Lợi nhuận ban đầu chưa cao, dòng tiền quay vòng chậm
  • Dễ bị xóa tài khoản bởi Amazon quản lý rất chặt về mặt bản quyền

4. Amazon Affiliate

Amazon Affiliate là chương trình tiếp thị trực tuyến của Amazon có tên gọi chính thức là Amazon Associate. Đây không phải là một mô hình bán hàng qua Amazon mà với chương trình này bạn có thể tham gia tiếp thị, quảng bá các sản phẩm trên Amazon và nhận được hoa hồng dao động từ 4%-15% cho mỗi đơn hàng bạn tiếp thị thành công. Nguyên tắc tính hoa hồng của Amazon là bạn bán càng nhiều mặt hàng thì tỷ lệ hoa hồng bạn nhận được sẽ càng cao.

Amazon Affiliate - bán hàng qua Amazon
Amazon Affiliate

Nếu bạn muốn tham gia và kiếm tiền từ chương trình Affiliate của Amazon thì bạn nên bắt đầu bằng việc chọn niche cho mình.

Niche hay Niche market hiểu đơn giản là thị trường ngách. Vì nguồn lực là hữu hạn nên bạn không thể quảng bá cho toàn bộ các sản phẩm được, bạn cần chọn cho mình một thị trường ngách, nơi mà bạn có ưu thế vượt trội hơn so với Publisher khác.

Bạn có thể xây dựng nội dung của mình theo một số hình thức phổ biến như:

  • Review, đánh giá sản phẩm
    • Website so sánh giá, sản phẩm
    • Website tin tức, đặt banner quảng cáo
    • Website cung cấp mã giảm giá…

Ưu điểm

  • Là một trang web uy tín, độ phủ sóng cao
  • Danh tiếng thương hiệu của Amazon – sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới hiện nay. Hàng trăm triệu sản phẩm đang được rao bán trên đây.
  • Sản phẩm đa dạng và chất lượng
  • Amazon bán đủ các loại mặt hàng trên mọi lĩnh vực. Dù ngách bạn chọn có nhỏ và mới lạ thế nào đi chăng nữa, Amazon cũng sẽ có loại hàng hóa phù hợp với tệp khách hàng của bạn.
  • Mức hoa hồng ổn định khi bán hàng qua Amazon

Nhược điểm

  • Khó khăn trong đăng kí thanh toán
  • Lượng người cạnh tranh cao vì giờ đây bán hàng qua Amazon đang dần là một xu hướng
  • Khó tiếp cận truyền thông đến những khách hàng nước ngoài
Chiến lược bán hàng qua Amazon
Chiến lược bán hàng qua Amazon

III. Lời kết

Trên đây là tất cả những thông tin với mục đích dự trù chi phí khi bán hàng qua Amazon dành cho bạn. Ngoài ra cũng có những mô hình mới lạ đang là xu hướng thời điểm hiện tại, mang lại lợi nhuận rất lớn cả khi bạn làm cá nhân hay làm theo nhóm. Bạn hãy dựa theo ưu – nhược điểm và đánh giá xem mô hình nào là mô hình phù hợp với mình nhất.

Tiềm năng của thương mại điện tử tại Việt Nam cũng như là quốc tế đang rất lớn vậy nên hãy đăng kí tài khoản và bán hàng qua Amazon ngay nào. Cùng đón đầu làn sóng thương mại điện tử xuyên biên giới cùng với Clibme!

Bạn có thể xem thêm các nội dung về chiến lược kinh doanh khác của Clibme như:

 

Tác giả
Sinh viên: Phùng Hà Chi
Mã sinh viên: 19051429
Lớp: 2022_INE3104-1

One thought on “Cập nhật mới nhất phí bán hàng qua Amazon – 4 mô hình kiếm tiền không cần vốn trên Amazon

Comments are closed.