Cạnh tranh thương mại điện tử ở Việt Nam giữa đại dịch Covid-19

thương mại điện tử

Thương mại điện tử và cạnh tranh thương mại điện tử

Nói chung, đã từ lâu sự cạnh tranh thương mại điện tử được biết đến hết sức khốc liệt. Ngược lại với mô hình kinh doanh truyền thống, một doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh thương mại điện tử với các doanh nghiệp khác tại những thị trường trong nước của họ mà còn thường xuyên phải chiến đấu với những đối thủ khác trên phạm vi toàn thế giới. Do đó, việc duy trì năng lực cạnh tranh thương mại điện tử, đặc biệt là trong bối cạnh đại dịch toàn cầu COVID-19 như hiện nay, là một điều bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp Việt Nam.

Kể từ khi nhiều quốc gia trên thế giới buộc phải áp đặt lệnh phong tỏa nhằm kiềm chế sự lây lan của COVID- 19, thuật ngữ trạng thái “bình thường mới” đã được ra mắt tại nhiều khu vực khác nhau trên khắp thế giới. Mục tiêu đạt được trạng thái bình thường mới đó đã khiến mọi người tìm kiếm các lựa chọn tốt hơn và an toàn hơn, bao gồm cả trải nghiệm mua sắm của họ. Chính vì thế, cạnh tranh thương mại điện tử ở thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng bùng nổ.

Cạnh tranh thương mại
Cạnh tranh thương mại điện tử

Toàn cảnh cạnh tranh thương mại điện tử đang bùng nổ ngày nay

Tại thời điểm bắt đầu bùng phát của đại dịch COVID-19, đã xảy ra nhiều bất ổn và xáo trộn trong toàn ngành tiêu dùng. Tuy nhiên, khi mọi người bắt đầu thay đổi và thích nghi được với trạng thái bình thường mới, nhiều lựa chọn thay thế bắt đầu được khám phá và sử dụng và cuối cùng trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử và phải đối mặt với cạnh tranh thương điện tử.

Phương thức thanh toán

Với sự thay đổi dịch chuyển này, trước khi quyết định mua hàng online, người tiêu dùng quan tâm nhiều đến vấn đề chất lượng sản phẩm, bảo mật thông tin, chăm sóc khách hàng, giao hàng, thanh toán và khuyến mại…

Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được khuyến khích sử dụng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID- 19. Thêm nữa, các phương thức thanh toán trực tuyến đã có nhiều bước tiến triển mạnh mẽ. Giao dịch không sử dụng tiền mặt đã khiến ngành công nghiệp thương mại điện tử, vốn đã rất sôi động, ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

Bên cạnh sự thuận tiện về mặt hậu cần, những sản phẩm được mua trên mạng trực tuyến cũng hoàn toàn có thể được thanh toán thông qua các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán kỹ thuật số khác nhau. Vì vậy, giảm bớt mật độ tương tác giữa con người với nhau trong thời kỳ đại dịch.

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra đã trở thành động lực cho sự cạnh tranh thương mại điện tử của thế giới cũng như Việt Nam ngày càng phát triển, đặc biệt là hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội. Thương mại điện tử xuyên biên giới đang nhanh chóng trở thành nhân tố cốt lõi của nền kinh tế toàn cầu và là xu hướng tất yếu mà không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc.

Thương mại điện tử Việt Nam
Thực trạng Thương mại điện tử ở Việt Nam 2021

Mặc dù gặp những ảnh hưởng tiêu cực trong năm 2020 do đại dịch COVID-19, thương mại điện tử Việt Nam vẫn có những bước tăng tốc mạnh mẽ, trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Grab đầu tư 500 triệu USD vào thị trường Việt Nam để triển khai các dịch vụ mới và mở rộng mạng lưới dịch vụ kết nối di chuyển, giao nhận thức ăn, thanh toán điện tử, đồng thời phát triển các giải pháp mới về công nghệ di động, công nghệ tài chính và logistics.

Ngoài Grab, một siêu app khác là MoMo cũng khai trương dịch vụ “Đi chợ online”, kết hợp với các nhà cung cấp như Co.op Smile, Cheers để bán hàng. Mới đây nhất, trên cửa hàng ứng dụng của Appstore, CH Play xuất hiện ứng dụng VinShop và website VinShop.vn. Điều này cho thấy các doanh nghiệp nên tích cực hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh hơn nữa trên thị trường, không chỉ để tăng cường lợi nhuận mà còn để đáp ứng nhu cầu tăng cao mạnh mẽ của những khách hàng mua sắm các sản phẩm thiết yếu.

Theo Sách trắng Thương mại điện tử 2021 do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) phát hành, thị trường thương mại điện tử Việt Nam được ghi nhận có tốc độ tăng trưởng 18% trong năm 2020, nhanh nhất khu vực Đông Nam Á và dự báo tốc độ tăng trưởng còn tiếp tục và sẽ vượt xa mốc 11,8 tỷ USD.

Đặc biệt thời kỳ hậu Covid-19, thương mại điện tử sẽ tiếp tục bùng nổ, tạo ra những xu hướng tiêu dùng mới và thêm những cạnh tranh thương mại điện tử. Các nền tảng thương mại điện tử lớn đang mở rộng các dịch vụ trực tuyến. Chỉ cần vào ứng dụng Sendo, Lazada, Tiki, Bách hóa Xanh, Saigon Co.op… người tiêu dùng sẽ dễ dàng chọn thực phẩm theo từng nhóm như: thịt, hải sản, rau củ, trái cây và thanh toán qua thẻ.

Cải thiện cạnh tranh thương mại điện tử cho doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến 

Cạnh tranh thương mại điện tử thường có những thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19. Với sự thay đổi chóng mặt này đòi hỏi các doanh nghiệp, công ty, cá nhân hay những ai đang muốn tham gia cần phải theo sát để tránh những cạnh tranh thương mại điện tử. Với nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng tăng như hiện nay, để duy trì năng lực cạnh tranh của gian hàng trực tuyến, bạn nên tham khảo một số gợi ý hữu ích dưới đây.

Để cải thiện cạnh tranh thương mại điện tử, doanh nghiệp cần chú trọng vào sản phẩm mục tiêu, tìm hiểu kỹ những quy định, luật pháp của đất nước sở tại, xác định nhu cầu và phân khúc khách hàng trên các sàn thương mại điện tử mà doanh nghiệp hợp tác.

  • Củng cố lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu

Củng cố lòng trung thành

Nếu bạn sở hữu một trang web thương mại điện tử có khả năng dễ dàng tùy chỉnh nội dung, bạn nên tập trung vào viết blog và tạo nội dung truyền thông xã hội thật lôi cuốn và hấp dẫn để tăng giá trị cho khách hàng và tạo dựng lòng trung thành với thương hiệu của họ.

Tương tự như vậy, việc triển khai các chương trình khuyến mại giảm giá và ưu đãi đặc biệt sẽ nảy sinh một cảm giác biết ơn trong lòng khách hàng và từ đó củng cố vững chắc hơn nữa lòng trung thành của họ với thương hiệu của bạn. Việc giải quyết kịp thời những yêu cầu, thắc mắc về sản phẩm của họ cũng sẽ tạo ra những kết quả tốt và tránh được những cạnh tranh thương mại điện tử.

Là một doanh nhân, bạn không bao giờ được đánh giá thấp tầm quan trọng của lòng trung thành của khách hàng đối với các hoạt động kinh doanh của bạn. Nhiều doanh nghiệp lớn nhận thức rõ những lợi ích to lớn mà lòng trung thành của khách hàng có thể mang lại, chính vì vậy họ đầu tư rất mạnh mẽ vào những chương trình tri ân khách hàng thân thiết.

Theo một báo cáo gần đây, người tiêu dùng Hoa Kỳ hiện nắm giữ 3,8 tỷ thẻ hội viên trong các chương trình khách hàng thân thiết. Nếu bạn muốn khai phá lợi ích từ một lượng đối tượng nhân khẩu học khổng lồ này, bạn có thể thiết lập chương trình khách hàng thân thiết của riêng mình bằng cách sử dụng một số phần mềm như Capillary Loyalty+.

  • Hoàn thiện chiến lược đặt lại giá sản phẩm của công ty

Với một thực tế rằng chỉ riêng Amazon đã chiếm gần một nửa tổng doanh số bán hàng trực tuyến của Hoa Kỳ, không có gì đáng ngạc nhiên khi gã khổng lồ thương mại điện tử này đã trở thành một trong những thị trường buôn bán trực tuyến giàu tính cạnh tranh thương mại điện tử nhất tính đến thời điểm hiện tại. Kết hợp thực tế này với những thách thức mới mà những Amazon sellers phải đối mặt do đại dịch toàn cầu COVID-19, bây giờ là thời điểm quan trọng hơn bao giờ hết để bạn luôn theo kịp cuộc chơi của Amazon.

“Là một nhà cung cấp phần mềm đặt lại giá sản phẩm dựa trên các thuật toán trí tuệ nhân tạo, chúng tôi muốn chia sẻ một chút thông tin về cách thức mà các Amazon sellers có thể thích ứng nhanh chóng với trạng thái bình thường mới.” –  Junel Suaybaguio, Giám đốc mảng nội dung của Seller Snap

Để có được những khách hàng mới và giữ chân những khách hàng hiện tại, bạn cần phải có một chiến lược đặt lại giá sản phẩm thật hiệu quả. Bên cạnh việc cạnh tranh thương mại điện tử với những đối thủ cạnh tranh khác, bạn cũng cần xem xét tình hình thị trường hiện tại. Do đó, bạn nên sử dụng một công cụ đặt lại giá sản phẩm hiệu quả và tiên tiến.

Khi xây dựng một chiến lược giá hiệu quả, cần phải qua 5 bước cơ bản: (1)Phân tích chi phí, (2)Phân tích tiềm năng thị trường, (3)Xây dựng mức giá cạnh tranh và vùng giá lý tưởng, (4)Xây dựng chiến lược giá theo cơ cấu sản phẩm, (5)Báo giá và các chiến lược về giá liên quan.

Không chỉ vậy, doanh nghiệp cần kết hợp chiến lược giá cả với các chiến lược khác trong Marketing Mix như: chiến lược sản phẩm, chiến lược phân phối và chiến lược chiêu thị cổ động để có thể chống lại những cạnh tranh thương mại điện tử.

  • Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng

Một công ty vững mạnh sẽ luôn có sẵn mối quan hệ khách hàng tuyệt vời. Nhưng một doanh nghiệp thông minh sẽ luôn đặt ra yêu cầu “chăm sóc khách hàng như nào là tốt nhất”. Nếu không thường xuyên duy trì và cải thiện thì chắc hẳn các đối thủ cạnh tranh thương mại điện tử sẽ hớt tay trên của doanh nghiệp mình.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng không chỉ giới hạn ở việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho các khách hàng của bạn mà đặc biệt trong khi đối mặt với cạnh tranh thương mại điện tử, nó còn có thể đưa ra giải pháp nhanh chóng và hiệu quả để giải quyết mọi vấn đề của khách hàng nếu có. Khách hàng của bạn sẽ đánh giá cao việc bạn có thể cung cấp một câu trả lời hoặc một giải pháp nhanh chóng đối với các bình luận và thắc mắc từ phía họ.

  • Giảm chi phí

Nếu bạn đang mở rộng các hoạt động kinh doanh trực tuyến và tài chính là một mối bận tâm lớn của bạn, bạn cần tiến hành rà soát tổng thể cấu trúc doanh nghiệp của mình để tìm cách giảm thiểu chi phí để giảm đi những cạnh tranh thương mại điện tử.

Về dịch vụ hỗ trợ khách hàng, thay vì phải thuê lực lượng lao động thực thụ, bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu và sử dụng một trong những phần mềm chăm sóc khách hàng đáng tin cậy và đã được kiểm chứng hiệu quả.

Về hoạt động nghiên cứu từ khóa hoặc tinh chỉnh SEO, cho phép các doanh nghiệp hoặc nhà tiếp thị truy cập miễn phí vào những công cụ của họ. Tương tự như vậy, Canva cũng cho phép bạn miễn phí sử dụng nền tảng trực tuyến của nó để chỉnh sửa hình ảnh.

  • Chiến lược Marketing

Để cải thiện cạnh tranh thương mại, thì các doanh nghiệp phải sẵn sàng làm quen với Social Media (mạng xã hội) cũng như hiểu rõ nó đem lại những lợi ích gì. Đây là kênh giúp cho các doanh nghiệp thương mại điện tử tương tác với khách hàng trên cả nước. Bằng những chiến lược Marketing, chiến dịch quảng cáo, có thể đưa sản phẩm thương hiệu của mình đi khắp nơi, để cạnh tranh thương mại điện tử với các doanh nghiệp khác.

  • Bắt kịp xu hướng

Nếu bạn muốn doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến của mình tồn tại được trong sự cạnh tranh thương mại điện tử rất khốc liệt và không ngừng phát triển ngày nay, bạn cần phải sẵn sàng đón nhận những thay đổi. Điều này không chỉ dẫn đến sự cải tiến về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mà còn dẫn đến sự phát triển của cả doanh nghiệp.

Với sự thay đổi chóng mặt sau COVID-19, xu hướng cạnh tranh thương mại điện tử thế giới đã xuất hiện để thiết lập một thị trường mới.

– Sự nổi lên của các nhãn hiệu độc lập

– Thương mại bằng giọng nói

– Thương mại điện tử ngoại tuyến

– Sự gia tăng của AR trong thương mại điện tử

– Sự hỗ trợ của AI

– Video Marketing trở thành trọng tâm

Kết luận

Thị trường thương mại điện tử vẫn đang phát triển không ngừng nghỉ nên sự cạnh tranh thương mại điện tử cũng không dừng lại. Thương mại điện tử Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc trong thời gian vừa qua, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như tương lai nền kinh tế số Việt Nam trong bối cảnh bình thường mới.

Sau đại dịch COVID-19, với nhiều thách thức trong cạnh tranh thương mại điện tử nhưng cũng rất nhiều lợi thế và cơ hội đang mở ra sẽ là đòn bẩy đưa thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục bùng nổ, tạo ra những xu hướng tiêu dùng mới trong thời gian tới.

Các doanh nghiệp thương mại điện tử cần tìm hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh thương mại điện tử của mình để từ đó có những biện pháp cải thiện doanh nghiệp mình hợp lý và phát triển mạnh mẽ hơn.

Theo dõi Clibme.com để cập nhập các thông tin mới về Thương mại điện tử bạn nhé!

Người thực hiện: Ngô Hà My

MSV: 19051277

Lớp: INE3104 4