3 điều cần biết về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu những thông tin cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Bắt đầu từ các khái niệm đầu tiên.

1, Chứng khoán là gì? 

Chứng khoán là tài sản hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc một phần vốn của doanh nghiệp/tổ chức phát hành. Hiểu một cách đơn giản, cổ phiếu mà các doanh nghiệp phát hành được gọi chung là chứng khoán. Đầu tư chứng khoán đồng nghĩa với việc traders đang mua quyền sở hữu một hay nhiều loại doanh nghiệp.

Chứng khoán là gì?

Tìm hiểu thêm: Kiến thức chứng khoán

2, Thị trường chứng khoán là gì? 

Thị trường chứng khoán là một tập hợp bao gồm những người mua và người bán cổ phiếu (hay chứng khoán), thứ đại diện cho quyền sở hữu của họ đối với một doanh nghiệp; chúng có thể bao gồm các cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán đại chúng, hoặc những cổ phiếu được giao dịch một cách không công khai, ví dụ như cổ phần của một công ty tư nhân được bán cho các nhà đầu tư thông qua các nền tảng gọi vốn công cộng. Những khoản đầu tư trên thị trường chứng khoán hầu hết được thực hiện thông qua môi giới chứng khoán và nền tảng giao dịch điện tử.

Nói chung lại, đây là nơi giao thương giữa Cung tiền – Cầu tiềnCung cổ phiếu – Cầu cổ phiếu.

Những người mua đi bán lại là những nhà thương mại, giống như bạn mua/bán gạo, hồ tiêu, cafe,…

Chứng khoán

Tìm hiểu thêm: Thị trường chứng khoán

3, Các loại chứng khoán hiện hữu trên thị trường

3.1. Cổ phiếu

Đây là sản phẩm giao dịch phổ biến nhất trên thị trường. Cổ phiếu được phát hành bởi các công ty Cổ phần, người sở hữu cổ phiếu được gọi là cổ đông và cũng là đồng sở hữu của công ty phát hành. Theo quy định của thị trường Việt Nam, 1 cổ phiếu đại diện cho 10,000 đồng vốn điều lệ của doanh nghiệp phát hành. 2 loại cổ phiếu trên thị trường là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Trong đó, cổ đông có cổ phiếu ưu đãi sẽ được doanh nghiệp ưu tiên trả cổ tức trước, sau đó mới đến cổ đông thường.

Cổ phiếu – Kiến thức cơ bản – Đầu tư cổ phiếu như thế nào? - VNDIRECTVNDIRECT

Thông thường hiện nay các công ty cổ phần thường phát hành hai dạng cổ phiếu:

Cổ phiếu thường:

Các cổ đông sở hữu cổ phiếu thường được:
  • Quyền tự do chuyển nhượng
  • Quyền biểu quyết đối với các quyết định của công ty tại Đại hội cổ đông
  • Được hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh và giá trị cổ phiếu đang nắm giữ

Cổ phiếu ưu đãi:

Các cổ đông năm giữ cổ phiếu ưu đãi có quyền hạn và trách nhiệm hạn chế như:
  • Lợi tức ổn định
  • Không có quyền được bầu cử, ứng cử
  • Được nhận cổ tức đầu tiên. Khi công ty bị phá sản thì họ cũng là những người được công ty trả trước sau đó mới đến cổ đông thường

Tìm hiểu thêm: Cố phiếu là gì?  

3.2. Trái phiếu

Nhà đầu tư trái phiếu đóng vai trò như người cho vay của doanh nghiệp phát hành. Do đó, doanh nghiệp có nghĩa vụ trả cho nhà đầu tư khoản tài sản xác định theo cam kết trên hợp đồng.

Đặc điểm của trái phiếu là không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể hưởng lãi suất định kỳ. Khi công ty giải thể, doanh nghiệp phải thanh toán đủ cho nhà đầu tư trái phiếu trước rồi mới đến các cổ đông.

Trái phiếu, đầu tư trái phiếu là gì? Tìm hiểu đặc điểm của trái phiếu - META.vn

Hiện nay có các loại trái phiếu sau:

Phân loại theo người phát hành

  1. Trái phiếu của Chính phủ: Đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, chính phủ phát hành trái phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong dân và các tổ chức kinh tế, xã hội. Chính phủ luôn được coi là Nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường; Vì vậy, Trái phiếu Chính phủ được coi là loại chứng khoán có ít rủi ro nhất.
  2. Trái phiếu của doanh nghiệp là những trái phiếu do doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành để tăng vốn hoạt động. Trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại và rất đa dạng.
  3. Trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức tài chính: các tổ chức này có thể phát hành trái phiếu để tăng thêm vốn hoạt động.

Phân loại lợi tức trái phiếu

  1. Trái phiếu có lãi suất cố định là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định theo một tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá.
  2. Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi) là loại trái phiếu mà lợi tức được trả trong các kỳ có sự khác nhau và được tính theo một lãi suất có sự biến đổi theo một lãi suất tham chiếu.
  3. Trái phiếu có lãi suất bằng không là loại trái phiếu mà người mua không nhận được lãi, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn.

Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành

  1. Trái phiếu bảo đảm là loại trái phiếu mà người phát hành dùng một tài sản có giá trị làm vật đảm bảo cho việc phát hành. Khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán, thì trái chủ có quyền thu và bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền người phát hành còn nợ. Trái phiếu bảo đảm thường bao gồm một số loại chủ yếu sau:
    • Trái phiếu có tài sản cầm cố là loại trái phiếu bảo đảm bằng việc người phát hành cầm cố một bất động sản để bảo đảm thanh toán cho trái chủ. Thường giá trị tài sản cầm cố lớn hơn tổng mệnh giá của các trái phiếu phát hành để đảm bảo quyền lợi cho trái chủ.
    • Trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ là loại trái phiếu được bảo đảm bằng việc người phát hành thường là đem ký quỹ số chứng khoán dễ chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản bảo đảm.
  2. Trái phiếu không bảo đảm là loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật bảo đảm mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành.

Phân loại dựa vào hình thức trái phiếu

  1. Trái phiếu vô danh là loại trái phiếu không ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành. Trái chủ là người được hưởng quyền lợi.
  2. Trái phiếu ghi danh là loại trái phiếu có ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành.

Phân loại dựa vào tính chất trái phiếu

  1. Trái phiếu có thể chuyển đổi là loại trái phiếu của công ty cổ phần mà trái chủ được quyền chuyển sang cổ phiếu của công ty đó. Việc này được quy định cụ thể về thời gian và tỷ lệ khi mua trái phiếu.
  2. Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu là loại trái phiếu có kèm theo phiếu cho phép trái chủ được quyền mua một số lượng nhất định cổ phiếu của công ty.
  3. Trái phiếu có thể mua lại là loại trái phiếu cho phép nhà phát hành được quyền mua lại một phần hay toàn bộ trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán.

Tìm hiểu thêm: Trái phiếu là gì?

3.3. Chứng chỉ quỹ

Vai trò của chứng chỉ quỹ là xác định quyền sở hữu vốn trong quỹ đại chúng của nhà đầu tư. Trong đó, quỹ đại chúng được xây dựng từ số vốn của chủ đầu tư để sinh lợi trên thị trường chứng khoán.

Ở hình thức đầu tư này, traders sẽ góp vốn từ việc mua chứng chỉ quỹ. Sau đó, công ty quản lý quỹ có thể dùng số tiền này để đầu tư vào các kênh phù hợp. Khoản lợi nhuận thu về sẽ được chia lại cho các nhà đầu tư.

Chứng chỉ quỹ và những điều cần biết

Tùy vào từng công ty quản lý quỹ sẽ có giá trị mua tối thiểu và những quy định khác nhau nên các nhà đầu tư có thể có những giao dịch mở cũng như mua, bán chứng chỉ quỹ khác nhau. Nhưng nhìn chung giao dịch mua chứng chỉ quỹ sẽ như sau:

  • Bước 1: Đầu tiên nhà đầu tư cần thực hiện việc đăng ký mở tài khoản giao dịch Chứng chỉ Quỹ tại công ty giao dịch ký quỹ mà bạn đã lựa chọn tin tưởng đầu tư.
  • Bước 2: Điền đầy đủ và chính xác các thông tin trên phiếu Đăng ký Mua rồi gửi cho Đại lý phân phối (hoặc đặt lệnh mua online).
  • Bước 3: Thanh toán tiền mua Chứng chỉ Quỹ vào tài khoản của Quỹ tại Ngân hàng giám sát mà công ty chứng chỉ quỹ đưa ra.
  • Bước 4: Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch và hoàn thành thanh toán tiền mua chứng chỉ quỹ nhà đầu tư sẽ nhận được thông báo kết quả giao dịch mua Chứng chỉ quỹ từ công ty.

Hướng dẫn giao dịch bán Chứng chỉ quỹ

  • Bước 1: Điền thông tin vào phiếu Đăng ký Bán, gửi cho Đại lý phân phối (hoặc Đặt lệnh bán online)
  • Bước 2: Nhận Thông báo kết quả giao dịch
  • Bước 3: Nhận chuyển khoản tiền bán Chứng chỉ quỹ tại ngân hàng của nhà đầu tư theo các thông tin đã được đăng ký trước đó.

Tìm hiểu thêm: Chứng chỉ quỹ và những điều cần biết

3.4. Quyền mua cổ phiếu

Quyền mua cổ phiếu là quyền của các cổ đông được sở hữu lượng cổ phiếu nhất định với mức giá ưu đãi. Thông thường, đây là sản phẩm được công ty phát hành bổ sung, dành riêng cho các cổ đông đặc biệt. Thời hạn của sản phẩm này dao động từ 30 đến 45 ngày.

Quyền mua cổ phiếu là gì và thực hiện như thế nào? | Tài Chính Online

Khi tổ chức phát hành và phân phối quyền mua cổ phiếu bổ sung, các cổ đông có thể nhận quyền mua theo 3 cách:

Thực hiện quyền mua

Cổ đông thực hiện quyền mua bằng cách đăng ký mua cổ phiếu mới. Bắt buộc họ phải điền vào mẫu, gửi kèm tiền mua cổ phiếu cùng giấy chứng nhận quyền mua. Họ sẽ gửi tất cả hồ sơ đến đại lý bảo lãnh phát hành cổ phiếu mới.

Không thực hiện quyền mua

Cổ đông có thể không thực hiện quyền mua cổ phiếu cho đến khi nó hết hiệu lực. Tuy nhiên, họ sẽ bị giảm tỷ lệ sở hữu trong công ty và mất đi nhiều quyền lợi.

Bán quyền mua

Do quyền mua cũng được xem như chứng khoán giáo dịch. Vì vậy mà các cổ đông có thể bán chúng trên thị trường thứ cấp để thu lợi nhuận.

Trên đây là một số thông tin cơ bản để các nhà đầu tư nắm được khi tham gia đầu tư cổ phiếu, đặc biệt là bắt lấy cơ hội thực hiện quyền mua cổ phiếu khi đang còn trong thời hạn hiệu lực để được một số quyền lợi nhất định.

Tìm hiểu thêm: Quyền mua cổ phiếu là gì và thực hiện như thế nào?

3.5. Chứng quyền có đảm bảo

Chứng quyền có đảm bảo được quản lý bởi tổ chức phát hành. 2 loại chứng quyền có đảm bảo là chứng quyền mua và bán. Trong đó, chứng quyền mua có khả năng sinh lợi theo xu hướng tăng của chứng khoán cơ sở. Ngược lại, chứng quyền bán giúp nhà đầu tư kiếm lợi nhuận theo chiều giảm của thị trường chứng khoán.

Nnhà đầu tư có thể bán chứng quyền trước ngày đáo hạn để giảm thiểu tỷ lệ rủi ro trong giao dịch.

Chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant - CW) là gì? Những lợi ích và rủi ro

Tìm hiểu thêm: Chứng quyền có đảm bảo là gì?

4, Kết

Nắm vững hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu sẽ giúp nhà đầu tư số 0 chọn lựa đúng sản phẩm sinh lợi tối ưu và tự tin hơn trong giao dịch. Có thể nói, chứng khoán là thị trường đầu tư vô cùng tiềm năng, nhất là trong thời kỳ đại dịch. Do đó, các traders đừng bỏ qua cơ hội tìm kiếm lợi nhuận từ kênh giao dịch này nhé!

Theo dõi Clibme.com để cập nhật các thông tin mới về Kinh tế – Tài chính bạn nhé!

Xem thêm:

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN – 5 BƯỚC LÀM CHỦ TƯƠNG LAI CỦA BẠN

6 BÍ KÍP HOÀN HẢO ĐỂ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Danh sách công ty tài chính tại Việt Nam – Top 5 công ty tài chính uy tín tại Việt Nam

6 sai lầm khi quản lý tài chính cá nhân

Người thực hiện: Nguyễn Quang Hợp

Mã sinh viên: 19051090

Lớp: INE3104 4