TOP 3 sàn thương mại điện tử lớn nhất góp phần phát triển nền kinh tế số Việt Nam

Sàn thương mại điện tử hiện nay, nơi mà thị trường ngày càng mở rộng và trở thành phương thức kinh doanh phổ biến của người dân, doanh nghiệp. Nhờ sự đa dạng về mô hình hoạt động, đối tượng, quy trình cung ứng hàng hóa, dịch vụ cùng sự hỗ trợ của hạ tầng internet và ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa thương mại điện tử trở thành trụ cột quan trọng trong phát triển nền kinh tế số. Hiện nay ở Việt Nam có không ít các sàn thương mại điện tử, nhưng nổi bật và được nhiều người sử dụng nhất là 3 sàn: Shopee, Lazada và Tiki. 

Nội dung bài viết

Shopee

Shopee được thành lập bởi Lý Tiểu Đông vào năm 2009 nhưng đến 2015 mới được giới thiệu lần đầu (tại Singapore). Trụ sở của Shopee đặt tại Singapore, sở hữu bởi Sea Ltd.

Shopee không chỉ là sàn thương mại điện tử giao dịch giữa các cá nhân thực hiện mua – bán, mà còn mở rộng sân chào đón các thương hiệu lớn gia nhập, mở rộng tệp khách hàng đến những người có yêu cầu cao. Tuy nhiên, sàn giao dịch này hiện tại vẫn tập trung tệp khách hàng ưa thích giảm giá, sản phẩm giá rẻ, có xu hướng tích cực săn sale.

Shopee - sàn thương mại điện tử
Shopee – sàn thương mại điện tử

Chiến lược Marketing của ông lớn Shopee tập trung vào các đợt giảm giá, đây cũng là sàn thương mại điện tử khởi xướng trào lưu săn sale của giới trẻ thông qua các đợt khuyến mãi hàng tháng và các dịp đặc biệt.

Ngoài ra, chiến lược tiếp thị còn thực hiện chương trình Shopee Affiliate – tiếp thị liên kết với sự tham gia đông đảo của các KOLs, các trò chơi lắc xu, tích điểm khuyến khích người dùng truy cập thường xuyên. Nhờ đó, lượng người dùng của Shopee ngày càng đông đảo và khiến cho ông lớn này nhiều lần đừng đầu về lượt truy cập trong danh sách sàn thương mại điện tử tại Việt Nam.

>> Xem thêm: Shopee là gì? Giới thiệu về Shopee và những điều có thể bạn chưa biết

Lazada

Sàn thương mại điện tử Lazada thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Alibaba, ra mắt tại Việt Nam vào tháng 3 năm 2012, có trụ sở chính tại Singapore. Các sản phẩm, dịch vụ trên Lazada đa dạng ngành hàng từ nội thất, điện tử đến hàng tiêu dùng…

Lazada tạo nên website thương mại điện tử trung gian cho người tham gia thực hiện giới thiệu và trưng bày hàng hóa. Đồng thời sàn thương mại này cũng tham gia hỗ trợ vào các quy trình vận chuyển và thanh toán mua hàng.

Lazada - sàn thương mại điện tử
Lazada – sàn thương mại điện tử

Kênh Facebook của Lazada đạt hơn 31 triệu lượt theo dõi, triển khai liên tiếp các livestream bán sản phẩm và chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Chiến dịch quảng bá được đầu tư thấy rõ khi Lazada mời diễn viên hàng đầu Hàn Quốc – Hyun Bin làm gương mặt đại diện cho mình.

>> Xem thêm: Lazada là gì? Lazada của nước nào? Tìm hiểu về Lazada Việt Nam

Tiki

Thành lập từ tháng 3/2010, Tiki là website thương mại điện tử của Việt Nam hiện đang trong top dẫn đầu về khả năng làm hài lòng khách.

Năm 2017 đánh dấu bước chuyển mình của sàn thương mại điện tử này sang hình thức Marketplace khi mở rộng quy mô cho giao dịch của hơn 10 triệu sản phẩm từ 16 ngành hàng lớn. Hiện nay, Tiki tự hào lọt top 2 các trang thương mại điện tử tại Việt Nam và top 6 khu vực Đông Nam Á.

Tiki - sàn thương mại điện tử
Tiki – sàn thương mại điện tử

Với phương châm hoạt động “Tất cả vì Khách Hàng”, Tiki luôn không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm, từ đó mang đến trải nghiệm mua sắm trọn vẹn cho Khách Hàng Việt Nam với dịch vụ giao hàng nhanh trong 2 tiếng và ngày hôm sau TikiNOW lần đầu tiên tại Đông Nam Á, cùng cam kết cung cấp hàng chính hãng với chính sách hoàn tiền 111% nếu phát hiện hàng giả, hàng nhái.

>> Xem thêm: Những điều cần biết khi đăng ký bán hàng trên Tiki

Những lưu ý khi bán hàng trên các sàn thương mại điện tử hiện nay

Bán hàng trên sàn thương mại điện tử cần tuân theo nhiều chính sách khác nhau. Theo đó, chỉ cần một sơ xuất nhỏ, bạn cũng có thể bị gián đoạn công việc kinh doanh. Vì vậy, hãy lưu lại một số chú ý sau quan trọng sau để thuận lợi hơn khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử:

  • Tìm hiểu kỹ chính sách của sàn thương mại điện tử trước khi bắt đầu kinh doanh để không bị rơi vào “Blacklist – Danh sách đen”.
  • Tìm hiểu và nắm chắc danh sách các sản phẩm bị cấm kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử
  • Đầu tư, chăm chút hình ảnh để thu hút sự chú ý của khách hàng tại gian hàng
  • Nghiên cứu, đầu tư các giải pháp tối ưu, quảng cáo,… để đẩy sản phẩm lên top tìm kiếm
  • Trau chuốt cho sản phẩm, chăm sóc khách hàng sau mua hàng để nhận được đánh giá cao và tăng uy tín gian hàng

Như vậy, có thể thấy tốc độ phát triển nhanh chóng của các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước. Đây cũng là điều kiện tốt cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Khi người bán kích được cầu, người mua dễ dàng mua hơn. Đồng thời cũng thúc đẩy nền kinh tố của Việt Nam ngày một phát triển và sánh ngang với các nước trên thế giới.

>> Xem thêm: TOP 4 ứng dụng ví điện tử hữu ích nhất