Việt Nam và nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu

Được nhận định là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu, Việt Nam vừa thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế đi đôi với đó là đưa ra những biện pháp chống biến đổi khí hậu bằng các chính sách, công cụ,…

Không chỉ trong nước, Việt Nam còn đi đầu trên bình diện quốc tế khi là một trong những nước đầu tiên đưa nghĩa vụ thực hiện giảm phát thải khí nhà kính vào hệ thống vào luật để toàn dân thực hiện

1. Thực trạng Biến đổi khí hậu hiện nay

Đồng chủ tịch Nhóm Công tác II của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), đã phát biểu rằng: “Khí hậu đã bị tổn thương ở ngưỡng khó có thể quay lại…”

Trong bản Báo cáo biến đổi khí hậu của IPCC đã chỉ ra rằng, nếu nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức không kiểm soát 1.5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, thì hậu quả tất yếu là hơn 1 tỷ người ở các vùng ven biển đối mặt với nguy cơ ngập lụt vào giữa thế kỷ, xấp xỉ 50% dân số thế giới sẽ nằm trong “vùng nguy hiểm” ; bên cạnh đó là 14% số loài sinh vật trên cạn sẽ phải chống lại với nguy cơ tuyệt chủng “rất cao”.

Tuy nhiên, hiện nay, ít nhất 3,3 tỷ người trên thế giới đang sống trong vùng nguy hiểm do tác động của biến đổi khí hậu và chịu rủi ro đến tính mạng cao hơn 15 lần vì thời tiết cực đoan. Đi kèm với đó là việc số người tử vong càng ngày gia tăng trong các đợt sóng nhiệt dịch bệnh, các vấn nạn ô nhiễm và tình trạng thiếu lương thực do tình trạng ấm lên toàn cầu.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, những hiện tượng  biến đổi khí hậu đã và đang góp phần gây ra các cuộc khủng hoảng nhân đạo và thổi bùng làn sóng di cư ở mọi khu vực trên thế giới do mất đi khu vực sinh sống.

Những hiện tượng cực đoan xảy ra gây ra những tác động đe dọa tính mạng hàng triệu người và dần là hàng tỷ người, có thể phá hủy khối tài sản lên tới hàng nhiều nghìn tỷ USD. Vì vậy, việc nghiên cứu và đưa ra các công cụ hỗ trợ, khắc phục và giảm thiểu biến đổi khí hậu lại càng tối quan trọng với các quốc gia. 

2. Tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Lũ lụt bất thường do biến đổi khí hậu
Lũ lụt bất thường do biến đổi khí hậu

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu do có đường bờ biển dài. Vì vậy, khi hiện tượng nóng lên toàn cầu xảy ra, nước biển dâng lên cũng đồng thời đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng hay đồng bằng duyên hải Trung Bộ ít nhiều sẽ mất đi diện tích đất dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp tới ⅓ dân số Việt Nam.

Không chỉ tác động đơn thuần, biến đổi khí hậu còn tác động đến mục tiêu duy trì an sinh xã hội của Chính phủ mà nguy cơ hiện hữu nhất chính là đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo – một trong những mục tiêu thiên niên kỷ và phát triển bền vững.

Trong giai đoạn 2010 – 2020, các loại thiên tai như: bão, lũ, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán,… ngày một xảy ra thường xuyên hơn, liên tiếp xô đổ kỷ lục của những đợt thiên tai trước gây nên nhiều thiệt hại về tài sản và con người. Ước tính trung bình mỗi năm có hơn 9.500 người chết và mất tích cùng hơn 1.5% GDP/năm tài sản bị thiệt hại.

Bên cạnh những con số về con người và tài sản thì biến đổi khí hậu còn ít nhiều tác động đến những ngành sản xuất cũng như triển vọng đầu tư của nước ngoài đến Việt Nam. Trong đó, ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chính là công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp. 

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa đến an ninh phi truyền thống nên đòi hỏi Chính phủ cần phải đưa ra những giải pháp thích ứng cũng nỗ lực ứng phó cùng công cụ quản lý thích hợp. 

3. Các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay xác định 3 nhóm giải pháp cần ưu tiên hàng đầu để ứng phó với biến đổi khí hậu, bao gồm:

  • Nâng cao năng lực dự báo

Dự báo phòng chống thiên tai
Quan trắc khí tượng dự báo thời tiết

Chú trọng vào năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu với việc xây dựng và phát triển năng lực ưu tiên nghiên cứu cơ bản để phục vụ dự báo,…

Theo đánh giá cả các chuyên gia khí tượng thủy văn, trình độ dự báo của Việt Nam hiện đang ở mức trung bình so với các quốc gia trong khu vực. Để nâng cao năng lực dự báo,  ngành thủy văn khí tượng phải đầu tư qua các thiết bị công nghê cao như thiết bị quan trắc thời tiết, mạng lưới truyền dẫn thông tin cũng như đào tạo nhân lực chất lượng cao trong ngành quan trắc khí tượng,..

Không chỉ là ngành khí tượng thủy văn, các ngành khác cũng phải nắm bắt được kịch bản của biến đổi khí hậu trong những năm tiếp theo để xây dựng và phát triển mô hình, dự án phù hợp với nhu cầu của cá nhân/tập thể.

  • Giảm thiểu thiệt hại thiên tai

Phát triển bền vững
Phát triển bền vững giảm thiểu thiệt hai từ thiên tai

Nhằm hướng đến phát triển bền vững, cũng như giảm thiểu thiệt hại thiên tai, có nhiều chính sách đã được đưa ra nhằm hạn chế những tác động tiêu cực thông qua các nhiệm vụ như đánh giá biến đổi khí hậu theo vùng, miền,…Chính phủ cũng đã ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu chung nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương và rủi ro.

Bên cạnh những công tác trên, thì việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến là rất quan trọng, giúp cho mọi người có thể nhận diện một cách đầy đủ các loại hình thiên tai và những diễn biến của nó để chủ động phòng chống hiệu quả. Thêm vào đó, việc quan tâm đầu tư cho các đơn vị cơ sở nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng có nguy cơ cao về phương tiện cứu hộ, cứu nạn, dự trữ các nhu yếu phẩm,… để phục vụ ứng cứu và khắc phục kịp thời hiệu quả thiên tai.

Cơ sở hạ tầng cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong giảm nhẹ thiệt hại từ thiên tai đặc biệt là các công trình phòng chống thiên tai như hồ, đập,… cần phải được kiên cố hóa cũng như được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ.

  • Thực hiện giảm phát thải nhà kính 

    Giảm phát thải khí nhà kính
    Phát thải khí nhà kính gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu

Tiêu thụ điện năng lớn là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiệu ứng nhà kính, làm hiện tượng ấm lên toàn cầu xảy ra nhanh chóng khi mà nhu cầu sử dụng càng ngày càng cao. Thống kê cho thấy, lĩnh vực năng lượng chiếm đến 90% lượng CO2 và 75% lượng khí nhà kính khác, phát thải ở các nước đang phát triern. Giáo dục ý thức tiết kiệm điện năng trong mỗi cá nhân cũng như doanh nghiệp sản xuất thì phần nào lượng phát thải nhà kính mới có thể giảm được.

Nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất và chất thải cũng là những ngành phát thải CO2 cùng các loại khí nhà kính khác cao.

Vì vậy, giảm phát thải khí nhà kính là một trong những yêu cầu đã được thông qua dự thảo luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020, đưa việc giảm phát thải khí nhà kính trở thành việc bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân sống và làm việc tại Việt Nam. 

“Đây là điểm khác biệt giữa Việt Nam với quốc gia khác, khi việc ứng phó với biến đổi khí hậu thường dồn vào cho một số đối tượng, còn ở Việt Nam thì toàn bộ hệ thống chính trị, có nghĩa là ai cũng phải có trách nhiệm, cụ thể là với Luật Bảo vệ môi trường mới thì các doanh nghiệp thải khí nhà kính lớn, hiện tại chưa phải giảm ngay nhưng cũng phải đo đếm xem một năm phát thải bao nhiêu, từ đó có kế hoạch để để giảm phát thải khí nhà kính theo lộ trình mà Việt Nam tham gia Thỏa thuận Paris”, ông Phạm Văn Tấn cho biết.

Giảm phát thải nhà kính cần thực hiện đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý phát thải khí nhà kính, đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn cho các cơ sở sản xuất cũng như thiết lập các hệ đo đạc quan trắc mức độ phát thải khí.

Ngoài ra, việc xây dựng hệ thống trao đổi tín chỉ carbon cũng đang là một trong những hướng đi tốt khi tạo ra thu nhập cũng như dẫn đường cho hướng đi phát triển bền vững thay vì phát triển nâu tại Việt Nam.

4. Kết luận

Hiện nay, đi đôi với việc phát triển kinh tế, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức không hề nhỏ tới từ biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, dựa trên những nghiên cứu đánh giá tác động trong và ngoài nước, Chính phủ đã và đang đưa ra được những phương án hiệu quả để thích ứng với những bất lợi mà biến đổi khí hậu mang lại. Các cá nhân cũng như doanh nghiệp phải có các phương án cũng như biện pháp đối phó với hiện tượng cực đoạn mà biến đổi khí hậu gây ra tránh gặp phải những thiệt hại không đáng có.

Đọc thêm:

Thực trạng và sự thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam năm 2022

Biến đổi khí hậu: Kịch Bản số 1 Khủng Khiếp Nào Đang Đợi Nhân Loại!

Giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu bằng việc ăn chay

 

BÀI TẬP LỚN

Mã học phần: INE3104 2

Họ và tên: Nguyễn Diệp Nhi

MSV: 20051328