6 BÍ KÍP HOÀN HẢO ĐỂ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Tạo ra một cuộc sống an toàn về quản lí chi tiêu cá nhân có thể khiến bạn cảm thấy giống như một nhiệm vụ khó khăn đòi hỏi các kĩ năng quản lí tài chính chuyên sâu của lập trình viên hay người định vị bản đồ. Bạn cần phải xác định được vị trí hiện tại của mình và nơi đến của bản thân.

Đó là một công việc gian khó khi bạn cần phải có trách nghiệm với bản thân trong việc đi tìm con đường tốt nhất để không phải va phải bất kì sai lầm nào. Hãy lấy một hơi thật sâu và thả lòng, bạn chỉ cần 6 điều để đạt được kĩ năng quản lí tài chính hiệu quả.

quàn lí chi tiêu cá nhân

Có những mục tiêu cần thời gian dài để thực hiện, dù vậy đừng nhụt trí bởi đó là một phần của kế hoạch. Nhưng bạn cũng sẽ nhận được phẩn thưởng ngay tức thì đó là sự thoải mái hơn rất nhiều khi kĩ năng thể kiểm soát tài chính cá nhân của bản thân đang trở nên dễ dàng hơn.

1. Thiết lập mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

Xây dựng tài chính cá nhân là một quá trình cần sự kiên nhẫn và thời gian. Trong quãng đường đó, sẽ có những cột mốc bạn muốn đạt được càng sớm càng tốt. Các mục tiêu khác có thể cần một thời gian dài, nhưng trên hết ta cần bắt đầu kế hoạch xây dựng tài chính từ bây giờ

Quản lí chi tiêu cá nhân

Đặt bút xuống và bắt đầu viết về tất cả các mục tiêu của bạn là một bước đi đầu tiên thiết yếu và quan trọng. Việc lập kế hoạch hành động luôn dễ dàng hơn khi bạn hiểu rõ những mục đích của bản thân mình.

Danh sách các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn có thể được viết trên cuốn sổ tay hay được lập trên laptop, đó tuỳ thuộc vào sở thích cá nhân của bạn. Chỉ cần đảm bảo với bản thân bạn có một khoảng thời gian tập trung để suy nghĩ kỹ càng. Hãy nhắc bản thân rằng với rằng với kế hoạch chi tiêu cụ thể và có kế hoạch sẽ giúp bạn cảm thấy an toàn và yên tâm hơn để bạn có thể tận hưởng cuộc sống mà không phải lo lắng.

Trong những mục tiêu ngắn hạn, những điều bạn có thể làm là: Xây dựng kĩ năng quản lí tài chính cho bản thân có thể chi trả ít nhất 3 tháng chi phí cho cuộc sống của bạn. Tạo mức tiền giới hạn mà bạn có thể chi trả mỗi tháng.

Trong mục tiêu dài hạn: Hãy bắt đầu tiết kiệm ít nhất 10% tổng số lương mỗi năm cho thời gian nghỉ hưu của bạn. Tiết kiệm cho một khoản thanh toán trước khi mua nhà hay tiết kiệm cho việc học của con hoặc cháu của bạn trong những năm sau này.

2. Xây dựng ngân sách riêng cho quản lí chi tiêu cá nhân

Việc tạo ngân sách sẽ khiến mọi mục tiêu tài chính cá nhân  khác của bạn có thể đạt được. Ngân sách là tổng hợp các thu nhập của bạn từ tiền lương hay công việc ngoài lề hoặc thu nhập từ đầu tư và tất cả các chi phí của bạn. Toàn bộ mục đích trong việc thiết lập ngân sách là trình bày mọi việc trước mắt bạn để bạn có thể xem xét và thấy mọi thứ đang diễn ra ở đâu và có thể thực hiện một số điều chỉnh nếu bạn cần.

Với phương pháp này, mục tiêu là dành 50% thu nhập của bạn (sau thuế) cho các chi phí thiết yếu như tiền thuê nhà, thế chấp, tiền ăn, tiền sửa chữa và 30% cho các chi phí thiết yếu khác như cước phí điện thoại hoặc phí duy trì truyền hình mỗi tháng. 20% cuối cùng là để dành tiết kiệm: xây dựng cho các khoản dự phòng khẩn cấp của bạn, tích trữ tiền để nghỉ hưu và tiết kiệm đủ tiền để thực hiện cho các mục tiêu lớn hơn của bạn

Kế hoạch tài chính cá nhân

Một cách khác là giải pháp 60% phân chia mục tiêu chi tiêu tài chính cá nhân và tiết kiệm khác một chút những cùng tập trung vào việc đảm bảo bạn không đánh đổi tiết kiệm cho các mục tiêu dài hạn.

Hãy tận dụng các công cụ như Excel hoặc Google Sheet để tạo các ngân sách và theo dõi chúng. Ngoài ra có các ứng dụng giúp lập ngân sách mà bạn có thể đồng bộ hoá với tài khoản ngân hàng để có thể theo dõi quản lí chi tiêu cá nhân trong thời gian thực tế một cách dễ dàng.

3. Xây dựng quỹ khẩn cấp

Không cẩn phải giải thích cho hai từ “khẩn cấp”, bản thân bạn đã hiểu rằng nó thực sự cần thiết. Khoản tiền này giúp bạn lo cho những chi tiêu của bạn khi gặp khó khăn. Xây dựng quỹ khẩn cấp bắt đầu bằng việc đặt ra mục tiêu về mức độ cấp thiết mà bạn muốn xây dựng. Hãy tiết kiệm ít nhất ba tháng chi phí sinh hoạt trong một tài khoản khẩn cấp của bạn hoặc nếu tốt hơn có thể là sáu tháng.

Thay vì việc hình dung một khoản dự trữ khẩn cấp lớn, bạn có thể xây dựng việc quản lí chi tiêu cá nhân tự động chuyển tiền vào quỹ khẩn cấp mỗi tháng, như vậy việc xây dựng quỹ này sẽ giúp bạn xử lí công việc dễ dàng hơn. Cách tốt nhất để đạt được điều này là mở một tài khoản tiết kiệm ngân hàng hoặc mở tín dụng riêng mà bạn chỉ định làm quỹ cấp thiết cho mình bởi nếu giữ số tiều này trong tài khoản thông thường, bạn sẽ cảm thấy cám dỗ và dễ sử dụng số tiền này vào những điều không cần thiết.

Các ngân hàng tiết kiệm trực tuyến thường trả lợi tức cao để thu hút người dùng và điều này cũng là một lí do bạn nên để tâm. Để tránh bị cám dỗ chi tiêu, hãy từ chối thẻ ghi nợ mà ngân hàng trực tuyến có thể cung cấp cho bạn.

4. Tiết kiệm khi về hưu

Ngay khi bạn còn trẻ, khoảng thời gian từ giờ tới lúc nghỉ hưu sẽ còn rất lâu tuy vậy thời điểm ta bắt đầu tiết kiệm nên bắt đầu từ hôm nay. Càng chờ đợi lâu để nghiêm túc với mục tiêu này, bạn sẽ càng cần phải đóng góp nhiều hơn cho kế hoạch tài chính cá nhân để có thời gian nghỉ hưu thoái mái.

Kỹ năng quản lí tài chính

Không có một quy tắc nào về số tiền mà bạn muốn để tiết kiệm cho thời kì nghỉ hưu của mình, nhưng một nguyên tắc vững chắc là hãy dành nhiều số tiền lương của bản thân ở các độ tuổi khác nhau cho việc tích góp này. Khi số dư tài khoản hưu trí bằng hai lần tiền lương của bạn ở độ tuổi 35 giúp bạn đạt được thành công. Khi bạn 50 tuổi, mục tiêu là có gấp sáu lần mức lương của bạn trong tài khoản hưu trí và vào cuối những năm 60, bạn nên tiết kiệm gấp 10 lần tiền lương của mình.

5. Kế hoạch đầu tư dài hạn cho việc nghỉ hưu

Những gì bạn quản lý để tiết kiệm cho khi nghỉ hưu là yếu tố lớn nhất cho thấy bạn sẽ cảm thấy thoải mái cho tới khi rời khỏi công việc. Nhưng cách đầu từ tiền vào tài khoản hưu trí của mình cũng đóng góp một vai trò quan trọng.

Tiết kiệm cho hưu trí được chia thành số tiền bạn muốn đầu tư vào cổ phiếu và số tiền vào trái phiếu bởi cổ phiếu đôi khi có thể biến động, mặc dù trong thời gian dài hoặc hơn 10 năm sau, chũng đã mang lại lợi nhuận cao hơn so với trái phiếu.

Một rủi ro tiềm ẩn cần xem xét khi bạn quyết định kết hợp cổ phiếu và trái phiếu là lạm phát. Đó là một điều bất lợi bởi theo thời gian mọi thứ sẽ trở nên đắt hơn. Cổ phiếu trong khoảng thời gian dài đã tạo ra mức tăng tốt nhất để đánh bại lạm phát.

Sự kết hợp trong việc đầu tư trái phiếu, cổ phiếu phù hợp hay không phụ thuộc vào mục tiêu cá nhân của bạn hay vào mức độ rủi ro và thời gian.

6. Vay mượn thông minh

Các khoản đầu tư lớn thường liên quan tới việc vay tiền. Ngôi nhà bạn muốn mua, chiếc xe bạn đang sử dụng hay việc giúp con bạn trả tiền học cho đại học sau này.

Chìa khoá để xây dựng kĩ năng quản lí tài chính cá nhân là chỉ vay những gì bạn thực sự cần. Điều đó có thể trở nên khó khăn bởi vì ngay khi bạn đang muốn mua nhà, xe hay học đại học, những bên vay sẽ muốn bạn muốn vay nhiều hơn khoản bạn muốn vay. Điều nãy khiến bạn dễ gặp phải việc vay nặng lãi, và sẽ khiến bạn thân rơi vào rắc rối.

Tài chính cá nhân

Mục tiêu của bản thân bạn là vay vàng ít càng tốt để đáp ứng mục tiêu tài chính cá nhân của bạn. Bạn càng vay ít thì sẽ càng có nhiều tiền cho các mục tiêu khác.

Hãy nghĩ và tạo danh sách những việc bạn đang cần để quản lí chi tiêu cá nhân, và sắp xếp chúng theo trạng thái cần thiết. Ví dụ việc bạn cần một chiếc xe hơi, nhưng bạn có thực sự cần nó trong việc sử dụng không khi các việc bạn di chuyển bằng các phương tiện công cộng tiện lợi hơn. Vay càng ít càng tốt là cách bạn giải phóng các khoản ngân sách của mình để dành cho các mục tiêu khác.

7. Tổng kết

Cuối cùng bước quan trọng nhất là đạt được sự đánh giá kĩ lưỡng về những gì tạo nên một kế hoạch tài chính hoàn chỉnh. Tuy nhiên, khi bạn bắt đầu thực hiện những điều trong bài viết này, điều quan trọng là nhắc nhở bản thân là không bao giờ dừng lại trong việc tìm hiểu về tiền bạc. Cho dù bằng cách đọc các bài báo, nghe podcast thường xuyên liên quan tới việc thiết lập kế hoạch tài chính cá nhân của bạn, điều quan trọng nhất luôn là việc tiếp tục học hỏi và thích ứng việc quản lí chi tiêu cá nhân của bản thân.

Tham khảo thêm bài viết về chủ đề Tài chính cá nhân:

Làm giàu với 6 kênh đầu tư tài chính 4.0 phổ biến nhất năm 2021

Tài chính cá nhân là gì?

Sinh viên thực hiện: Phạm Huy Hiếu – 19051079