Sản phẩm “Made in Vietnam” vươn ra quốc tế nhờ thương mại điện tử xuyên biên giới

Sự nở rộ của thương mại điện tử xuyên biên giới cùng những đánh giá tích cực của người tiêu dùng toàn cầu với sản phẩm Việt cho thấy năng lực ngày càng được nâng cao và tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp nội địa.

Thương mại điện tử – mảng xuất khẩu mạnh thứ 5 của Việt Nam

Theo báo cáo về xu hướng xuất khẩu thông qua thương mại điện tử tại Việt Nam do Hãng Amazon vừa công bố, doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới (B2C) của Việt Nam ước tăng trưởng trên 20%/năm, đạt 75.400 tỉ đồng (3,3 tỉ USD) trong năm 2021 và dự kiến đạt 256.100 tỉ đồng (11,1 tỉ USD) vào năm 2026. Trong đó, hơn 64% doanh số do các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) tạo ra.

Báo cáo nhận định nếu coi “thương mại điện tử B2C” như là một ngành hàng xuất khẩu, đây sẽ là ngành xuất khẩu thế mạnh đứng thứ 5 tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới.

Thương mại điện tử trở nên ngày càng quan trọng đối với doanh nghiệp

Theo thống kê của Công ty Ninja Van, TMĐT xuyên biên giới với các mặt hàng từ Việt Nam hoạt động chủ yếu thông qua các sàn TMĐT quốc tế như Amazon, JD.com, Alibaba, Shopee Global… Người tiêu dùng ở khắp thế giới hiện có thể mua hàng với số lượng sỉ hoặc lẻ từ các nhà bán hàng Việt Nam. Các loại hàng hóa được doanh nghiệp Việt chọn xuất khẩu nhiều nhất hiện nay là nông sản thành phẩm, thủ công mỹ nghệ, nội thất, gia dụng, chăm sóc sức khỏe, dụng cụ y tế.

Xem thêm: Tổng quan thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam

Top 5 danh mục sản phẩm “Made in Vietnam” bán chạy nhất trên Amazon

Đại dịch Covid-19 mang đến nhiều thách thức cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng cũng mở ra những hướng đi mới cho doanh nghiệp bằng cách tận dụng tiềm năng về mặt sản xuất của thị trường trong nước. Minh chứng rõ nét nhất cho điều đó là danh sách Top 5 sản phẩm Việt Nam bán chạy nhất trên Amazon – nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới với hơn 300 triệu khách hàng; bao gồm: Đồ gia dụng, Dụng cụ nhà bếp, Sản phẩm dệt may, Tiện ích gia đình, Sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và cá nhân.

Ví dụ sản phẩm gốm sứ Việt được bày bán trên Amazon
Gốm sứ Minh Long đang từng bước hội nhập xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới cùng Amazon

Có thể thấy, tay nghề sản xuất của người Việt đã được ghi nhận trên quy mô toàn cầu, khẳng định rằng các doanh nghiệp, nhà sản xuất và đối tác bán hàng Việt Nam đang đứng trước một cơ hội rất lớn trong việc phát triển kinh doanh trên kênh thương mại điện tử xuyên quốc gia.

Là một trong những ngành sản xuất và xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam những năm vừa qua, sản phẩm dệt may cũng lọt Top các sản phẩm Việt được ưa chuộng trên Amazon năm vừa qua. Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ tại tọa đàm “Niềm tin hàng Việt, vượt xuyên biên giới” cho biết, thương hiệu dệt may Việt khá nhiều và đa dạng nhưng hiện chủ yếu chỉ phục vụ thị trường tiêu thụ trong nước mà chưa vươn tầm ra Thế giới.

Với nhiệm vụ đến năm 2030 phát triển 30 thương hiệu dệt may ra thị trường thế giới; và căn cứ vào xu hướng mua sắm, tiêu dùng khi đại dịch bùng phát toàn cầu… Trước mắt, trong tầm nhìn của mình, Hiệp hội khuyến khích doanh nghiệp tham gia các sàn thương mại điện tử trong nước để tăng cường kỹ năng bán hàng; đẩy mạnh thương mại điện tử trong nước; đồng thời hợp tác với các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới uy tín như Amazon để từng bước đưa thương hiệu sản phẩm dệt may “Made in Vietnam” ra thị trường toàn thế giới.

Xem thêm: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI LÀ GÌ? TOP 5 WEBSITE TMĐT PHỔ BIẾN THẾ GIỚI 2022

Doanh nghiệp Việt Nam hợp tác cùng Amazon Global Selling

Tiềm năng của xuất khẩu qua thương mại điện tử là rất lớn, tuy nhiên không thể phủ nhận những thách thức mà doanh nghiệp Việt phải đối mặt nếu muốn đi theo con đường này. Trước hết, kiến thức về Luật xuất khẩu, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm theo từng thị trường là những yếu tố mà nhiều công ty Việt Nam còn thiếu. Bên cạnh đó, quy trình vận hành, hậu cần, kho bãi, vận chuyển, chăm sóc khách hàng, nhận thanh toán… chưa được chuẩn hoá và đòi hỏi đầu tư cao cũng là một yếu tố trở ngại cho các doanh nghiệp muốn mở rộng thi trường quốc tế. Đặc biệt hơn, khi tiếp xúc với khách hàng ở nước ngoài, việc xây dựng thương hiệu và ứng dụng các công cụ marketing online cũng rất quan trọng và cần được cập nhật liên tục.

Đứng trước những cơ hội và thách thức như vậy, việc lựa chọn một đối tác xuất khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới phù hợp là rất quan trọng.

Nỗ lực tạo 10.000 doanh nghiệp TMĐT xuyên biên giới

Mới đây, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương) phối hợp với Amazon Global Selling Việt Nam đã khởi động chương trình “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá”.

Các doanh nghiệp và nguồn nhân lực trẻ Việt Nam được đào tạo hơn 20 khóa học về TMĐT xuyên biên giới, nghiên cứu thị trường, xây dựng danh mục sản phẩm, đăng ký và bảo vệ thương hiệu, quy trình bán hàng trên Amazon…

Chương trình hướng tới mục tiêu hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực TMĐT xuyên biên giới cho 10.000 doanh nghiệp trong giai đoạn 2022 – 2026.

Chính thức khởi động chương trình đào tạo “Thương mại điện tử Xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá”

Xem thêm: Thương mại điện tử xuyên biên giới: cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam năm 2022

Lợi ích đạt được cùng Amazon Global Selling

Ông Lý Huy Sáng, Phó Tổng giám đốc của công ty Gốm sứ Minh Long cho biết: “Trong 50 năm qua, Gốm sứ Minh Long đã tạo dựng được uy tín trong nước là một thương hiệu gốm sứ cao cấp. Trước khi xuất hiện trên Amazon Global Selling, việc mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường bán lẻ quốc tế đã luôn là tham vọng của chúng tôi. Tuy nhiên, chỉ sau khi trở thành đối tác với Amazon, chúng tôi mới có thể từng bước hiện thực hóa tham vọng này và bắt đầu một hành trình kinh doanh mới. Amazon đã luôn sát cánh hỗ trợ giúp thương hiệu của chúng tôi vượt qua những thách thức này”.

Tham gia hỗ trợ hàng ngàn doanh nghiệp Việt Nam “lên sàn” Amazon từ năm 2019, Amazon Global Selling cho cho thấy sự đầu tư nghiêm túc và quy mô cho thị trường Việt Nam. Amazon hiện diện ở 21 quốc gia cùng mạng lưới giao hàng kết nối khách hàng từ hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thông qua Amazon Global Selling, doanh nghiệp và nhà sản xuất Việt Nam có cơ hội tiếp cận 300 triệu tài khoản người mua hàng trên toàn cầu, trong đó có hơn 200 triệu khách hàng Prime và hàng triệu khách hàng doanh nghiệp trên toàn cầu.

Dịch vụ hoàn thiện đơn hàng Amazon
Dịch vụ Hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon với 185 trung tâm trên toàn thế giới.

Ngoài ra, dịch vụ hoàn thiện đơn hàng cũng là một điểm cộng lớn. Thay vì phải bỏ nguồn lực riêng để thiết lập và vận hành khâu cung ứng, vận chuyển, lưu kho, chăm sóc khách hàng, giờ đây, doanh nghiệp có thể dùng FBA để Amazon phụ trách toàn bộ khâu lưu kho, đóng gói, lấy hàng, vận chuyển từ các trung trung tâm vận hành trên trên toàn thế giới. Amazon có hơn 185 trung tâm hoàn thiện đơn hàng trên toàn thế giới, đảm bảo mạng lưới hậu cần và giao hàng đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, hiệu quả hỗ trợ các đối tác bán hàng các vấn đề liên quan đến dịch vụ chăm sóc khách hàng và chính sách đổi trả.

Riêng tại Việt Nam, Amazon Global Selling đã thành lập 2 văn phòng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh để nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp Việt trong quá trình mang sản phẩm đến với khách hàng quốc tế. Đồng thời Amazon Global Selling còn tăng cường hợp tác với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam (IDEA), Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ,…. góp phần kết nối và mang lại những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà sản xuất, đối tác bán hàng Việt Nam.

Hội nghị Thương mại điện tử Xuyên biên giới
Hội nghị Thương mại điện tử Xuyên biên giới 2021 sẽ diễn ra vào hai ngày 14 – 15/12/2021

Để giúp các doanh nghiệp, nhà sản xuất và đối tác bán hàng Việt Nam sẵn sàng cho hành trình xuất khẩu qua thương mại điện tử, Amazon Global Selling tổ chức Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới năm 2021 trực tuyến, diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/12/2021. Với chủ đề “Tinh hoa hàng Việt, vượt xuyên biên giới”, Hội nghị sẽ trang bị những kiến thức cần thiết về thương mại điện tử xuyên biên giới, đồng thời cung cấp những thông tin khách quan, đa chiều từ đại diện các ngành nghề, hiệp hội để doanh nghiệp phân tích những cơ hội và có sự chuẩn bị cần thiết cho mình trên hành trình mang thương hiệu “Made in Vietnam” ra trường quốc tế.

Xem thêm: Thương mại điện tử xuyên biên giới: cơ hội và giải pháp phát triển 2

Sinh viên thực hiện: Hoàng Tuấn Nam

Mã sinh viên: 20050139

 

19 thoughts on “Sản phẩm “Made in Vietnam” vươn ra quốc tế nhờ thương mại điện tử xuyên biên giới

    • 02nhom9 says:

      Cảm ơn bạn đã quan tâm ạ! Những người mang đang mang thai và cho con bú thì nên chú ý dinh dưỡng và luyện tập thể thao đều bạn nhé!

    • 02nhom9 says:

      Amazon trước khi bán một sản phẩm thì họ phải kiểm tra chất lượng kỹ càng rồi mới bán ra thị trường bạn nhé! Không phải cái gì cũng bán đâu.

      • Mling says:

        thái độ của chủ trang web coi người bình luận là con hàng như vậy là không được nhé bạn ! tôi sẽ báo cáo trang web này lên các trang thông tin của chính phủ để làm gương

        • 02nhom9 says:

          Dạ mình xin lỗi ạ! Mình không có ý coi bạn cmt là “con hàng” mà chỉ đang cung cấp thêm cho bạn đó thông tin về Amazon thôi ạ!

Comments are closed.