KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2022 – 5 DIỄN BIẾN NỔI BẬT

Kinh tế thế giới năm 2022 đã trải qua rất nhiều sóng gió. Từ các vấn đề về năng lượng cho tới lạm phát, lãi suất đều là câu chuyện được thảo luận nhiều.

1.Cuộc khủng hoảng năng lượng

Nếu phải chọn ra một vấn đề đã định hình và xuyên suốt năm 2022 thì Kinh tế thế giới đã phải chứng kiến “Khủng hoảng năng lượng”. Đây là một cuộc khủng hoảng đặc biệt ở chỗ nó không xuất phát từ sự thiếu hụt nguồn cung, mà do các xung đột địa chính trị. Khởi đầu bằng cuộc xung đột Nga – Ukraine cuối tháng 2, các nước phương Tây đã áp dụng các biện pháp trừng phạt ngành năng lượng, lĩnh vực xuất khẩu chính của Nga, khiến giá dầu khí nhanh chóng leo thang.

Biểu đồ giá dầu Brent năm 2022 được chuyên trang tài chính CNBC tổng hợp cho thấy, giá dầu đã tăng vọt từ mức 98,08 USD/thùng trước xung đột Nga – Ukraine lên đến mức kỷ lục gần 130 USD/thùng. Hiện tại, giá dầu đã giảm về xấp xỉ mức giá hồi đầu năm.

Trong năm 2022, giá dầu đã tăng vọt từ mức 98,08 USD/thùng trước xung đột Nga - Ukraine lên đến mức kỷ lục gần 130 USD/thùng - Kinh tế thế giới 2022
Trong năm 2022, giá dầu đã tăng vọt từ mức 98,08 USD/thùng trước xung đột Nga – Ukraine lên đến mức kỷ lục gần 130 USD/thùng

2.Lạm phát ở nhiều nước tăng vọt

Năm 2022 được kỳ vọng chứng kiến nền kinh tế thế giới phục hồi sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng, năm 2022 lại đánh dấu bằng một cuộc xung đột mới, lạm phát cao kỷ lục và các thảm họa liên quan đến khí hậu.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế do COVID-19 gây ra vào năm 2020, giá tiêu dùng bắt đầu tăng vào năm 2021 khi các quốc gia dỡ bỏ phong tỏa và các biện pháp hạn chế khác.

Các ngân hàng trung ương dự đoán tình trạng lạm phát cao sẽ chỉ là tạm thời khi các nền kinh tế hoạt động bình thường trở lại.

Tuy nhiên, cuộc xung đột tại Ukraine xảy ra vào cuối tháng Hai đã khiến giá năng lượng và lương thực tăng vọt.

Năm 2022, tỷ lệ lạm phát ở nhiều nước tăng vọt - Kinh tế thế giới năm 2022
Năm 2022, tỷ lệ lạm phát ở nhiều nước tăng vọt.  

[Công bố 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong năm 2022]  

Kinh tế thế giới năm 2022 chứng kiến nhiều quốc gia hiện đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt do tiền lương không theo kịp lạm phát, buộc các hộ gia đình phải siết chặt chi tiêu.

Để ứng phó với lạm phát, các ngân hàng trung ương bắt đầu tăng lãi suất, nguy cơ đẩy các quốc gia vào suy thoái nghiêm trọng vì lãi suất cao hơn đồng nghĩa hoạt động kinh tế chậm lại.

Với các động thái nâng lãi suất, lạm phát ở Mỹ và Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) bắt đầu tăng chậm lại.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), giá tiêu dùng tại Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) dự báo Kinh tế giới thế năm 2022 đạt 8% trong quý IV năm nay trước khi giảm xuống 5,5% vào năm tới.

3.Sự thay đổi trên bản đồ năng lượng toàn cầu

Nguyên nhân cho sự bình ổn của giá năng lượng đến từ những điều chỉnh trong chuỗi cung ứng. Đây không phải là khủng hoảng nguồn cung. Dầu thô và khí đốt của Nga chưa bao giờ biến mất khỏi thị trường, nó chỉ thay đổi từ khách hàng này sang khách hàng khác, cụ thể ở đây là từ châu Âu sang châu Á. Có thể nói bản đồ năng lượng thế giới cuối năm 2022 đã không còn điểm gì tương đồng với một năm trước đó.

Năm 2021, 2022, Nga là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất cho châu Âu, với 2,2 triệu thùng dầu được xuất khẩu sang châu Âu mỗi ngày.

Tuy nhiên kể từ ngày 5/12, lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của Nga qua đường biển bắt đầu có hiệu lực. Các chuyên gia tính toán lệnh cấm này sẽ cắt đứt 90% dòng chảy dầu thô của Nga vào EU. EU cũng áp trần giá dầu thô của Nga ở mức 60 USD/thùng.

Để chống đỡ, Nga chuyển hướng xuất khẩu sang châu Á. Hiện 89% dầu thô của Nga đang xuất khẩu sang châu Á, chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ.

Để bù lại nguồn cung từ Nga, EU tìm kiếm các nhà cung cấp mới từ Mỹ và Trung Đông. Đức đã ký hợp đồng mua khí đốt kéo dài 15 năm với Qatar. Hungary cũng đang đàm phán với Qatar.

Mỹ đã nhảy vào thị trường năng lượng và được dự báo sẽ trở thành nhà xuất khẩu ròng khí tự nhiên hóa lỏng (LN) vào năm 2023. Còn trong năm 2022, Mỹ cung cấp tới hơn 50% lượng khí LNG nhập khẩu vào EU.

4.Giá vàng chạm mức cao nhất mọi thời đại

Giá vàng thế giới đã tăng vọt lên mức kỷ lục mới trong lịch sử - Kinh tế thế giới 2022
Giá vàng thế giới đã tăng vọt lên mức kỷ lục mới trong lịch sử

Tại phiên giao dịch ngày 8/3, giá vàng thế giới đã tăng vọt lên mức kỷ lục 2.078,8 USD/ounce, ghi nhận mức cao mới trong lịch sử.

Trong khi căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thị trường vẫn ghi nhận biến động mạnh. Kinh tế thế giới năm 2022 cho thấy giá vàng trên thị trường quốc tế tăng mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu và các loại năng lượng khác từ Nga, giá dầu thô sau khi tăng xấp xỉ ngưỡng 131 USD/thùng đêm qua. Trong khi đó giá vàng thế giới đã tăng dựng đứng vượt đỉnh cũ 2.063 USD/ounce và ghi nhận mức cao mới trong lịch sử.

Vàng tiếp tục tăng giá trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine gây ra những tổn thất nặng nề cho nền kinh tế với ước tính lên tới 1.000 tỷ USD. Cuộc xung đột này cũng khiến giá hàng hóa tăng vọt và lạm phát toàn cầu có thể tăng thêm 300 điểm phần trăm (3%) trong năm 2022.

Kinh tế thế giới 2022 chứng kiến giá vàng khi vượt ngưỡng 2.000 USD/ounce, giá vàng thế giới có thời điểm chững lại do áp lực chốt lời. Tuy nhiên, vàng được dự báo có thể sẽ tăng tiếp nếu căng thẳng Nga – Ukraine còn leo thang.

5. “thảm họa” của thị trường tiền số

Kinh tế thế giới chứng kiến đồng Bitcoin đã trải qua năm 2022 đầy sóng gió khi mất đến 60% giá trị - Kinh tế thế giới năm 2022
Kinh tế thế giới chứng kiến đồng Bitcoin đã trải qua năm 2022 đầy sóng gió khi mất đến 60% giá trị

Theo số liệu của công ty quản lý tài sản kỹ thuật số CoinShares, các nguồn đầu tư ròng vào tiền kỹ thuật số trong năm 2022 đạt 498 triệu USD so với 9,1 tỷ USD trong năm ngoái.

Đồng Bitcoin, loại tiền điện tử được cho là lớn nhất thế giới, cũng đã trải qua năm 2022 đầy sóng gió khi mất đến 60% giá trị. Tháng 11/2021, giá trị đồng Bitcoin đạt mức cao kỷ lục 69.000 USD/Bitcoin và thị trường tiền số khi đó cũng chạm mốc 3.000 tỷ USD nhờ các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ của các quốc gia trên thế giới nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế do các hạn chế vì dịch bệnh COVID-19.

Tuy nhiên Kinh tế thế giới 2022 chứng kiến khi các nước mở cửa trở lại, lạm phát gia tăng buộc các Ngân hàng Trung ương phải triển khai các biện pháp thắt chặt lãi suất và khiến các nhà đầu tư từ bỏ các loại tài sản rủi ro cao hơn như cổ phiếu công nghệ và tiền điện tử.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

4 HẬU QUẢ NẶNG NỀ CỦA CUỘC XUNG ĐỘT NGA – UKRAINE

Sinh viên thực hiện: Vũ Hồng Vân

Lớp: QH-2020-E KTQT CLC 2

Mã học phần: INE 3104 4