4 mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được biết đến là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong công cuộc thúc đẩy phát triển nền kinh tế ngày càng mạnh mẽ hơn của Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những mặt trái mà hình thức này chứa đựng gây ra ảnh hưởng xấu không chỉ đối với nền kinh tế mà còn với cả xã hội cũng như môi trường của nước ta. Nếu như bạn vẫn chưa hình dung được rằng vậy những tác động tiêu cực đó ảnh hưởng xấu như thế nào đối với nước ta thì qua bài viết này bạn sẽ có được cho mình một cái nhìn chi tiết và tổng quát nhất về 4 mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể bạn chưa biết tại Việt Nam.

1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì?

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức đầu tư dài hạn của một cá nhân hoặc của một tổ chức, một công ty của nước này vào nước khác bằng cách thiết lập các cơ sở sản xuất kinh doanh mà cá nhân hay tổ chức hoặc công ty nước ngoài nói trên sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này, và những doanh nghiệp thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài thì sẽ được coi là một doanh nghiệp FDI. Hiện nay Việt Nam đang ngày càng cho thấy mình là một thị trường thực sự tiềm năng khi thành công thu hút được những tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới, có thể kể đến như Samsung, Cocacola, Pepsi, Nike, Adidas…

 

Những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới - Đầu tư trực tiếp nước ngoài
    Những tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới

2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài:

2.1. Bổ sung vốn cho đầu tư phát triển:

FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng phục vụ cho những chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Để có được sự tăng trưởng kinh tế cao chúng ta không chỉ dựa vào nguồn vốn tích lũy trong nước mà còn phải dựa thêm cả vào nguồn vốn tích lũy từ bên ngoài, trong đó có FDI.

Nguồn vốn thiết yếu FDI đối với sự phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia - Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nguồn vốn thiết yếu FDI đối với sự phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia

2.2. Giải quyết vấn đề việc làm, cải thiện thu nhập của người dân:

Đối với những người lao động có trình độ học vấn không được cao hay những bạn trẻ quyết định lựa chọn không đi theo con đường theo học đại học thì ưu tiên hàng đầu của họ sẽ là xin vào làm việc tại các doanh nghiệp lớn có quy mô rộng rãi, hiện đại, điển hình là các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, và cũng chính các doanh nghiệp đó sẽ là nơi tạo ra việc làm cho những người lao động như họ, từ đó sẽ đem lại cho người lao động nguồn thu nhập phục vụ cho nhu cầu của cá nhân.

Sức nóng của tìm kiếm việc làm chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt - Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Sức nóng của tìm kiếm việc làm chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt

2.3. Nâng cao năng suất lao động và trình độ quản lý:

Các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ xây dựng dây chuyền sản xuất tại nước sở tại dưới nhiều hình thức khác nhau, điều này sẽ giúp cho các nước đang phát triển có cơ hội được tiếp xúc với những loại hình công nghệ tiên tiến, học hỏi thêm những kĩ năng quản lý hiện đại và từ đó góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ý thức lao động chuyên nghiệp của đội ngũ nhân công trong nước.

Các doanh nghiệp của Việt Nam luôn chú trọng trong việc nâng cao năng suất lao động - Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Các doanh nghiệp của Việt Nam luôn chú trọng trong việc nâng cao năng suất lao động

2.4. Tạo ra sự cạnh tranh tích cực cho các doanh nghiệp trong nước:

Chúng ta vẫn thường nói rằng “áp lực tạo nên kim cương”, chính sự hiện diện của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tạo ra những áp lực cạnh tranh ngày càng lớn dành cho các doanh nghiệp trong nước, từ đó bắt buộc họ sẽ phải tìm ra cho mình những chiến lược mới để có thể bắt kịp được các doanh nghiệp FDI, có thể kể đến một số phương án như đổi mới công nghệ, cải thiện sản xuất, gia tăng tìm hiểu thị trường xuất khẩu, từ đó các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình ngày càng mạnh mẽ hơn trong quá trình hội nhập quốc tế như hiện nay.

 

Những sự canh trạnh lành mạnh luôn là động lực to lớn để phát triển nền kinh tế ở Việt Nam - Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Những sự canh trạnh lành mạnh luôn là động lực to lớn để phát triển nền kinh tế ở Việt Nam

Xem thêm video về những gì FDI đã mang lại cho Việt Nam sau 30 năm tại đây

3. 4 mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam:

3.1. Sự tiêu cực của chuyển giao công nghệ:

Các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài thường chuyển giao những công nghệ kỹ thuật lạc hậu và máy móc thiết bị cũ, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật sẽ khiến cho các loại máy móc công nghệ nhanh chóng trở thành lạc hậu. Chính vì vậy nên họ thường chuyển giao những máy móc đã lạc hậu cho các nước nhận đầu tư để đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng của sản phẩm cho chính quốc gia của mình. Hầu hết đa số các nước đều sử dụng công nghệ, sử dụng lao động, tuy nhiên sau một thời gian phát triển thì giá của lao động sẽ tăng, và kết quả là giá thành sản phẩm sẽ ngày càng cao.

3.2. Các doanh nghiệp FDI có thể kiểm soát thị trường trong nước:

Điều này sẽ làm mất đi tính độc lập, tự chủ về kinh tế, từ đó sẽ gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế nước ta vào các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, làm mất đi những nét riêng của Việt Nam, bởi vì nếu như chúng ta dựa dẫm quá nhiều vào những khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì những sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai sẽ chỉ như tấm phông bạt giả tạo dựa trên thành quả của người khác mà thôi.

3.3. Phá vỡ hàng rào thuế quan:

Các nước tiếp nhận đầu tư thường hay áp dụng một số những ưu đãi nhất định cho các nhà đầu tư như giảm thuế hay miễn thuế trong một thời gian tương đối dài trong phần lớn các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, giảm tiền thuê đất, nhà xưởng và một số các dịch vụ trong nước là rất thấp so với trong nước, hơn nữa còn được nhà nước bảo hộ thuế quan. Các nhà đầu tư thường tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào, ví dụ như nguyên vật liệu, bán thành phẩm, máy móc thiết bị mà họ nhập vào để thực hiện đầu tư.

Việc làm này mang lại nhiều rất lợi ích cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài như giúp họ trốn được thuế, hoặc giấu được một số lợi nhuận thực tế mà họ kiếm được, ngược lại sẽ gây ra chi phí sản xuất cao ở nước sở tại và đồng thời nước sở tại đó phải mua hàng hóa do các nhà đầu tư cung cấp với một mức giá cao hơn rất nhiều. Qua đây chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được rằng lợi ích mà các nhà đầu tư nhận được là hoàn toàn vượt trội hơn hẳn so với những gì mà các nước sở tại nhận được.

3.4. Gây ra những hậu quả nặng nề đối với môi trường:

Để giảm thiếu tối đa các chi phí, tại các khu công nghiệp của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài thường hay xả trực tiếp các loại khói bụi, rác thải và những nguồn nước bẩn công nghiệp ra thẳng môi trường sinh sống của chúng ta, từ đó gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường cực kì nghiêm trọng và đáng báo động.

Vụ việc sự cố xả thải của tập đoàn Formosa tại Hà Tĩnh vào năm 2016 chính là một ví dụ điển hình trong số những vấn đề về môi trường đang diễn ra ngày một nhiều hơn, và trên thực tế hiện nay đang có rất nhiều khu công nghiệp của các doanh nghiệp FDI không hề có hệ thống xử lý chất thải đủ chất lượng hoặc nếu có thì cũng rất là sơ sài chỉ mang mục đích đối phó mà không hề quan tâm đến những hậu quả mà người dân và môi trường của Việt Nam phải gánh chịu.

Tập đoàn Formosa thiệt hại hàng tỉ USD để khắc phục môi trường sau sự cố vào năm 2016 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài
   Tập đoàn Formosa thiệt hại hàng tỉ USD để khắc phục môi trường sau sự cố vào năm 2016

4. Kết luận:

Mặc dù chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và những gì FDI mang lại cho nền kinh tế của Việt Nam nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại song song những mặt trái mà không phải trong chúng ta ai cũng biết về hình thức đầu tư này, vì vậy nên nhà nước cần phải có những chính sách, những biện pháp nhằm khắc phục được những vấn đề này một cách phù hợp và hiệu quả nhất. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã phần nào có thêm được cho mình những kiến thức mới mẻ cũng như có được một cái nhìn đa chiều nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đọc thêm: Các hình thức FDI tại Việt Nam và 3 loại FDI chính

 

 Sinh viên thực hiện: Trần Anh Vũ

Mã sinh viên: 20050184

Lớp: QH2020E KTQT CLC2

Mã học phần: INE3104 4