Khái quát về thâm nhập thị trường và 6 chiến lược phổ biến hiện nay

Thâm nhập thị trường

Bản thân mỗi doanh nghiệp khi đang trên đà phát triển sẽ muốn mở rộng phạm vi sản xuất của mình nhằm nâng cao sức cạnh tranh cũng như tối đa hóa lợi nhuận. Đặc biệt là đối với những công ty xuyên quốc gia thì việc thâm nhập thị trường sao cho hiệu quả là điều kiện tiên quyết cho thành công của công ty đó. Vậy hãy cùng tìm hiểu về những khái niệm cơ bản và các chiến lược thâm nhập thị trường phổ biến hiện nay qua bài viết này nhé

1. Thâm nhập thị trường (Market Penetration) là gì?

Thâm nhập thị trường (Market penetration) là việc doanh nghiệp tiến hành kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ vào trong một thị trường mới. Mức độ thâm nhập thị trường được đo theo tổng số lượng hàng hóa, sản phẩm mà khách hàng sử dụng so với quy mô thị trường mục tiêu.

Thâm nhập thị trường là gì
Thâm nhập thị trường là gì

2. Chiến lược thâm nhập thị trường (Market Penetration Strategy) là gì?

Chiến lược thâm nhập thị trường (Market Penetration Strategy) là lựa chọn hàng đầu của nhiều công ty khi phát triển sản phẩm và dịch vụ tại thị trường mới. Bằng cách sử dụng các chiến lược tiếp thị liên quan đến việc thâm nhập thị trường mới với các sản phẩm và dịch vụ tương tự để giành được chỗ đứng trên thị trường.

Chiến lược thâm nhập thị trường này được áp dụng khi một doanh nghiệp tham gia vào một thị trường hiện có nhưng họ không có bất kỳ kinh nghiệm hay kiến ​​thức nào. Hay còn được sử dụng khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu sản phẩm của mình đến nhiều quốc gia cùng một lúc để giúp sản phẩm và dịch vụ của mình có thể có sức cạnh tranh so với đối thủ.

Việc tính toán giá trị thị trường và đánh giá rõ rệt về rủi ro và cơ hội mà vị trí thương hiệu có thể đạt được là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp.

2.1.  Mục tiêu của các chiến lược thâm nhập thị trường là gì ? 

Mục tiêu chính của chiến lược tiếp cận thị trường không nhất thiết phải đạt được thông qua cuộc chiến giá cả, vì giá cao sẽ khiến khách hàng có xu hướng e dè và mất hứng thú với sản phẩm mà thay vào đó các chiến lược thâm nhập thị trường của doanh nghiệp sẽ tập trung vào nhu cầu của một sản phẩm cụ thể, điều gì khiến nó trở nên độc đáo và quan trọng nhất là nó có thể mang lại lợi ích gì cho người mua.

Mục tiêu thâm nhập thị trường là gì
Mục tiêu thâm nhập thị trường là gì

3. 6 chiến lược thâm nhập thị trường phổ biến hiện nay

3. 1. Chiến lược thâm nhập thị trường thông qua giá cả (Penetration Pricing) 

Chiến lược điều chỉnh giá là chiến lược giúp doanh nghiệp đạt được một hoặc nhiều mục tiêu marketing bằng cách áp dụng mức giá hợp lý vào những thời điểm xác định. Việc quyết định tăng hay giảm giá sản phẩm hoặc dịch vụ phụ thuộc vào tình trạng hiện tại của thị trường và doanh nghiệp.

 

Chiến lược thâm nhập thị trường bằng việc định giá sản phẩm
Chiến lược thâm nhập thị trường thông qua giá cả

 

Chiến lược thâm nhập thị trường bằng việc tăng giá:

Hầu hết các doanh nghiệp hiện đang có kế hoạch tăng giá sản phẩm và dịch vụ của họ khi cầu lớn hơn cung để họ có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn. Ngoài ra, không phải do quan hệ cung cầu mà một số trường hợp chủ doanh nghiệp chủ động tăng giá do giá nguyên liệu thức ăn thay đổi hoặc do chiến lược định vị sản phẩm của doanh nghiệp.

Chiến lược thâm nhập thị trường bằng việc giảm giá

Khi các công ty cần giảm giá sản phẩm và dịch vụ của mình, đó là lúc cung vượt cầu. Điều này sẽ giúp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh với sản phẩm, dịch vụ của đối tác trên thị trường, từ đó doanh nghiệp có thể duy trì hoặc gia tăng thị phần của mình.

3. 2.  Chiến lược thâm nhập thị trường bằng việc tăng cường quảng cáo (Aggressive Advertising)

Chiến lược thâm nhập thị trường thông qua quảng cáo rầm rộ là việc doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của mình bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm tiếp cận một nhóm khách hàng mục tiêu lớn.
Đối với chiến lược thâm nhập thị trường bằng cách tăng cường quảng cáo sẽ có một số phương pháp thường được sử dụng như: băng rôn, biển quảng cáo, báo in, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền hình. Hơn nữa, trong khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo, các doanh nghiệp còn phải sử dụng các hình thức marketing sáng tạo để đạt được hiệu quả quảng cáo tối đa.
Chiến lược thâm nhập thị trường bằng việc tăng cường quảng cáo
Chiến lược thâm nhập thị trường bằng việc tăng cường quảng cáo

3. 3. Chiến lược thâm nhập thị trường bằng mở rộng kênh phân phối

Với thời đại toàn cầu hóa hiện nay, số lượng, chất lượng và loại hình của các kênh phân phối ngày càng trở nên đa dạng và không ngừng thay đổi để đáp ứng nhu cầu của người mua. Thông qua việc tìm hiểu và củng cố các kênh phân phối, doanh nghiệp có thể có chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp để dễ dàng vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất.

Tùy theo từng kênh phân phối sẽ có những đặc điểm riêng và được điều chỉnh phù hợp với từng sản phẩm, dịch vụ cũng như các lĩnh vực khác nhau mà doanh nghiệp hướng đến. 

3. 4.  Chiến lược thâm nhập thị trường bằng việc cải tiến sản phẩm

Đổi mới sản phẩm là một chuỗi các hoạt động bao gồm: cải tiến bao bì, cải tiến chức năng và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường. Đây cũng là một trong những chiến lược thâm nhập thị trường hiệu quả, giúp công ty kéo dài vòng đời của sản phẩm, dịch vụ, kéo dài thu nhập ổn định cho công ty.

Chiến lược thâm nhập thị trường bằng việc cải tiến sản phẩm
Chiến lược thâm nhập thị trường bằng việc cải tiến sản phẩm

3. 5. Chiến lược thâm nhập thị trường thông qua liên minh chiến lược (Strategic alliances)

Liên minh chiến lược là các thỏa thuận và hợp tác giữa các công ty hoặc đối tác có chung thị trường mục tiêu và cung cấp các sản phẩm cũng như dịch vụ tương tự. Liên minh chiến lược nhằm tạo ra lợi ích chung và gia tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ ngoài “Nhóm liên kết”. Mua và kết nối với các công ty khác trong cùng một ngành công nghiệp sẽ dễ dàng giúp doanh nghiệp đạt được nhiều mục tiêu hơn, chấp nhận ít rủi ro hơn là phát triển từ bên trong.

Ngoài ra, các liên minh chiến lược còn mang lại cho các công ty nhiều lợi thế hơn như: Tiếp cận thị trường quốc tế, tiếp cận các kênh bán hàng mới, dễ dàng thâm nhập thị trường mới với các sản phẩm và dịch vụ mới, tiếp cận các công nghệ mới, cải thiện độ tin cậy cũng như giảm chi phí và rủi ro của sản phẩm mới hoặc khó khăn trong việc tìm kiếm chiến lược tiếp cận thị trường phù hợp.

4. Ví dụ về chiến lược thâm nhập thị trường thành công của TH true Milk tại thị trường Trung Quốc 

Trước bối cảnh nguồn cung sữa nội địa của Trung Quốc hiện chỉ đáp ứng được 75% nhu cầu và sản xuất sữa của Trung Quốc tăng chậm vì: Chi phí sản xuất sữa trong nước ở Trung Quốc cao hơn mức trung bình của thế giới, chịu ảnh hưởng của thức ăn, lao động, chi phí đất đai và lợi nhuận.

Công ty TH đã nắm bắt rõ về hành vi người tiêu dùng tại Trung Quốc có thói quen ăn thực phẩm tươi sống và sản phẩm TH true Milk lại có lợi thế về cạnh tranh giá cả lẫn chất lượng khi có chi phí rẻ hơn các sản phẩm Trung Quốc nhưng lại có độ uy tín cao khi ông Yu Hoan Chun, Tổng Giám đốc của Wuxi Jinqiao International Food City Co. Ldt – một trong những nhà phân phối thực phẩm lớn nhất Trung Quốc này đánh giá, TH true Milk có chất lượng không thua kém sản phẩm của các nước Âu, Mỹ đang có mặt trên thị trường Trung Quốc.

Năm 2015, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã chính thức xác nhận, Trang trại của Tập đoàn TH tại huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An đạt danh hiệu “Trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung, ứng dụng CNC có quy mô lớn nhất châu Á”.
Năm 2015, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã chính thức xác nhận, Trang trại của Tập đoàn TH tại huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An đạt danh hiệu “Trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung, ứng dụng CNC có quy mô lớn nhất châu Á”.

Hơn nữa, do các sự cố an ninh xảy ra thường xuyên trong ngành sữa của Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây, người Trung Quốc thiếu các sản phẩm sữa nội địa.

Cho nên vào năm 2015, trước khi hiệp định chính thức xuất khẩu sữa tươi nguyên liệu sang Trung Quốc được ký kết, Tập đoàn TH tích cực tham gia các diễn đàn, hội nghị, hội chợ giữa Việt Nam và Trung Quốc, đảm bảo xuất khẩu các sản phẩm dưới 80% là sữa (chủ yếu là sữa chua) sang Trung Quốc và được cấp phép xuất khẩu chính ngạch vào năm 2017. Cũng trong năm 2017, Tập đoàn TH đã có cho mình một chi nhánh tại Quảng Châu để phân phối sản phẩm

Cho đến tháng 4/2019, TH đã ký kết Lễ Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược phát triển thị trường trong việc tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm, nông sản và sữa, các sản phẩm từ sữa tươi, sạch, hữu cơ giữa TH (đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK) với đối tác Wuxi Jinqiao International Food City Co Ldt.

Tập đoàn TH đã cùng Wuxi Jinqiao International Food City phát triển thị trường qua các kênh bán buôn, bán lẻ và siêu thị để triển khai mạng lưới bán hàng trên tất cả tỉnh thành ở Trung Quốc và đến nay, sản phẩm sữa chua, sữa tươi, sữa chua uống tiệt trùng của TH đã lên kệ các chuỗi siêu thị cực kì có tiếng tại Trung Quốc như: Datonghua, Jimailong, Laopodaren,Walmart…

Sản phẩm của TH tại trung quốc
Sản phẩm của TH tại trung quốc
5. Tổng kết

Gia tăng và tối ưu hóa lợi nhuận là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp phấn đấu. và một chiến lược thâm nhập thị trường (Market Penetration Strategy) hiệu quả là điều mà một công ty cần có để cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Qua bài viết chắc hẳn người đọc đã nắm được các kiến thức cơ bản về thâm nhập thị trường đồng thời cũng được làm quen với những phương thức thâm nhập thị trường phổ biến hiện nay

|      Xem thêm các bài viết có cùng chủ đề:

4 CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THÔNG QUA MARKETING TH TRUE MILK 

3 CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG TẠO NÊN THÀNH CÔNG CỦA NESTLÉ TẠI VIỆT NAM 

5 mô hình kênh phân phối phổ biến hiện nay 

5 chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài của tập đoàn Viettel – Clibme.com – Thư viện kiến thức Kinh tế – Tài Chính

Sinh viên: Đặng Thanh Tùng – 20050176