Digital Marketing là gì ? 8 hình thức của Digital Marketing bạn nên nắm rõ

The Future Of Digital Marketing In The Age Of Constant Change

Công nghệ đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến thói quen và hành vi của người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển của Digital Marketing. Lĩnh vực đầy mới mẻ này thu hút sự quan tâm của đông đảo người trẻ, đồng thời cũng khan hiếm nguồn nhân lực được đào tạo bài bản. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về Digital Marketing, đừng bỏ qua bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin, kiến thức tổng quan về Digital Marketing.

1, Khái niệm Digital Marketing là gì ?

Xu thế phát triển của công nghệ đã khiến Digital Marketing trở thành một phần không thể thiếu đối với đa số các doanh nghiệp. Tuy vậy, khi tìm hiểu đến những định nghĩa, khái niệm liên quan đến lĩnh vực này, có rất nhiều kết quả trả về với nhiều ý kiến và quan niệm khác nhau, khiến chúng ta khó khăn để nhận biết và tiếp cận với những thông tin chính xác, phù hợp nhất.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số góc nhìn và khái niệm về Digital Marketing của những chuyên gia, học giả nổi tiếng trên thế giới về Marketing.

Marketing là gì? – Principles of Marketing #1 – Vu Trieu Duong

Theo Philips Kotler: “Digital marketing, hay marketing điện tử, là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet”.

Theo Joel Reedy: “Marketing điện tử (Digital Marketing): bao gồm tất cả các hoạt động để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua internet và các phương tiện điện tử”.

Nhìn chung, Digital Marketing là gì, có thể hiểu đây là các hoạt động marketing và trao đổi thông tin, quảng bá thương hiệu thông qua các nền tảng Internet và kỹ thuật số, bao 4 dạng Media chính như sau:

   1.1, Owned Media

Owned Media là những kênh mà do chính doanh nghiệp, thương hiệu sở hữu, trong đó thường bao gồm website, microsite hoặc blog,… Owned Media bao gồm các platforms có thể chủ động kiểm soát, tồn tại lâu dài, có thể linh hoạt chỉnh sửa, tiếp cận được từng khách hàng. Cùng với đó, triển khai Digital Marketing trên Owned Media cũng tiết kiệm chi phí hơn so với các dạng Media khác.

Xu hướng OWNED MEDIA đang lên ngôi

   1.2, Paid Media

Paid Media là dạng truyền thông trả phí, hiểu một cách đơn giản, thương hiệu, doanh nghiệp trả tiền để các kênh này thực hiện việc quảng cáo theo yêu cầu. Ví dụ các kênh Paid Media có thể kể đến như quảng cáo hiển thị, social ads, quảng cáo hiển thị tìm kiếm, KOLs, retargeting,…

Paid Media có thể chủ động thực hiện theo yêu cầu phục vụ mục tiêu chiến dịch Digital Marketing của doanh nghiệp, sẵn sàng triển khai ngay lập tức và có độ bao phủ rộng. Đặc biệt, truyền thông trả phí cho phép theo dõi chỉ số, kết quả và báo cáo trả về giúp Marketers dễ dàng kiểm soát hiệu quả của chiến dịch.

Tổng quan về Digital Marketing

   1.3, Earned Media 

Truyền thông lan truyền hay Earned Media là một trong những dạng Media của Digital Marketing, khi khách hàng và công chúng mục tiêu tự lan truyền thông tin, tự truyền thông về thương hiệu. Sử dụng Earned Media xây dựng được sự tin cậy cho thương hiệu, doanh nghiệp, có sự minh bạch, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi mua của khách hàng.

Tuy nhiên, Earned Media khó kiểm soát do gặp khó khăn trong việc đo lường và có thể bao gồm cả những thông tin tiêu cực về doanh nghiệp.

Tổng quan về Digital Marketing

    4. Social Media 

Truyền thông xã hội (Social Media) là một trong những yếu tố quan trọng của Marketing Online,  thể hiểu, đây là các hoạt động tương tác của thương hiệu với công chúng mục tiêu, khách hàng qua các nền tảng Social của bên thứ ba.

Ví dụ như: Facebook, Instagram, Youtube, Forum, Twitter,… Các kênh Social Media đóng vai trò quan trọng bởi nó linh hoạt, có khả năng thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, mang lại hiệu quả về chi phí và mục tiêu của chiến dịch Digital Marketing. Đặc biệt, sử dụng Social Media giúp cá nhân hóa, đưa hình ảnh của thương hiệu, doanh nghiệp gần gũi, kết nối và xây dựng mối quan hệ, sự tin yêu với công chúng và khách hàng mục tiêu.

Social Media là gì? Cách thức hoạt động của Truyền thông Xã hội

2, Các hình thức của Digital Marketing

    2.1,Social media marketing 

Social media marketing (tiếp thị trên mạng xã hội) là một trong các hình thức digital marketing được nhắc đến nhiều nhất trong những năm trở lại đây. Đây là loại hình tiếp thị thông qua các mạng truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, Tiktok, và rất nhiều những nền tảng khác nữa.

Các Kênh Social Media Tiềm Năng Thúc Đẩy Hoạt Động Marketing Online Của Bạn - Glints Vietnam Blog

Mọi người đều quen thuộc với các phương tiện truyền thông xã hội này để kết bạn, giao lưu và cập nhật những xu hướng mới. Tuy nhiên, các nhà tiếp thị phải làm nhiều hơn thế với những chiến lược và cách tiếp cận khách hàng cụ thể.

Tiếp thị truyền thông xã hội không chỉ đơn giản là tạo bài đăng cho các kênh xã hội và phản hồi các bình luận. Một phần quan trọng của Social media marketing là phân tích dữ liệu và tạo chiến lược dựa trên dữ liệu đó.

Chính vì vậy, Social media marketing phức tạp hơn rất nhiều so với việc quản lý hồ sơ Facebook hay Instagram cá nhân của bạn.

    2.2,Search engine marketing 

Một trong các hình thức digital marketing rất phổ biến khác chính là Search engine marketing (SEM – tiếp thị trên công cụ tìm kiếm). SEM bao gồm 2 kênh chính là SEO và PPC.

SEM là gì? SEM thực sự bao gồm những công cụ nào?

SEO là viết tắt của Search engine optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), là một hình thức tiếp thị không trả phí. SEO tập trung vào việc đưa website của bạn lên thứ hạng cao ở trang kết quả của các công cụ tìm kiếm, khi ai đó nhập vào các từ hoặc cụm từ có liên quan đến thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp.

Mục đích là để dẫn những người tiêu dùng này đến với trang web của bạn, biết về sản phẩm của bạn và cuối cùng là sử dụng sản phẩm đó.

Trong khi đó, PPC (Pay-per-click) là một hình thức quảng cáo có trả phí trên các công cụ tìm kiếm. Tương tự như SEO, nó cũng hướng tới việc thu hút lượng truy cập của người dùng cho trang web của bạn. Tuy nhiên, điểm khác biệt là bạn sẽ bị tính phí mỗi khi quảng cáo của bạn (bao gồm đường link dẫn tới trang web) được nhấp vào.

    2.3, Email marketing

Email marketing (tiếp thị qua email) là hình thức tiếp thị được sử dụng khi bạn muốn gửi các thông tin trực tiếp đến hộp thư điện tử của đối tượng khách hàng.

Email marketing là gì? Các dạng email marketing bạn cần nắm rõ - Callio

Email marketing là một trong các hình thức digital marketing cho phép bạn tiếp cận khách hàng và tương tác với họ một cách nhanh nhất. Nó có thể được sử dụng như một chiến dịch ngắn hạn hoặc dài hạn.

Về mặt ngắn hạn, bạn có thể gửi tới khách hàng những mã giảm giá hoặc ưu đãi trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi những bản tin trên blog của mình để tăng lưu lượng truy cập trang web của bạn. Đây là một chiến lược lâu dài để nuôi dưỡng lòng tin của khách hàng.

    2.4, Mobile marketing

Khi điện thoại di động trở thành vật bất ly thân với đời sống của con người hiện đại thì Mobile marketing (tiếp thị trên điện thoại di động) cũng là một trong các hình thức digital marketing không thể thiếu. Loại tiếp thị này tập trung vào việc tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua điện thoại hoặc máy tính bảng của họ.

Mobile marketing là gì? Tổng quan về Mobile marketing

Trên thực tế, quảng cáo trên thiết bị di động có thể được sử dụng đồng thời với tất cả các hình thức digital marketing khác. Dù đó là tiếp thị trên mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, hay email, chúng đều có thể được phát triển sang phiên bản cho các thiết bị cầm tay thông minh.

Hình thức tiếp thị này ngày càng được coi trọng vì người tiêu dùng luôn dành phần lớn thời gian của họ trên các thiết bị di động, đặc biệt là những đối tượng trẻ tuổi.

    2.5, Content marketing

Content marketing (tiếp thị nội dung) xoay quanh việc xây dựng các nội dung để tăng nhận thức về thương hiệu. “Nội dung” có thể bao gồm các bài đăng trên blog, ebook, video, hay podcast.

Dù dưới hình thức nào, trước hết nội dung phải cung cấp giá trị cho người tiêu dùng, chứ không chỉ đơn thuần là quảng cáo thương hiệu hoặc thúc đẩy việc bán sản phẩm.

Content marketing là gì? Cách viết content marketing thu hút

Content marketing hoạt động cộng sinh với các hình thức digital marketing khác. Nó có thể kết hợp với các cụm từ khóa tìm kiếm trong SEO, hay được chia sẻ dưới dạng các bài đăng trên mạng xã hội và trong các ấn phẩm tiếp thị qua email.

Tiếp thị nội dung là một chiến lược dài hạn để nâng cao trải nghiệm của khách hàng, và có thể là yếu tố khiến khách hàng yêu thích thương hiệu của bạn hơn.

   2.6, Display advertising

Đây có thể là một trong các hình thức digital marketing mà bạn quen thuộc nhất. Khi đi tới bất kỳ một trang web hay mạng xã hội nào, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những banner quảng cáo. Chúng là thể dưới dạng ảnh động, ảnh tĩnh hay video, và được gọi chung một tên gọi là Display advertising (quảng cáo hiển thị).

Display advertising là gì và 4 điều cần lưu ý khi thực hiện Display Ads

Tương tự như cách hoạt động của PPC, Display advertising được tính phí dựa trên cơ sở giá mỗi nhấp chuột. Mỗi khi người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn, bạn sẽ bị tính phí một số tiền cụ thể được định sẵn.

   2.7, Affiliate marketing

Affiliate marketing (tiếp thị liên kết) tập trung vào mối quan hệ giữa người bán, nhà tiếp thị trung gian, và khách hàng. Hình thức tiếp thị này có nghĩa là nhà sản xuất liên kết với các cá nhân hoặc công ty trung gian để quảng bá và phân phối sản phẩm của họ.

Affiliate Marketing - Xu hướng mới trong Marketing

Nó đặc biệt phổ biến với các trang thương mại điện tử (như Amazon, Ebay, Shopee, Lazada, Tiki). Những đơn vị liên kết này sẽ quảng cáo sản phẩm của bạn trên trang web của họ và nếu có doanh thu, họ sẽ tự động nhận được hoa hồng cho việc thúc đẩy bán hàng đó.

  2.8, Influencer marketing

Hình thức digital marketing cuối cùng được đề cập đến chính là  Influencer Marketing  (tiếp thị thông qua người có ảnh hưởng).

Với loại hình marketing này, các công ty sẽ hợp tác với những người có ảnh hưởng, chẳng hạn như người nổi tiếng, chuyên gia, hoặc nhân vật có thẩm quyền. Họ là những người đã có sẵn sự tín nhiệm từ một cộng đồng follower đông đảo.

Influence Marketing là gì? 4 tiêu chí đánh giá hiệu quả

Khi họ quảng bá sản phẩm của bạn cho khán giả của họ, thường là trên các nền tảng mạng xã hội, những người theo dõi trung thành sẽ dễ dàng bị thu hút và muốn sử dụng sản phẩm đó. Uy tín của những người nổi tiếng này cũng sẽ là một minh chứng cho chất lượng sản phẩm của bạn trong mắt các khách hàng mục tiêu.

Mong rằng qua bài viết, bạn có thể trang bị thêm kiến thức nền tảng về Digital Marketing. Hãy luôn giữ đam mê và nhiệt huyết theo đuổi ước mơ của bạn.

Theo dõi Clibme.com để cập nhật những thông tin hay về Marketing nhé!

Người thực hiện: Nguyễn Hà Linh

Mã sinh viên: 19051131

Lớp: INE3104-4