BẤT NGỜ! CÁC ÔNG LỚN TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI ĐÃ THAY ĐỔI THÓI QUEN TIÊU DÙNG CỦA CHÚNG TA TRONG NĂM 2022 NHƯ THẾ NÀO?

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang dần đi vào cuộc sống của chúng ta. Ở Việt Nam, nếu hỏi về các sàn thương mại điện tử thì nhiều bạn trẻ có thể kể tên một vài ông lớn trong giới thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki,…mà không cần suy nghĩ quá lâu.

Vậy tại sao thương mại điện tử lại trở nên thân thuộc với trẻ đến vậy? Giá trị mà thương mại điện tử xuyên quốc gia là gì? Liệu đây có phải một xu hướng tiêu dùng tốt hay đây là một kênh thương mại độc hại?

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI LÀ GÌ?

Thương mại điện tử là gì

Thương mại điện tử xuyên biên giới là hình thức mua – bán của một doanh nghiệp (hoặc người) ở quốc gia này với một doanh nghiệp (hoặc người) ở quốc gia khác.

Thương mại điện tử đã giúp các doanh nghiệp trực tuyến tiếp cận thị trường lớn hơn bằng cách cung cấp các kênh bán hàng hóa giá cả phải có và hiệu quả cho các sản phẩm và dịch vụ của họ. Các công ty, tác giả tự do độc lập, các doanh nghiệp nhỏ đều được hưởng lợi từ Thương mại điện tử, cũng như khách hàng trên toàn thế giới có thể mua hàng của họ.

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI ĐANG CHUYỂN MÌNH NHƯ THẾ NÀO?

Thương mại điện tử đang chuyển mình như thế nào

Cụ thể, kết quả nghiên cứu trong vòng 12 tháng (từ 1/9/2021 đến 31/8/2022) của Amazon Global Selling (Amazon Global Selling là tổ chức hỗ trợ cộng đồng DN trên khắp thế giới phát triển kinh doanh toàn cầu – AGS) vào ngày 27/10/2022 cho biết nhiều đối tác bán hàng Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trên Amazon, một trong những nền tảng TMĐT lớn nhất thế giới.

Theo đánh giá của Tập đoàn AlphaBet, doanh thu các giao dịch thương mại điện tử B2C tại Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng hơn 20% hàng năm. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, thị trường TMĐT ngày càng trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết và việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để thiết lập kênh bán lẻ mới đang trở thành một phương án hữu hiệu giúp nhiều doanh nghiệp Việt Nam bước qua khó khăn tìm những cơ hội mới từ nhu cầu mới phát sinh của thị trường.

Thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam tại thị trường nội địa cũng đang dịch chuyển từ loại mua hàng trực tiếp đến hình thức mua hàng online bằng phương tiện kỹ thuật số. Kết quả nghiên cứu, điều tra của Bộ Công Thương cho biết, dự kiến vào năm 2020, Việt Nam có 49,3 triệu người tiêu dùng mua sắm online (số liệu thống kê năm 2016 mới chỉ là 32,7 triệu người).

Bất chấp tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, nền kinh tế suy thoái toàn cầu, các nhà bán hàng trên nền tảng Amazon tăng 80% so với cùng kỳ năm 2021 (Gần 10 triệu sản phẩm made in Vietnam được bán tại sàn thương mại điện tử Amazon).

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công thương Việt Nam (IDEA) , TMĐT Việt Nam đang đạt tốc độ phát triển vô cùng khả quan. Trải qua 2 năm bị tác động bởi Covid-19, TMĐT là điểm sáng lạc quan cho bức tranh kinh tế Việt Nam khi TMĐT đang hồi phục và có thể đạt tăng trưởng 25 – 28% đến năm 2022.

Ngoài ra, dư địa phát triển của TMĐT còn rất lớn và nên khuyến khích DN, nhà sản xuất Việt tận dụng cơ hội tại thời điểm này. Hiện tại, TMĐT Việt Nam xếp thứ 3 ở khu vực và đang tăng trưởng nhanh hàng đầu tại Đông Nam Á, đồng thời trong Top 10 quốc gia có tốc độ phát triển lĩnh vực này nhanh nhất toàn cầu.

Đọc thêm về thương mại điện tử tại: Phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh mới

Thương mại điện tử xuyên biên giới: cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam năm 2022

TẠI SAO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI LẠI ĐI SÂU VÀO ĐỜI SỐNG TIÊU DÙNG CỦA CHÚNG TA NHƯ VẬY?

Đại dịch Covid-19-cú huých cho thương mại điện tử xuyên quốc gia. Đại dịch Covid-19 khiến việc đi lại mua bán trở nên khó khăn nên người tiêu dùng đặc biệt là người tiêu dùng trẻ đã chuyển từ mua sắm trực tuyến sang mua sắm trực tuyến.

Hàng hóa đa dạng hơn. Thương mại điện tử giúp người mua có thể tiếp cận hàng hóa trên khắp thế giới trên một nền tảng như: Amazon, Shopee,…điều mà một cửa hàng trực tiếp khó có thể làm được

Cách thức mua hàng khác biệt với mua sắm trực tiếp truyền thống. Điều này thỏa mãn tính tò mò của người tiêu dùng

Thỏa mãn tâm lý “săn” hàng giá “hời” của người tiêu dùng. Các chương trình flash sale hay voucher tạo tâm lý mua được hàng giá “hời” nên kích thích được người tiêu dùng mua hàng.

Một số chuyên gia cho rằng trong quá trình nhận thức, trải nghiệm và mua sắm hàng hóa, nhu cầu tình cảm của giới trẻ là một trong những động lực tiêu dùng chính của họ, đặc biệt là sự thoải mái về tinh thần do hàng tiêu dùng mang lại.

4.ĐÂY LÀ THÓI QUEN TIÊU DÙNG TỐT HAY ĐỘC HẠI?

Mua sắm thông qua các nền tảng thương mại điện tử xuyên quốc gia là thói quen tiêu dùng tốt. Thói quen mua sắm này giúp cá nhân người tiêu dùng mua được những mặt hàng từ nhiều quốc gia một cách dễ dàng, giá cả hợp lý, thỏa mãn được tâm lý “săn hàng giá hơi” khi mua sắm. Đặc biệt, thương mại điện tử xuyên quốc gia còn giúp nền kinh tế toàn cầu phát triển.

THAM GIA MUA SẮM AN TOÀN

thương mại điện tử xuyên biên giới

Thương mại điện tử có nhiều rủi ro. Vì vậy, người mua cần bảo vệ mình bằng cách:

Không truy cập vào hệ thống khi sử dụng máy tính công cộng.

Không mở những email có file gửi kèm (attachment) mà người gửi có vẻ như xa lạ. Thậm chí đừng tin những email mang tên người gửi là Microsoft, Yahoo hay tương tự vì đây có thể là thủ thuật giả danh của hacker để lừa.

Chỉ mua hàng ở những website tốt, tin cậy. Để đánh giá website cần xem website đó có trình bày gian hàng một cách chuyên nghiệp, không có lỗi chính tả, câu cú rõ ràng v.v…hay không, đọc phần About Us của họ để tìm một địa chỉ văn phòng cụ thể…

Đừng bao giờ cung cấp thông tin thẻ tín dụng cho các website chưa biết chắc chắn.

Kết luận

Thương mại điện tử xuyên biến giới là sự phát triển tất yếu của các hình thức mua sắm. Thương mại điện tử giúp gia tăng số lượng giao dịch thương mại, phát triển kinh tế toàn cầu.

Xem thêm về thương mại điện tử xuyên biên giới tại:

THẾ HỆ Z – TƯƠNG LAI CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để tận dụng thương mại điện tử xuyên biên giới ?

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Bật mí 5 “công thức thành công” cho Doanh nghiệp

Sinh viên: Vũ Minh Ngọc

Mã sinh viên: 20050145