Biến đổi khí hậu: Kịch Bản số 1 Khủng Khiếp Nào Đang Đợi Nhân Loại!

Bài phát biểu dài 6 phút của Severn Suzuki về biến đổi khí hậu đã làm tất cả người xem sững sờ, lặng thinh và xót xa trước tình trạng của môi trường Trái đất  vào ngày 14 tháng 6 năm 1992, tại hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED) được tổ chức tại Rio de Janeiro với sự tham gia của 172 chính phủ và hơn 116 quốc gia. Hãy cùng tìm hiểu xem sau hơn ba mươi năm tình hình đó đã chuyển biến như thế nào nhé!

Bien_doi_khi_hau_kich_ban_khung_khiep_nao_dang_don-cho_nhan_loai

1. Biến đổi khí hậu là gì?

Bien_doi_khi_hau

Đâu là định nghĩa chuẩn nhất cho thuật ngữ Biến đổi khí hậu?

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.

Gần đây người ta thường nhắc tới biến đổi khí hậu với hàm ý chỉ sự thay đổi của khí hậu theo chiều hướng tiêu cực do tác động chủ yếu của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển trái đất. Sự thay đổi này kết hợp với các yếu tố biến động tự nhiên của thiên nhiên dẫn tới các biến đổi của khí hậu qua các thời kỳ gây ảnh hưởng xấu lên sinh vật.

2. Nguyên nhân nào dẫn tới biến đổi khí hậu?

Nguyên nhân bên trong:

Thay đổi đại dương: những thay đổi của các quá trình diễn ra như như hoàn lưu muối nhiệt trong lòng đại dương . Và đóng vai trò quan trọng đối sự tái phân bố nhiệt trong đại dương trên toàn cầu.

Nguyên nhân bên ngoài:

Thay đổi quỹ đạo Trái Đất: Các biến đổi nhỏ về quỹ đạo Trái Đất cũng ảnh hưởng đến sự phân bố năng lượng mặt trời theo mùa trên bề mặt Trái Đất.

Hoạt động của núi lửa: Khi núi lửa phun trào sẽ phun ra một số khí ảnh hưởng tiêu cực như SO2, bụi tro, hơi nước, các sol khí,… bị bức xạ lại vào trong không khí hoặc thậm chí là bức xạ với mặt trời, làm nhiệt độ trên trái đất vị giảm đi.

Mảng kiến tạo: sự chuyển động của các mảng kiến tạo làm tái sắp xếp các lục địa và đại dương trên toàn cầu . Đồng thời hình thành lên địa hình bề mặt, sự thay đổi này cũng làm ảnh hưởng kiểu khí hậu. Các dòng tuần hoàn khí quyển, đại dương trong khu vực và toàn cầu.

Do con người: Khí thải công nghiệp, một số loại khí nhà kính từ hoạt động sản xuất của con người hiện đang vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn. Làm ảnh hưởng tiêu cực không chỉ gây ô nhiễm môi trường không khí mà còn gây biến đổi khí hậu. Và cũng là một nguyên nhân gây hiện tượng nóng lên toàn cầu, hiệu ứng nhà kính.

Ngoài ra, việc tăng dân số cũng làm lượng khí thải do nhu cầu sinh hoạt tăng cao, điều đó cũng tác động gián tiếp đến biến đổi khí hậu.

3. Tác động khủng khiếp của biến đổi khí hậu?

Biểu hiện của biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng:

Tại Nga, bộ trưởng Tình trạng khẩn cấp Alexander Chupryan thông báo tính từ đầu năm 2022 đến nay đã ghi nhận 4.000 đám cháy rừng trên diện tích 270.000 hécta, lớn hơn diện tích của Luxembourg. Đám cháy thậm chí còn làm hơn 10 người thiệt mạng.

Theo các nhà khoa học tại cơ quan Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus, biến đổi khí hậu tạo ra một năm thời tiết khắc nghiệt kỷ lục ở châu Âu vào năm 2021, lũ lụt thảm khốc và mùa hè nóng nhất. Nhiệt độ mùa hè ở châu Âu năm ngoái cao hơn 01 độ C so với mức trung bình của 20 năm trước và lượng mưa dội xuống Đức và Bỉ đã phá vỡ các kỷ lục. 

Trên toàn cầu, 07 năm qua là những năm ấm nhất kể từ khi các kỷ lục bắt đầu được ghi nhận vào năm 1850. Cũng có những phát hiện đáng lo ngại về phát thải khí nhà kính: nồng độ carbon dioxide và đặc biệt là mêtan tiếp tục tăng trong khí quyển. Tình trạng này được các chuyên gia dự báo có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn.

Cháy rừng Amazon – được coi là một thảm họa mang tính toàn cầu.

Koala – sinh vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng bởi hậu quả của cháy rừng do biến đổi khí hậu gây nên.

Trận “bom bão tuyết” có đợt tuyết tan chảy nhanh đã nhấn chìm các vùng đất rộng lớn ở 9 bang ở Mỹ.

Và hàng loạt các thiên tai khác. Có thể thấy tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới cả tính mạng lẫn tài sản thậm chí sự tồn tại của chúng ta.

Tác động của biến đổi khí hậu

Bien_doi_khi_hau

Nguy cơ động thực vật tuyệt chủng

Những thay đổi trong điều kiện khí hậu và lượng khí carbon dioxide tăng nhanh chóng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái, nguồn cung cấp nước ngọt, không khí, nhiên liệu, năng lượng sạch, thực phẩm và sức khỏe.

Dưới tác động của nhiệt độ, không khí và băng tan, số lượng các rạn san hô ngày càng có xu hướng giảm. Điều đó cho thấy, cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều đang phải hứng chịu những tác động từ lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, cũng như hiện tượng axit hóa đại dương.

Sự thay đổi hệ sinh thái dẫn đến mất đa dạng sinh học là một trong những nguyên tố chính của tác hại biến đổi khí hậu. Khi lượng CO2 trong khí quyển vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn. Gây ô  nhiễm không khí  và lượng nước ngọt dần trở nên cạn kiệt đi, môi trường sinh thái bị hạn hẹp.

Đặc biệt, gây mất đa dạng sinh học, các sinh vật động vật thậm chí đang trên đà nguy cơ diệt vong. Nhiệt độ trung bình của trái đất hiện nay cũng tăng lên kỉ lục trong những năm gần đây.

Dịch bệnh

Biến đổi khí hậu cũng gây ra một số loại ô nhiễm như ô nhiễm không khí. Làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh không chỉ ở con người mà còn sinh vật. Môi trường bị ô nhiễm gây thuận lợi cho sinh vật gây hại phát triển và sinh sôi nảy nở.

Thảm họa tự nhiên

Cách mà biến đổi khí hậu thể hiện nó rõ ràng nhất chính là thời tiết. Như đã nói ở trên thời tiết càng cực đoan sẽ kéo nhiều thiên tại và hậu quả mà chúng để lại rât nguy hiểm: như bão, sóng thần, cháy rừng do khô hạn, hạn hán,… Cụ thể, những đợt nắng nóng kéo dài và tăng đỉnh điểm ở Việt Nam cũng cao gấp 4 lần so với trước đây. Không chỉ gây thiệt hại về của cái vật chất, mà còn thiệt hại về người và sinh vật. 

Số liệu thống kê cho thấy, chỉ trong vòng 30 năm gần đây, những cơn bão mạnh cấp 4 và cấp 5 đã tăng lên gấp đôi. Những vùng nước ấm đã làm tăng sức mạnh cho các cơn bão. Chính mức nhiệt cao trên đại dương và trong khí quyển, đẩy tốc độ cơn bão đạt mức kinh hoàng.

Tài nguyên thiên nhiên mất đi

Đặc biệt là nguồn tài nguyên rừng và nước dần bị thiếu hụt nặng nề.  Khi mà những khu rừng bị cháy hoặc hạn hán kéo dài do thay đổi  khí hậu.

Tiêu biểu là những đợt cháy rừng của Úc và Amazon. Do nóng hạn hán thời gian dài, thiếu nguồn nước nặng nề. Khiến khu rừng bị cháy nghiêm trọng và trong phạm vi rất lớn và thiệt hại nhiều của cái vật chất, tính mạng.

Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn gây nên hiện tượng băng tan, làm mực nước biển dâng cao. Nếu việc này còn tiếp diễn mà không có sự can ngăn của con người. Dự đoán vào những năm 2050, sẽ có nhiều thành phố bị chìm dưới nước.

Hiện tượng băng ở hai cực dần tan chảy cũng là một ảnh hưởng mà con người có thể cảm nhận được ngay lúc này.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy diện tích của các dòng sông băng trên toàn thế giới đang dần bị thu hẹp lại. Vùng lãnh nguyên (vùng đất cao nơi cây cối không thể sinh trưởng và phát triển) từng bị lớp băng vĩnh cửu bao phủ, nay dưới tác động của nhiệt độ cao, lớp băng đã tan chảy và sự sống của các loài thực vật trên vùng đất này cũng đã xuất hiện.

 

Một tảng băng trơ trọi trên đỉnh Klimanjaro tại Tanzania. 80% diện tích băng trên đỉnh Kilimanjaro đã biến mất trong 50 năm qua. Ông Batilda Buran, Bộ trưởng Môi trường Tanzania, phát biểu: “Tác động của biến đổi khí hậu đối với Tanzania đang diễn ra với tốc độ khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử”.

Thiệt hại kinh tế

Bão lụt cùng với những tổn thất trong ngành nông nghiệp đã gây thiệt hại hàng tỷ USD. Bên cạnh đó, các chính phủ cũng cần một lượng tiền lớn để xử lý và kiểm soát sự lây lan dịch bệnh.

Năm 2005, cơn bão lịch sử đã đổ bộ vào Louisiana, khiến mức thu nhập của người dân nơi đây giảm 15% trong những tháng sau cơn bão, và thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 135 tỷ USD.

Trong khi người dân phải đối phó với giá lương thực và nhiên liệu tăng cao, thì các chính phủ cũng đang phải chịu sụt giảm doanh thu từ ngành du lịch, giảm lợi nhuận công nghiệp. Ngược lại, nhu cầu năng lượng, lương thực, nước sạch, chi phí cho hoạt động dọn dẹp sau thảm họa lại luôn tăng cao, kèm theo những bất ổn vùng biên giới.

Theo dự đoán của Viện nghiên cứu Môi trường và phát triển toàn cầu tại Đại học Tufts, Mỹ, chi phí cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu tới năm 2100 sẽ đạt 20 ngàn tỷ USD.

Nguy cơ chiến tranh năng lượng

Như đã nói ở trên, thay đổi khí hậu gây ra nhiều thiên tai và làm hao mòn nguồn tài nguyên. Điều này có thể dẫn đến nhiều nguồn xung đột, chiến tranh lớn nhỏ để tranh giành nhiều nguồn tài nguyên. Nhằm khắc phục sự khan hiếm của lương thực và đất đai để sinh hoạt.

Ngoài những tác động trực tiếp đến môi trường chung, biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng đến cở sở hạ tầng, môi trường sống, sức khỏe của con người và sinh vật trên Trái Đất.

Biến đổi khí hậu có thể khiến con người tuyệt diệt?

bien-doi-khi-hau

Tin vui là “Không có bằng chứng về các kịch bản biến đổi khí hậu có thể khiến loài người tuyệt chủng“, Michael Mann, giáo sư về khoa học khí quyển tại Đại học bang Pennsylvania và là tác giả của cuốn sách “Cuộc chiến khí hậu mới: Cuộc chiến để lấy lại hành tinh”, nhận định.

Nhưng đừng vội mừng quá sớm, theo các nhà khoa học, tất cả các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lớn trong lịch sử Trái đất đều liên quan đến tình trạng biến đổi khí hậu cụ thể nào đó, như sự kiện tuyệt chủng Kỷ Ordovic–Silur khoảng 440 triệu năm trước với 85% số loài bị xóa sổ, Kỷ Trias (Kỷ Jura) khoảng 200 triệu năm trước đã giết chết 80% số loài.

Hiệu ứng nhà kính có thể là một kịch bản diệt vong có tính khả thi cao nhất tính tới thời điểm hiện tại. Theo ông Luke Kemp, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu rủi ro hiện hữu tại Đại học Cambridge, Vương quốc Anh, hiệu ứng nhà kính có lẽ là cách duy nhất để tác động của biến đổi khí hậu có thể trực tiếp gây ra sự tuyệt chủng của loài người.

Hiệu ứng này xảy ra khi một hành tinh bị cuốn vào một vòng lặp phản hồi dương không thể dừng lại của sự ấm lên và quá trình hấp thụ nhiệt diễn ra nhiều hơn so với lượng nhiệt mà nó mất đi, cho đến khi các đại dương của hành tinh này bốc hơi và không thể duy trì sự sống được nữa.

May mắn là hiệu ứng nhà kính chạy trốn không phải là một kịch bản biến đổi khí hậu hợp lý đối với Trái đất. Để hiệu ứng này xảy ra, một hành tinh cần có mức carbon dioxide vài nghìn phần triệu (con số này đối với Trái đất là hơn 400 phần triệu) hoặc một lượng khí methane giải phóng khổng lồ, và không có bằng chứng cho điều đó tại thời điểm này.

Trong trường hợp nhiệt độ toàn cầu tăng từ 5,4 độ F (3 độ C) trở lên, có thể dẫn đến sự sụp đổ của cơ sở hạ tầng xã hội, tình trạng bất ổn và xung đột nghiêm trọng. Một cách mà biến đổi khí hậu có thể gây ra sự sụp đổ xã ​​hội là tạo ra tình trạng mất an ninh lương thực. Live Science đưa tin trước đó, việc hành tinh ấm lên sẽ dẫn đến một loạt tác động tiêu cực trong sản xuất lương thực, bao gồm tăng lượng nước bị thiếu hụt và do đó làm giảm năng suất thu hoạch lương thực.

Giải pháp nào cho nhân loại?

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được giải pháp hoàn hảo cho vấn đề biến đổi khí hậu nhưng với hy vọng vào sự chung tay của tất cả thế giới chúng ta sẽ có thể kiềm hãm lại phần nào tác động của nó. Giống như câu nói trong bài phát biểu của cô bé Suzuki năm nào: “You’re what you do, not what you say” tạm dịch “hành động của bạn nói lên con người bạn chứ không phải những gì bạn nói ra.”

So với vũ trụ, cuộc sống con người chỉ ngắn ngủi như một cái chớp mắt. Chúng ta hay bất cứ sinh vật nào trên trái đất đều không thể thoát được hai từ tử vong.

Nhưng trong những cái chớp mất ấy, chúng ta có thể sống, tận hưởng và làm được rất nhiều việc có ích cho thế hệ mai sau. Chúng ta là người quyết định con em của mình sau này sẽ sống trong môi trường như thế nào.

Hãy chung tay bảo về môi trường và cuộc sống của nhân loại!

Tham khảo thêm tại:

https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/bien-doi-khi-hau-va-tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau-594203.html

https://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%E1%BA%BFn_%C4%91%E1%BB%95i_kh%C3%AD_h%E1%BA%ADu