Mô hình và các hoạt động của nền kinh tế chia sẻ – Sharing Economy đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, nhưng chỉ đến khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bùng nổ với các thành tựu khoa học – công nghệ thì mô hình này mới có những bước phát triển đột phá và trở thành yếu tố cốt cõi của nền kinh tế số hiện nay.
Việt Nam đang trong quá trình thúc đẩy phát triển công nghệ số hóa, tuy loại hình kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ chưa phát triển mạnh mẽ nhưng lại có nhiều tiềm năng, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch.
Bài viết sẽ tập trung làm rõ một số nội dung: (1) Khái niệm về kinh tế chia sẻ – sharing economy; (2) Các loại hình kinh tế chia sẻ chính và những tác động của nó đến du các homestay tại Hà Nội; (3) Một số khuyến nghị nhằm phát triển kinh tế chia sẻ – sharing economy đối với du lịch tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Homestay là loại hình lưu trú đang hot nhất hiện này. Đi một nơi nào đó các homestay cũng sẽ rất thu hút bạn bởi thiết kế bắt mắt, decor xinh xắn,… Bên cạnh đó giá cả cũng là một trong những vấn đề mà mọi người cân nhắc lựa chọn homestay. Hà Nội là một trong những địa danh du lịch tập hợp nhiều homestay đẹp nhất Việt Nam. Mỗi homestay nơi đây đều đầy đủ tiện nghi, đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản của cuộc sống.
Tuy nhiên, điểm mạnh của các homestay Hà Nội nằm ở kiến trúc và phong cách trang trí nội thất độc đáo nhưng giá cả lại rất cạnh tranh, phù hợp với hầu bao của nhiều đối tượng du lịch khác nhau. Dưới đây, chúng mình sẽ giới thiệu đến bạn những homestay đẹp nhất tại Hà Nội.
Nội dung bài viết
1. Khái niệm về kinh tế chia sẻ – Sharing Economy
Trên thực tế, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế chia sẻ – sharing economy, không có một định nghĩa chung cho tất cả mọi trường hợp hay mọi quốc gia. Mức độ rộng, hẹp của các định nghĩa có thể xuất phát từ các góc nhìn khác nhau.
Kinh tế chia sẻ – sharing economy được coi là hoạt động tái thiết kinh tế, trong đó các cá nhân ẩn danh có thể sử dụng các tài sản, dịch vụ nhàn rỗi (bao gồm cả các tài sản vô hình – như kỹ năng cá nhân và thời gian rảnh rỗi), được sở hữu bởi các cá nhân khác thông qua các nền tảng kết hợp trên Internet. Đó là một mô hình kết nối để những người tiêu dùng có thể tận dụng nguồn lực dư thừa của nhau.
Trong kinh doanh, nền kinh tế chia sẻ – sharing economy được hiểu là một thuật ngữ đề cập đến mô hình kinh doanh khai thác từ sự hợp thành của các yếu tố tài nguyên sẵn có kết hợp với các yếu tố công nghệ. Theo đó, mô hình này thường do các doanh nghiệp khởi nghiệp khởi xướng.
Đây là đối tượng không sở hữu bất kỳ một nhà máy hay một kho hàng nào nhưng lại có cả một kho tài nguyên sẵn có trên toàn cầu và luôn sẵn sàng gia nhập vào hệ thống.
Đến nay, có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau nhưng theo cách hiểu phổ biến nhất, mô hình kinh tế chia sẻ là một hệ thống kinh tế mà ở đó tài sản hoặc dịch vụ được chia sẻ dùng chung giữa các cá nhân, hoặc không phải trả tiền hoặc trả một khoản phí, với tính chất điển hình là thông qua các công cụ Internet. Đây là một phương thức kết nối mới giữa người mua (người dùng) và người bán (người cung cấp) đối với một hoạt động kinh tế.
Tại Việt Nam, thời gian gần đây, thuật ngữ nền kinh tế chia sẻ được đưa ra bàn luận trên nhiều diễn đàn, với một số mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ , như: ứng dụng gọi xe Grab, Be, Go Việt; dịch vụ du lịch và khách sạn, dịch vụ chia sẻ phòng ở như Airbnb,…
Trong điều kiện của Việt Nam, có thể hiểu kinh tế chia sẻ – sharing economy là một phương thức kinh doanh mới của kinh doanh ngang hàng, một hệ thống kinh tế mà ở đó tài sản và dịch vụ được chia sẻ cho nhiều người sử dụng trên thị trường thông qua việc ứng dụng các nền tảng số.
Như vậy, kinh tế chia sẻ là một mô hình thị trường kết hợp giữa sở hữu và chia sẻ, trong đó đề cập đến vai trò ngang hàng dựa trên sự chia sẻ quyền sử dụng hàng hóa và dịch vụ, nhằm gia tăng lợi ích cho các bên tham gia. Hiện nay, có ba yếu tố giúp cho việc chia sẻ quyền sử dụng các hàng hóa và dịch vụ mới được thuận lợi như:
Thứ nhất, hành vi của khách hàng đối với nhiều loại hàng hóa và dịch vụ được thay đổi tính chất từ sở hữu đến chia sẻ.
Thứ hai, liên kết mạng lưới người tiêu dùng qua các mạng xã hội trực tuyến và thị trường điện tử dễ dàng hơn.
Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin qua các thiết bị di động và các dịch vụ điện tử làm cho việc sử dụng, chia sẻ các hàng hóa và dịch vụ trở nên thuận tiện hơn.
2. Các loại hình kinh tế chia sẻ – Sharing Economy chính, những tác động của nó đến du lịch tại Việt Nam và TOP5 Honetay đã ứng dụng kinh tế chia sẻ
2.1. Một số mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực du lịch – homestay
Tại Việt Nam, mặc dù kinh tế chia sẻ chưa thực sự phát triển nhưng việc cho thuê những tài sản ít sử dụng đã và đang tồn tại.
Một khảo sát mới công bố của Công ty Nielsen trong hơn 30.000 người tiêu dùng trực tuyến trên 60 quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương, châu Âu, châu Mỹ Latinh, Trung Đông, châu Phi và Bắc Mỹ cho thấy, kinh tế chia sẻ đang bắt đầu khởi phát, mở rộng trong các lĩnh vực và Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng lớn để phát triển mô hình này.
Theo khảo sát của Nielsen, cứ 4 người Việt Nam được hỏi thì có 3 người cho biết thích ý tưởng kinh doanh về mô hình này; 76% cho biết sẵn sàng tận dụng các sản phẩm và dịch vụ chia sẻ; chỉ có 18% từ chối chia sẻ tài sản cá nhân của mình.
Một số loại hình kinh tế chia sẻ đã xuất hiện ở Việt Nam, trong đó nổi lên 3 loại hình dịch vụ:
(1) Dịch vụ chia sẻ phương tiện giao thông (như Grab, Go Viet, Dichung, Fastgo, Be v.v…);
(2) Dịch vụ lưu trú (như Airbnb, Travelmob, Luxstay);
(3) Dịch vụ cho vay ngang hàng (chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp Fintech). Ngoài ra, nhiều dịch vụ khác cũng đã được hình thành, như: dịch vụ du lịch, chia sẻ không gian làm việc (coworking space), gửi xe, chia sẻ lao động và việc làm,…
Các mô hình chia sẻ phương tiện giao thông (GrabTaxi và Uber, Go Viet, Dichung, Fastgo, Be) là ứng dụng định vị tự động dùng để đặt và điều phối xe taxi trên điện thoại thông minh, hướng tới mục tiêu cải tiến thị trường taxi địa phương bằng khởi đầu đơn giản, chi phí hiệu quả cho cả 2 bên cung (công ty vận tải) và cầu (hành khách).
Với công nghệ này, dịch vụ chia sẻ phương tiện giao thông tối ưu hóa quá trình kết hợp giữa công ty taxi và hành khách. GrabTaxi và Uber là hai ứng dụng đặt xe được sử dụng phổ biến và sớm nhất tại Việt Nam.
Tuy nhiên, từ cuối tháng 3/2018, Grab công bố việc mua lại hoạt động kinh doanh của Uber tại thị trường Đông Nam Á và đổi lại chuyển nhượng 27,5% cổ phần cho Uber. Từ ngày 08/04/2018, toàn bộ khách hàng và tài xế dùng Uber đã chuyển qua ứng dụng của Grab.
– Các mô hình chia sẻ hình thức lưu trú:
Mô hình Airbnb: Airbnb là viết tắt của cụm từ AirBed and Breakfast, là ứng dụng kết nối trực tiếp người có phòng (chủ nhà/chủ phòng trọ/căn hộ/villas) cho thuê với người thuê phòng (đi du lịch/công tác) cần tìm chỗ lưu trú, kể cả ngắn ngày hay dài ngày, thông qua một ứng dụng di động với thủ tục, cách làm cực kì đơn giản mà giá cả lại rẻ, hợp lý hơn rất nhiều so với những trang web đặt phòng thông dụng khác – như booking, agoda…
Airbnb bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam năm 2015 với khoảng 1.000 phòng được cho thuê và tăng gấp 6,5 lần tính đến giữa năm 2017. Đây được đánh giá là ứng dụng tuyệt vời và tiện ích giúp người đi du lịch, công tác tìm kiếm được những căn phòng trống như ý mình với giá cả phải chăng (vì kết hợp trực tiếp giữa chủ nhà và khách thuê) và mang lại sự thoải mái.
Hiện nay, Airbnb khá phổ biến – tập trung chủ yếu ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các thành phố du lịch lớn như Đà Lạt, Sapa, Hội An, Đà Nẵng…, dự báo sẽ tiếp tục được nhân rộng chỉ trong thời gian ngắn.
Với khoản phí đối với chủ nhà ở mức 3% tổng giá trị đặt phòng, phí thu khách đặt phòng ở mức 6 – 12%, mức phí này sẽ hiển thị luôn trong quá trình khách sử dụng dịch vụ. Dù vậy, mức phí này vẫn đảm bảo số tiền phải trả thấp hơn so với khi đặt phòng khách sạn qua các kênh truyền thống.
Mô hình Luxstay: Trước khi Airbnb tấn công vào thị trường Việt Nam, Luxstay là cái tên duy nhất hoạt động trong lĩnh vực cho thuê phòng, khách sạn trên ứng dụng. Luxstay là nền tảng trực tuyến kết nối các chủ nhà với người có nhu cầu thuê nhà ngắn hạn, trong đó có khách du lịch hoặc người kinh doanh.
Hiện tại, Luxstay đang sở hữu hơn 15,000 chỗ nghỉ tập trung, chủ yếu vào các khu vực thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các điểm du lịch như Nha Trang, Sapa, Hạ Long, Đà Nẵng, Đà Lạt.
Mô hình Triip.me: Mô hình này đã biến những người địa phương bình thường thành một hướng dẫn viên du lịch nghiệp dư. Triip.me cho phép bất kỳ ai cũng có thể tạo một gói sản phẩm du lịch, đưa lên và bán cho khách du lịch trên trang web hoặc ứng dụng trên iPhone.
Triip.me được hình thành và xây dựng từ một nhóm người trẻ đam mê du lịch, họ đến từ nhiều quốc gia với những nền văn hóa khác biệt nhau. Điểm chung lớn nhất của Triip.me là nơi kết nối mọi người, chia sẻ kinh nghiệm về du lịch, qua đó góp phần bảo tồn văn hóa tại các địa phương.
Mô hình Travelmob: Là trang web đăng tải thông tin về việc cho thuê nhà hay phòng ở trong thời gian ngắn hạn. Travelmob là trung gian giải quyết các giao dịch tài chính giữa hai bên chủ nhà và người thuê nhà.
Chủ nhà sẽ cung cấp thông tin cần thiết về vị trí, diện tích, giá cả miễn phí trên Travelmob, qua đó du khách sẽ có sự lựa chọn nơi lưu trú phù hợp với nhu cầu của họ.
Chủ nhà sẽ trả một khoản phí dịch vụ khi giao dịch thành công. Được thành lập từ năm 2012 tại Singapore, Travelmob hiện nay đã được sử dụng ở hầu hết các điểm đến nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á và châu Á. Việt Nam hiện nay cũng đã có phiên bản tiếng Việt của Travelmob tại địa chỉ vn.travelmob.com.
Trên đây là một số mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực du lịch bước đầu đã xuất hiện ở Việt Nam. Với một thị trường hơn 90 triệu dân cùng hạ tầng công nghệ ổn định, những mô hình này sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và người tiêu dùng Việt Nam cũng sẽ có thêm nhiều lựa chọn cho nhu cầu của bản thân mình.
2.2. Những tác động của kinh tế chia sẻ – Sharing Economy đến du lịch tại Việt Nam
Có thể thấy rõ, hiện nền kinh tế chia sẻ đã và đang nở rộ ở rất nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó có cả ngành Dịch vụ du lịch, khách sạn. Nó đang ảnh hưởng lớn đến cách mà các khách sạn truyền thống đang kinh doanh.
Nhờ tới sự phát triển của công nghệ, mà lối kinh doanh cộng sinh hiện nay được nhiều người hướng tới, tạo ra nhu cầu cực kỳ lớn cho ngành du lịch. Khách du lịch cũng có những sự thay đổi nhất định trong tư tưởng chọn nơi trú chân của mình trong những kỳ nghỉ.
Từ một số mô hình được đề cập ở trên, có thể nhận thấy phương thức kinh doanh này có những tác động nhất định đến các phương thức truyền thống như sau:
Mô hình home-sharing ( Airbnb, Luxstay, Homestay…) ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh lưu trú truyền thống:
Tuy không phải là một công ty kinh doanh khách sạn mà là một mô hình trung gian kết nối giữa người cho thuê phòng và khách du lịch, nhưng mô hình kinh doanh lưu trú theo phương thức kinh tế chia sẻ đã giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận và khai thác sử dụng những tài sản mà họ không sở hữu và không có điều kiện sở hữu riêng (căn hộ; phòng nghỉ)
Đồng thời cũng giúp người sở hữu tài sản (chủ của các căn hộ, phòng nghỉ) có cơ hội để tăng thêm thu nhập. Số liệu từ AirDNA cho biết, 68% chủ hộ tham gia Airbnb tại TP HCM sở hữu 2 căn homestay trở lên, thu nhập trung bình hàng tháng 14 triệu đồng/ căn hộ, với 56% chủ nhà cho thuê nguyên căn. Con số này dự kiến sẽ còn tăng lên, “ăn theo” sự phát triển của ngành hàng không giá rẻ.
Trong khi đó, tại Hà Nội, doanh thu các chủ nhà nhận được cho mỗi căn hộ lại chỉ đạt mức 8-9 triệu đồng/ tháng. Cũng theo thống kê từ AirDNA, tổng số chủ nhà hiện nay tại Việt Nam ở mức xấp xỉ 19,000; trong đó có tới 5,000 chủ nhà tại miền Bắc và miền Nam, số còn lại phân bổ tại miền Trung, Tây Nguyên.
Tuy nhiên, điều đặc biệt là một chủ nhà thường đăng ký sở hữu trên 2 chỗ nghỉ qua các trang OTA, nền tảng đặt phòng (chiếm 69%). Điều này khẳng định home-sharing không đơn thuần là nguồn tăng thu nhập cho những chủ nhà có phòng nhàn rỗi mà đã trở thành sản phẩm kinh doanh sinh lời, đầy tiềm năng của các nhà đầu tư.
2.3 Hygge Homestay
Hygge được ra đời với sứ mệnh truyền cảm hứng về lối sống tối giản, sống gần gũi với thiên nhiên, dành thời gian để nâng niu, trân quý những hạnh phúc bình dị, ngồi xuống thực sự kết nối với những người quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn.
Dù bạn đi 1 mình hay nhóm đông, dù là đi trốn 1 ngày hay muốn tổ chức tiệc cùng bạn bè, Hygge Homestay đều phù hợp cho bạn với lựa chọn book 1 căn hoặc cả khu.
STONE House – căn nhà được xây dựng bằng đá núi đầu tiên tại Hà Nội. Không chỉ đem lại vẻ ngoài vô cùng độc đáo, đá núi còn giúp căn nhà luôn giữ được nhiệt độ ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.
Stone House được bài trí theo phong cách Scandinavia lấy cảm hứng từ vùng Bắc Âu với 2 tông màu chủ đạo nâu và trắng.
Từ xuất xứ của phong cách này, bạn cũng phần nào đoán ra được tinh thần mà nó có thể mang lại: Chất hoang dã và thô mộc; Sự tinh tế và trong trẻo; Gọn gàng và tối giản. Đó cũng chính là điều Hygge Homestay muốn đem tới cho Stone House.
Tree House là căn nhà gỗ được xây dựng ở trên cây với phong cách tối giản. Đồ nội thất bên trong cũng ưu tiên chất liệu gỗ cho cảm nhận ấm cúng. Từ Tree House, bạn có thể ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh thiên nhiên ở phía dưới.
Cuối cùng, Lala House với cái tên được lấy ý tưởng từ bộ phim Lala Land. Ngôi nhà mang phong cách Modern Victorian tối giản, không gian gỗ cho cảm nhận lãng mạn, riêng tư.
Dừng chân tại Hygge Homestay Âu Cơ mang đến những trải nghiệm thực sự thú vị. Giữa lòng thành phố sôi động như Hà Nội, thời gian như ngưng đọng tại Hygge Homestay. Nơi đây xứng đáng là top 1 homestay tại Hà Nội!
Để rồi, những vị khách ghé thăm có thể tận hưởng những khoảnh khắc hiện tại, hòa mình với thiên nhiên với lối sống tối giản. Sẽ chẳng có từ ngữ nào có thể mô tả hết cảm nhận về Hygge Homestay bằng việc tự mình trải nghiệm nơi đây! Homestay này cũng ứng dụng kinh tế chia sẻ tức sharing economy kết hợp với LUXstay để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Thông tin liên hệ homestay:
- Địa chỉ : 244 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội
- Hotline: 098.128.4321
- Fanpage: https://www.facebook.com/HyggeHomestay244AuCo
2.4 Momento Homestay
Momento Homestay có điểm nhấn đặc biệt là sự kết hợp một loạt kiến trúc của Hà Nội ở những năm 90, Sapa lãng mạn và Hội An cổ kính, rất đỗi yên bình.
Ở đây bạn hoàn toàn có thể chọn cho mình 1 căn phòng, nơi mang lại cho bạn cảm giác thân quen, gần gũi và ấm áp. Với lợi thế nằm gần trung tâm thành phố và có giá cả hợp lý, bạn hoàn toàn có thể đi thẳng từ sân bay đến Momento Homestay mà không cần phải suy nghĩ gì nhiều.
Momento Homestay bao gồm 4 phong cách kiến trúc của Hà Nội những năm 1990, Hội An, Sapa và Khu vườn trên gác mái.
Mỗi phòng đều được chăm chút trong từng chi tiết décor và đều có nhà vệ sinh riêng. Trong đó phòng trên cùng nhất còn có vườn này, có bếp riêng nữa và đủ thoáng để có thể nhìn thấy mặt trời lặn.
Khu bếp của homestay này không quá rộng nhưng khá ghi điểm với cách phối màu đầy trẻ trung của tủ bếp. Thêm nữa, ở đây còn có một thư viện xinh xinh để bạn lựa chọn lấy một cuốn sách và thư thả nghiền ngầm từng con chữ.
Homestay này cũng ứng dụng kinh tế chia sẻ tức sharing economy kết hợp với LUXstay để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Thông tin liên hệ homestay:
- Địa chỉ: Số 48A Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Giá tham khảo: 300.000 – 1.000.000 đồng/người
- Điện thoại: 093 993 68 99
- Fanpage: https://vi-vn.facebook.com/momentohomestay/
2.5 Hidden Villa Homestay
Hidden Villa Homestay được nhiều người ví như ngôi nhà bí mật của Bella và Edward trong bộ phim “Chạng vạng”. Đây là một homestay nằm ở ngoại ô Hà Nội. Nằm gọn trong một cánh rừng thông xanh bạt ngàn.
Hidden Villa Homestay có nguồn gốc là một trang trại nên lối kiến trúc ở đây gắn liền với thiên nhiên, thiết kế tận dụng tối đa không khí và ánh sáng mặt trời thông qua những tấm kính trong.
Homestay này như 1 căn nhà lớn, đáp ứng mọi nhu cầu cho một đại gia đình hoặc một nhóm bạn khoảng 10 người.
Bên cạnh nhu cầu nghỉ dưỡng, bạn có thể tham gia rất nhiều hoạt động như đạp xe, chơi tennis, câu cá, đọc sách, đi dạo, chụp ảnh trong rừng thông, bơi lội, chạy bộ, cắm trại trong rừng và làm tiệc nướng BBQ ngoài trời…Ngoài ra, nếu bạn muốn thưởng thức một vài món ăn địa phương như gà đồi, heo rừng và một vài loại rau sạch đặc trưng thì có thể nhờ người dân nơi đây hướng dẫn cách làm, tha hồ sống ảo!!!
Đây là một không gian biệt lập, yên tĩnh và trong lành, đưa bạn thoát ra khỏi những bụi bặm và ồn ào nơi đô thị.
Homestay này cũng ứng dụng kinh tế chia sẻ tức sharing economy kết hợp với LUXstay để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Thông tin liên hệ homestay:
- Địa chỉ: Quốc lộ 2A, xã Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội
- Giá tham khảo: 4.000.000đ đồng/1 căn nhà sức chứa 10 người
- Điện thoại: 0969.774.088/ 0967.816.806
- Fanpage: https://www.facebook.com/UrbanGetawayVietnam/posts/hidden-villa-s%C3%B3c-s%C6%A1n/1887987704788342/
2.6 Chloe & Leo Homestay Tràng Tiền Hà Nội
- Valse Room – Căn phòng là những gì mềm mại, tinh khôi nhất mà chúng mình muốn dành cho những cặp đôi lưu lại căn phòng này. Vì vậy phòng được đặt tên là Valse – điệu Van-xơ tình tứ luôn khiến những nàng thơ tìm thấy một nửa của mình trong các cuốn phim kinh điển.
- Sun Room – Đúng như tên gọi, Sun room là căn phòng ngập nắng với cửa kính nhìn ra ban công. Căn phòng rộng rãi nhất boutique này hợp với gia đình hoặc nhóm bạn 4-6 người, được Suzy, vị khách gần nhất ưu ái nhận xét là “better than 5-star hotel”.
- Wine Room – Rộng hơn một chút so với Sea Room. Wine Room với góc gầm cầu thang độc đáo là điểm nhấn cho cả căn phòng với những chi tiết decor cực kì cổ điển hơi hướng Châu Âu.
- Sea Room – Đặt ở tầng 1 của ngôi nhà, nơi bạn chỉ mất vài bước chân là có thể sà vào chiếc giường êm ái sau một ngày rong ruổi rã rời. Căn phòng là những gì thuận tiện nhất cho 1 solo traveller, 1 expat đến làm việc hoặc 1 cặp đôi đã có lịch trình chơi Hà Nội không màng ngủ nướng.
Chloe & Leo Homestay Tràng Tiền là hành trình tìm tòi cùng với những người thợ mộc lành nghề tạo ra sản phẩm gỗ đẹp nguyên sơ, bền bỉ với thời gian, màu sắc ấm cúng hoài cổ.
Homestay này cũng ứng dụng kinh tế chia sẻ tức sharing economy kết hợp với LUXstay để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Thông tin liên hệ homestay- kinh tế chia sẻ:
- Địa chỉ: 39 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại: 096 977 98 95
- Fanpage: https://www.facebook.com/chloeleohomestay/
2.7 Lacaito Homestay
Nép mình trong con ngõ nhỏ tại phố Dã Tượng – trung tâm thành phố Hà Nội nhưng ở Lacaito Homestay lại yên tĩnh vô cùng. Lacaito tách biệt khỏi sự ồn ào và náo nhiệt của phố thị, bạn sẽ chẳng nghe được những âm thanh não nề, mệt mỏi, cũng chẳng thấy khói bụi hay nhịp sống xô bồ ngoài kia.
Lacaito Homestay với lối thiết kế mang phong cách hiện đại, nội thất bên trong bằng gỗ, mây, tre sẽ mang lại cảm giác thân thương, mộc mạc
Lacaito Homestay khiến người ta phải lòng ngay từ lần đầu tiên bởi lối decor vintage nhưng vẫn hiện đại, tiện nghi.
Căn nhà được trang trí bởi những viên gạch in hoa văn vô cùng bắt mắt kết hợp với màu sắc hài hòa của bộ ga gối gợi lên hoài niệm về các căn biệt thự kiểu Pháp thời xưa ở Hà Nội.
Ngoài ra còn có cửa sổ lớn đón nhiều ánh sáng tự nhiên vào phòng, cây xanh khiến không gian trở lên tươi mát. Mỗi phòng đều được trang bị điều hòa và tivi màn hình phẳng.
Homestay này cũng ứng dụng kinh tế chia sẻ tức sharing economy kết hợp với LUXstay để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Thông tin liên hệ homestay – kinh tế chia sẻ:
- Địa chỉ: Tầng 2, 3, số 2 ngõ Dã Tượng, phố Dã Tượng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại: Ms Thu: 0965 317 138 hoặc Ms PA: 0963 223 868,
- Fanpage: https://www.facebook.com/lacaito
3. Một số khuyến nghị nhằm phát triển kinh tế chia sẻ – Sharing Economy đối với lĩnh vực du lịch – homestay tại Hà Nội
Để phát triển bền vững và tận dụng các lợi thế cơ hội của kinh tế chia sẻ – sharing economy, Nhà nước cần phải quan tâm đến các quan điểm định hướng và giải pháp tương ứng như sau:
Thứ nhất, xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các hoạt động kinh tế chia sẻ – sharing economy và truyền thống.
Cần sớm điều chỉnh và bổ sung kịp thời các văn bản pháp quy để quản lý tốt hoạt động kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ và du lịch thông minh, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, qua đó giúp nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Thứ hai, nâng cao năng lực quản lý của bộ máy nhà nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để khuyến khích và quản lý sự phát triển các hoạt động kinh tế chia sẻ sharing economy .
Thứ ba, chú trọng công tác an ninh mạng để đảm bảo lợi ích cho người dân tham gia, cụ thể:
Cần có những chính sách hướng dẫn các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có trách nhiệm bảo mật thông tin (không cung cấp thông tin cho bên thứ ba, ngoại trừ có yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và người có thông tin cho phép)
Tuyên truyền nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc bảo mật thông tin cá nhân của người khác.
Thúc đẩy giao dịch thanh toán xuyên biên giới đều phải thông qua cổng thanh toán quốc gia, do một đơn vị làm chủ (đơn vị này do NHNN cấp phép hoạt động).
Người viết: Đỗ Quang Dũng
MSSV: 18050429
QH-E-KTQT-2018 CLC-3
Để biết thêm về kinh tế chia sẻ – sharing economy và những homestay hot hit nhất hiễn nay hãy đọc thêm: https://youtu.be/Onymj-smGNU
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về những chủ đề hot nhất hiện nay của nhóm chúng tôi, hãy nhớ truy cập :
Ethereum 2021 hứa hẹn đánh sập đế chế Bitcoin
Bất ngờ trước top các dự án FDI đổ về Việt Nam đầu năm 2021
Và cũng đừng quên theo dõi clibme.com để cập nhật những thông tin mới về kinh tế một cách nhanh nhất!