ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI

ĐẶC ĐIỂM CỦA VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment – FDI) xuất hiện khi một nhà đầu tư ở một nước mua tài sản có ở một nước khác với ý định quản lý nó. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những hoạt động có tính bước ngoặt nhằm phát triển nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh những mặt lợi về mặt kinh tế thì đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng mang đến nhiều rủi ro và bất cập. 

Bài viết sau đây sẽ chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Qua đó đưa ra những giải pháp nhằm tối ưu mặt lợi và hạn chế những mặt tiêu cực của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.

 

1. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI LÀ GÌ?

VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI LÀ GÌ?

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh. Mục đích nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này.

Hoạt động FDI đã trở nên rất phổ biến hiện nay. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. Hay có thể nói đơn giản là sự di chuyển nguồn vốn kinh doanh dài hạn giữa các quốc gia nhằm thu lợi nhuận cao hơn.

Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì FDI được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: (i) Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; (ii) Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; (iii) Tham gia vào một doanh nghiệp mới; và (iv) cấp tín dụng dài hạn (>5 năm).

Còn UNCTAD xác định, FDI là một hoạt động đầu tư mang tính dài hạn nhằm thu về những lợi ích và sự kiểm soát lâu dài bởi một thực thể (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc doanh nghiệp mẹ) của một đất nước trong một doanh nghiệp (chi nhánh ở nước ngoài) ở một nước khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế ấy. Định nghĩa này không cho chúng ta biết chính xác một việc đầu tư là gì.

WTO cho rằng: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước tiếp nhận đầu tư) với quyền quản lý tài sản đó”. Khái niệm này nhấn mạnh rằng FDI là một tài sản. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong trường hợp này, nhà đầu tư thường được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”.

Khái niệm của các tổ chức nói trên, về cơ bản là thống nhất với nhau về mối quan hệ, vai trò và lợi ích của nhà đầu tư và thời gian trong hoạt động FDI. Định nghĩa FDI được quốc tế chấp nhận rộng rãi nhất hiện nay do IMF và UNCTAD đưa ra dựa trên khái niệm về cán cân thanh toán.

Tóm lại, có thể hiểu FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần vốn đủ lớn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiếm soát dự án đó.

2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

 

Đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

ĐẶC ĐIỂM CỦA VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI FDI

FDI là hình thức mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế rất lớn. Vì vậy, mục đích hàng đầu của FDI chính là mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Thu nhập mà chủ đầu tư thu được mang tính chất là thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức. Loại hình thu nhập này phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả kinh doanh. Muốn thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển; các nước được đầu tư cần phải có hành lang pháp lý rõ ràng.

Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định là cơ sở quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Đồng thời, lợi nhuận và rủi ro của các nhà đầu tư cũng tương ứng với tỷ lệ này.

Chủ đầu tư có quyền tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Bên cạnh đó, họ còn được tự do lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư… Vì thế có thể đưa ra những quyết định phù hợp nhất mang lại lợi nhuận cao.

Để được tham gia kiểm soát hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư; nhà đầu tư phải góp đủ số vốn tối thiểu, tùy theo quy định của mỗi quốc gia. FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng mới hay mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động, bằng việc mua cổ phiếu để thông tin xác nhận.

Có hai dạng doanh nghiệp FDI chủ yếu

– Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

– Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.

Hiện nay, với bối cảnh hội nhập kinh tế. Loại hình doanh nghiệp này ngày càng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Thông qua hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài; chúng ta tích lũy được nhiều công nghệ hiện đại. Nổi bật ở các lĩnh vực điện tử, hóa chất, khai thác dầu khí, viễn thông.

Một số ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu trong nước như dệt may, đóng giày,… cũng đạt được những công nghệ thuộc loại trung bình tiên tiến ở khu vực.

Ưu điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Không để lại gánh nợ cho Chính phủ mà nhà đầu tư đến đầu tư như ODA hay các hình thức khác như vay thương mại, phát hành trái phiếu…

Các nhà đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư. Đồng nghĩa với việc nước tiếp nhận đầu tư không phải chịu những điều kiện ràng buộc. 

Việc liên doanh với các công ty, đối tác nước ngoài sẽ giảm rủi ro về tài chính cho doanh nghiệp trong nước bởi trong tình huống xấu nhất, làm ăn thua lỗ thì các đối tác cùng chia sẻ rủi ro đó.

Tăng cơ hội việc làm cho cư dân địa phương: Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào VN sẽ tăng cơ hội việc làm cho người dân. VD: Samsung, LG, Lotte, Honda…

Thúc đẩy chuyển đổi: FDI mang lại công nghệ khoa học hiện đại, kỹ xảo chuyên môn cao, trình độ quản lý tiên tiến. 

Cải thiện chất lượng nhân lực: Người lao động và các nhà quản lý trực tiếp có cơ hội học hỏi và nâng cao trình độ.

Nhược điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Việc sử dụng quá nhiều vốn đầu tư FDI có thể dẫn đến việc chủ quan huy động vốn trong nước dẫn đến mất cân đối trong cơ cấu đầu tư. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài có thể khiến nền kinh tế phụ thuộc vào nước ngoài. Do đó, cần điều chỉnh tỉ lệ vốn đầu tư sao cho cân đối với các điều kiện đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tránh tình trạng “sống nhờ” vào nguồn vốn nước ngoài.

Một nhược điểm khác của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FID là gây ảnh hưởng xấu đến môi trường: có thể sẽ trở thành bãi rác của các nước đến đầu tư. Nếu việc kiểm tra, kiểm soát không chặt chẽ thì nước tiếp nhận đầu tư sẽ là nơi mà các nhà đầu tư “xả rác” với các loại thiết bị lạc hậu, công nghệ lỗi thời. Điều này gây thiệt hại rất nặng nề cho nền kinh tế và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Bất ổn chính trị là một trong những nhược điểm to lớn của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Lượng vốn rót vào các nước đang phát triển có thể làm tăng thêm sự mất cân đối giữa các vùng, ảnh hưởng xấu đến xã hội như thay đổi tính cách, quan điểm con người, xảy ra các tệ nạn…

Xem thêm: 4 MẶT TRÁI CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI TẠI VIỆT NAM

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI

3. Giải pháp nhằm tối ưu hóa nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Về pháp luật, chính sách:

Chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện tốt Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư chung; Cần sớm ban hành các Nghị định và Thông tư hướng dẫn hai Luật nói trên để tạo ra sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư bất luận trong hay ngoài nước; tuyên truyền, phổ biến nội dung của các Luật mới; hướng dẫn cụ thể về chuyển đổi thủ tục hành chính, củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ĐTNN phù hợp với quy định của Luật mới. Coi trọng việc giữ vững sự ổn định, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI khi áp dụng các Luật mới.

Ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh doanh bất động sản đáp ứng nhu cầu và thực tế hội nhập kinh tế quốc tế.

Bổ sung cơ chế, chính sách xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến việc thực hiện các cam kết của nước ta trong lộ trình AFTA và các cam kết đa phương và song phương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trong mở cửa lĩnh vực dịch vụ (bưu chính viễn thông, vận chuyển hàng hóa, y tế, giáo dục và đào tạo.v.v).

Đẩy mạnh việc đa dạng hóa hình thức đầu tư để khai thác thêm các kênh đầu tư mới như cho phép thành lập công ty hợp danh, ĐTNN theo hình thức mua lại và sáp nhập (M&A)… Sớm ban hành Quy chế công ty quản lý vốn (holding company) để điều hành chung các dự án. Tổng kết việc thực hiện thí điểm cổ phần hoá các doanh nghiệp ĐTNN để nhân rộng.

 

Về quản lý nhà nước trong hoạt động ĐTNN:

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HIỆU QUẢ NGUỒN VỒN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI

Đẩy mạnh việc triển khai phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chú trọng vào công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của các địa phương tránh tình trạng ban hành chính sách ưu đãi vượt khung; giảm dần sự tham gia trực tiếp của cơ quan quản lý trung ương vào xử lý các vấn đề cụ thể, trong đó nhiệm vụ giám định đầu tư và hậu kiểm được tăng cường; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý từ trung ương đến địa phương thông qua tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn.

 Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có việc tiến hành đều đặn chương trình giao ban Vùng; duy trì, nâng cao chất lượng các cuộc đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư, kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc trong hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư.

Thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa và giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc phát sinh giúp các doanh nghiệp triển khai dự án thuận lợi; khuyến khích họ đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế – xã hội cao hơn. (Đây là cách tốt nhất chứng minh có sức thuyết phục về môi trường ĐTNN ở Việt Nam đối với các nhà ĐTNN tiềm năng).

Hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài bằng cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi trong lập qũy, vay vốn đầu tư ; đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc cấp phép, mở rộng chế độ đăng ký cấp phép.

Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả điều hành hoạt động ĐTNN ở cả trung ương lẫn địa phương.

 

 Đổi mới và đẩy mạnh hoạt động XTĐT:

GIẢI PHÁP TỐI ƯU HÓA VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI FDI

Tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư chú trọng các đối tác chiến lược. Cùng với việc tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu về môi trường đầu tư chung tại các địa bàn và đối tác đã được nghiên cứu và xác định qua kinh nghiệm vấn đề đầu tư tại Nhật Bản vừa qua, cần tăng cường vận động trực tiếp các tập đoàn lớn đầu tư vào các dự án cụ thể.

Kết hợp với các chuyến đi thăm, làm việc nước ngoài của các nhà lãnh đạo Đảng, Chính phủ để tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu môi trường đầu tư, mời các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu tại các cuộc hội thảo nhằm xây dựng hình ảnh tốt về sự quan tâm của Chính phủ đối với ĐTNN.

Phối hợp triển khai Đề án kết nối kinh tế Việt Nam – Singapore nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút ĐTNN.

Nâng cấp trang thông tin website về ĐTNN. Biên soạn lại các tài liệu giới thiệu về ĐTNN (guidebook, in tờ gấp giới thiệu về cơ quan quản lý đầu tư, cập nhật các thông tin về chính sách, pháp luật liên quan đến ĐTNN).

Nghiên cứu các địa bàn đầu tư tiềm năng ở nước ngoài để hướng dẫn hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả.

 

Giải pháp về lao động tiền lương

Sớm xem xét bổ sung hoặc ban hành các chính sách về tiền lương, bảo hiểm, nhà ở và một số chính sách xã hội khác, đồng thời tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện các chính sách đó để đảm bảo lợi ích chính đáng, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân, lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI.

 

Giải pháp về thuế

Chính sách và pháp luật thuế giai đoạn 2006-2010 để đáp ứng được quá trình hội nhập và mở cửa thị trường.

Để đảm bảo chính sách nhất quán mở cửa thị trường nói chung và thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế, chúng tôi chủ trương tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật thuế theo hướng đồng bộ, cơ cấu hợp lý, khuyến khích đầu tư, xuất khẩu, đổi mới công nghệ, đồng thời hiện đại hoá công tác quản lý thuế, hải quan nhằm đảm bảo chính sách động viên GDP phù hợp với điều kiện Việt Nam và tiến dần tới thông lệ quốc tế.

Những năm tới trình Quốc hội sửa đổi và bổ sung Luật thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế TNDN, thuế tài nguyên và pháp luật phí, lệ phí (sửa đổi) và trình Quốc hội ban hành mới các Luật: thuế bảo vệ môi trường; thuế tài sản; thuế sử dụng đất; thuế thu nhập cá nhân thay cho pháp lệnh thuế TNCN đối với người có thu nhập cao hiện hành và Luật quản lý thuế – một bước đột phá trong hành chính thuế ở Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế.

4. KẾT LUẬN

Hiện nay, với bối cảnh hội nhập kinh tế, loại hình doanh nghiệp này ngày càng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thông qua hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, chúng ta tích lũy được nhiều công nghệ hiện đại. Nổi bật ở các lĩnh vực điện tử, hóa chất, khai thác dầu khí, viễn thông.

Có thể nói, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cùng các phương thức kinh doanh mới đã tạo nên thị trường cạnh tranh sôi nổi trong nước. Vừa là thách thức, vừa là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới chất lượng sản phẩm và áp dụng phương pháp kinh doanh hiện đại. Trong tương lai, hình thức đầu tư này có thể sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa ở những quốc gia đang phát triển.

Xem thêm: Đầu tư vốn FDI từ nước ngoài vào Việt Nam – Hiện tại và Tương lai

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Các hình thức FDI tại Việt Nam và 3 loại FDI chính

Đầu tư trực tiếp nước ngoài – những nhân tố ảnh hưởng

Sinh viên thực hiện: Trần Hải Phong

MSSV: 20050149

Lớp: QH-2020-E KTQT CLC 2

Mã lớp học phần: INE3104 4