4 MỤC TIÊU CỦA COP26 VÀ CAM KẾT CỦA VIỆT NAM

 

Hiện nay, biến đổi khí hậu đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Nó khiến thời tiết trở nên ngày càng khắc nghiệt và cực đoan hơn gây ảnh hưởng tới đời sống, kinh tế của từng quốc gia. Do đó tại hội nghị COP26 các nước đã cùng nhau cam kết để giảm thiểu tác động của hiện tượng thời tiết. Các bạn hay cùng mình đi tìm hiểu nhé?

I. COP26 là gì?

Hội nghị COP26
Hội nghị COP26

COP26 là viêt tắt của Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc lần thứ 26. Hội nghị được lên kết hoạc tổ chức tại Trung tâm SEC ở Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh từ ngày 31 tháng 10 đến ngày 13 tháng 11 năm 2021.

II. Mục tiêu của COP26.

Vào năm 2015, COP21 diễn ra tại Pháp tại đây các quốc gia đã thống nhất nhằm thích ứng với các tác động của xấu của thời tiết, các nước phải giữ nhiệt độ trung bình trên toàn cầu ở ngưỡng 20C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp và đạt mục tiêu không được vượt quá mức 1,50C.Và cũng trong thỏa thuận này, cứ mỗi 5 năm 1 lần các quốc gia phải cam kết thực hiện các tham vọng hơn về khí hậu.

Trước thềm hội nghị, Ban Tổ chức COP26 đã công bố những mục tiêu nhằm thúc đẩy cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

1. Giữ nhiệt độ không tăng quá 1,5 độ C.

Giảm phát thải
Hạn chế sự tăng nhiệt độ

Tại COP21, lần đầu tiên các quốc gia tham gia ký kết hiệp định này đã cùng nhau thống nhất thực thi các phương án để hạn chế sự nóng lên toàn câu ở dưới mức  20C và tối ưu nhất là 1,50C. Tuy nhiên những cam kết đưa ra ở Paris chưa đạt được những kết quả như mong đợi.

Vì vậy, COP26 đã kêu gọi các quốc gia cần phải đưa ra  giảm phát thải mạnh mẽ hơn nữa hướng tới trung hòa carbon vào thể kỷ này. Để có thể đạt được mục tiêu này, các quốc gia cần có lộ trình cắt sử dụng năng lượng hóa thạnh chuyển sang sử dụng các loại năng lượng tái tạo, gia tăng doanh số các ô tô không phát thải (ô tô điện).

2. Thay đổi, thích ứng để bảo vệ cộng đồng và môi trường.

Chung tay vì cộng đồng
Chung tay vì cộng đồng

Biến đổi khí hậu đã và đang có những tác động tiêu cực chung cho toàn thế giới. Mỗi khu vực sẽ có những tác động khác nhau, những cộng đồng dễ bị tổn thương nhất sẽ phải chịu những rủi ro lớn nhất có thể chính những cộng đồng ấy không phải là nguyên nhân lớn nhất. Do vậy, COP26 kêu gọi những cộng đồng quốc tế cần phải có trách nhiệm hơn nữa, hành động nhiều hơn nữa, đoàn kết hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trước tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan.

COP26  tạo điều kiện và khuyến khích các quốc gia bị ảnh hưởng bị bởi bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái; cũng như nâng cao phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống phòng chống, dự báo thiên tai.

3. Huy động tài chính cho lời hứa 100 tỷ đô

Huy động tài chính
Huy động tài chính

 

COP26 nhấn mạnh các nước phát triển sẽ phải thực hiện được lời hứa từ năm 2009 rằng đến năm 2020 sẽ huy động ít nhất 100 tỷ USD mối năm để giúp các nước nghèo hơn cắt giảm khí thải.

Các tổ chức tài chính quốc tế cũng cần phát huy vai trò hơn nữa trong vấn đề này, và thế giới cũng cần nỗ lực hướng tới việc giải phóng hàng nghìn tỷ USD tài chính ở cả khu vực công và tư nhằm bảo đảm mục tiêu phát thải ròng toàn cầu bằng 0.

Điều này bao gồm việc xây dựng các thị trường mới để thích ứng và giảm thiểu, đồng thời cải thiện số lượng, chất lượng và khả năng tiếp cận tài chính để hỗ trợ các cộng đồng trên khắp thế giới ứng phó với các hiện tượng thời tiết dị thường.

4. Đoàn kết vì mục tiêu chung

Đoàn kết vì mục tiêu chung
Đoàn kết vì mục tiêu chung

 

Để có thể vượt qua những thách thức của cuộc khủng hoảng khí hậu, COP26 đặt mục tiêu yêu cầu các nước cần thúc đàm phán mạnh mẽ tại hội nghị để đi đến những thỏa thuận, cam kết vì mục tiêu chung, hiện thực hóa các mục tiêu trên và hướng tới một nền kinh tế trung hòa carbon bền vững.

Trọng tâm của các cuộc đàm phán tại COP26 tập trung hoàn thiện các quy tắc cần thiết để thực hiện Thỏa thuận Paris 2015, bao gồm các giải pháp để thúc đẩy thị trường carbon, hành động để giảm thiểu phát thải và thích ứng.

Ngoài ra, cần thúc đẩy đạt được 1 thỏa thuận với mục tiêu cao hơn trong những năm tới để bảo đảm cho tính khả thi của kế hoạch 1,50C. Các cuộc đàm phán tại COP26 đều dựa trên sự đồng thuận và thỏa thuận chung chỉ đạt được khi đàm phán không bỏ sót bất cứ vấn đề nào, đồng thời bảo đảm tiếng nói của các bên đều phải được lắng nghe.

COP26 mong muốn xóa bỏ các rào cản và ủng hộ tiếng nói của các cộng đồng dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, bao gồm cả người dân bản địa và các cộng đồng đang phải đối mặt với khó khăn trong quá trình chuyển đổi khỏi các hoạt động gây phát thải cao.

III. Cam kết của Việt Nam

Thủ tướng khẳng định, mặc dù là nước đang phát triển mới chỉ bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa trong hơn 3 thập kỷ qua, song với lợi thế về năng lượng tái tạo, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Phía dưới là một số link tham khảo bài viết:

Biến đổi khí hậu: Kịch Bản số 1 Khủng Khiếp Nào Đang Đợi Nhân Loại!

Thực trạng và sự thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam năm 2022

Những điều cần biết về hội nghị biến đổi khí hậu COP26 (moit.gov.vn)

COP26 và dấu ấn Việt Nam (nhandan.vn)

BÀI TẬP LỚN

Mã học phần: INE3104 2

Họ và tên: Nguyễn Trọng Lãm

MSV: 20051289