KHỞI NGHIỆP HẬU COVID 19 – ĐIỂM MẶT NHỮNG LƯU Ý NHÀ ĐẦU TƯ KHÔNG NÊN BỎ LỠ

Tinh thần khởi nghiệp giai đoạn hậu Covid 19 đối mặt với sự thay đổi sâu sắc từ khách hàng, diễn biến thị trường đến các mô hình kinh doanh. Đây không chỉ là thách thức, đây còn là cơ hội và động lực cho các nhà đầu tư tìm kiểm các hướng đi mới. bối cảnh ” bình thường mới” sau đại dịch Covid 19 đòi hỏi phải có tư duy và tầm chiến lược mới. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cùng các bạn điểm mặt những chiếc lược mà các nhà đầu tư nên biết khi khởi nghiệp ở giai đoạn Hậu Covid 19.

I.Trạng thái bình thường mới

“Trạng thái bình thường mới”  hậu Covid 19 là trạng thái mà tại đó đất nước vừa tập chung chống dịch, vừa khôi phục kinh tế như lúc ban đầu. Có 4 đặc trưng để nhận diện ”  trạng thái bình thường mới “đó là :

Trạng thái bình thường mới
Trạng thái bình thường mới
  • Khi làm bất kỳ việc gì, phải vừa đảm bảo tính hiệu quả vừa đảm bảo mục tiêu
  • Dịch bệnh là vấn đề diễn ra trên quy mô toàn cầu, tình huống bát thường không ai đoán trước được tác động đến mọi giai tầng của xã hội, không phụ thuoocjv ào trình độ phát triển hay thể chế chính trị
  • Tác động của dịch bệnh đòi hỏi mỗi con người, tổ chức và toàn bộ hệ thống xã hội phải năng động và có khả năng chống chịu và thích ứng với bối cảnh mới
  • Đặt ra nhiều vấn đề phải định hình lại, phải đối mặt với nhiều rủi ro xã hội như dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu…

II. Môi trường đầu tư giai đoạn hậu Covid 19

  • Từ những nỗ lực trong cải thiện thủ tục hành chính

Ngay từ những ngày đầu năm 2022, chính phủ đã ban hành nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh daonh, nâng cao năng lục cạnh tranh quốc gia năm 2022 ( nghị quyết 02/NQ-CP). Đây là nghị quyết được chính phủ đưa ra để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, khơi thông nguồn lực trong xã hội nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước

  • Đến chính sách thu hút các dòng vốn FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần bổ sung vốn, công nghệ, năng lực quản lý, khả năng kinh doanh, khả năng tổ chức và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong năm 2021, mặc dù dịch Covid -19 đang diễn biến phức tạp nhưng vốn FDI vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềm tin rất lớn vào môi trường đầu tư Việt Nam. Vốn đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh đều tăng so với năm 2020, đặc biệt vốn điều chỉnh tăng mạnh tới 40,5%.

Bước sang năm 2022, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được kỳ vọng sẽ khởi sắc trở lại nhờ những chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn và chủ trương mở cửa trở lại nền kinh tế sau hai năm đóng cửa bởi dịch bệnh Covid-19. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến 20/3/2022 đạt 8,91 tỷ USD, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước

III. Các xu hướng khởi nghiệp nhà đầu tư nên biết

Có 5 xu hướng đáng chú ý của các công ty khởi nghiệp trong giai đoạn gần đây

Các xu hướng khởi nghiệp nhà đầu tư nên biết
các xu hướng khởi nghiệp nhà đầu tư nên biết

Tạo ra các giải pháp kỹ thuật số

Chúng ta đang sống trong một thế giới kỹ thuật số. Đại dịch đã mang lại nhiều thay đổi và tăng cường thúc đẩy thị trường trực tuyến lớn mạnh, nơi mọi người đặt hàng, tương tác và tiến hành các hoạt động kinh doanh chủ yếu trên môi trường trực tuyến.

Ngày càng có nhiều người tham gia môi trường trực tuyến thường xuyên hơn, vì vậy các công ty khởi nghiệp đều tham vọng phát triển một ứng dụng mà mọi người có thể sử dụng hàng ngày. Tạo ra các sáng kiến và giải pháp kỹ thuật số nằm trong các xu hướng nổi bật và đầy hứa hẹn trong thời gian qua.

Giải quyết các ” bài toán” về sức khỏe

Công nghệ sinh học đã được dự kiến ​​sẽ có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm lên tới 15,83% trong khoảng năm 2021 đến năm 2028. Ngành công nghiệp này đã được ghi nhận đóng vai trò quan trọng trong giải quyết một cuộc khủng hoảng sức khỏe, chẳng hạn như phát triển vắc-xin để chống lại vi-rút Covid-19 hoặc các bệnh mới nổi khác. Rất nhiều công ty đang nghiên cứu các phương pháp điều trị ung thư, tiểu đường và nhiều bệnh khác dựa trên các công nghệ sinh học.

Nhiều công ty khởi nghiệp đang hoạt động rất tích cực trong lĩnh vực này. Một trong những công ty khởi nghiệp hàng đầu châu Á là CogSmart (Nhật Bản) đang phát triển các giải pháp nhằm cải thiện chứng sa sút trí tuệ giai đoạn đầu. Hay công ty khởi nghiệp HealthTech đang dành nhiều nỗ lực để tìm ra “công thức” về lối sống lành mạnh nhằm bảo vệ sức khỏe cho não bộ suốt đời.

Phát triển phần mềm hỗ trợ làm việc từ xa

Trên toàn cầu, các tin tuyển dụng làm việc từ xa tăng khoảng 2,28 lần so với con số trước thời điểm diễn ra đại dịch Covid-19. Đặc biệt, con số này tăng gấp 3,5 lần tại Singapore,  4,1 lần ở Trung Quốc và 4,65 lần ở Ấn Độ. Điều này cho thấy ngày càng có nhiều công ty nhìn thấy lợi ích của các giải pháp làm việc linh hoạt như thế nào.

Việc chuyển sang làm việc từ xa trong thời kỳ sau đại dịch có khả năng sẽ tiếp tục phát triển. Ngày 28/4, Airbnb thông báo cho nhân viên về việc họ được phép làm việc từ xa vĩnh viễn và có thể chuyển đến bất cứ nơi nào mình muốn. Atlassian, một công ty của Úc gần đây đã thông báo về việc ngừng cho nhân viên làm việc tại văn phòng vĩnh viễn. Vì vậy, các doanh nghiệp phát triển các phần mềm hỗ trợ làm việc từ xa được cho là sẽ đứng trước nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Thực hiện các sáng kiến xanh

Cải thiện nhận thức về môi trường và tăng trưởng bền vững  không chỉ là nỗ lực của từng khu vực mà còn là một bước đi thông minh để các công ty khởi nghiệp bắt đầu hành trình của mình với một số hoạt động thân thiện với môi trường. Một số các doanh nghiệp đã nghĩ đến các giải pháp đầu tư vào phương tiện giao thông chạy bằng điện để tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường, đồng thời giúp cải thiện hình ảnh của chính công ty.

Các công ty khởi nghiệp mới không nhất thiết chỉ phục vụ khách hàng ở môi trường trong nước hay trong khu vực, mà việc sử dụng hình ảnh xanh cũng có thể thu hút doanh nghiệp và các nhà đầu tư từ khắp các châu lục.

Rời xa các phương thức tài chính truyền thống

Tài chính phi tập trung (DeFi) là một lĩnh vực tăng trưởng lớn trên toàn thế giới khi nhiều người chuyển dần từ tiền tệ truyền thống sang các tùy chọn số hóa toàn cầu. Các công ty khởi nghiệp DeFi ở Đông Nam Á đã huy động được hơn 1 tỷ đô la tài trợ vào năm 2021, gấp 6 lần so với năm trước đó. Thực tế này khiến giới quan sát cho rằng, nhiều công ty khởi nghiệp trong các mô hình tiền điện tử sẽ nổi lên trong năm 2022.

Các chuyên gia cũng cho rằng, các công ty khởi nghiệp APAC cần nhận ra các xu hướng đang phát triển hiện nay để triển khai mô hình kinh doanh phù hợp. Các nhà điều hành doanh nghiệp và công ty khởi nghiệp cần lưu ý, dù cho định hướng xây dựng bất kỳ loại hình công ty nào, hãy chú trọng việc tích hợp đa dạng mô hình tiền tệ và áp dụng trí tuệ nhân tạo bởi các đổi mới này có thể mang lợi ích to lớn trong tương lai

Về đầu trang

Sinh Viên Thực Hiện: Dương Hồng Lập

Mã Sinh Viên: 17050791

Lớp: 2022 – INE3104-1

 

Có thể bạn quan tâm.

Startup Việt kỳ vọng phát triển mạnh mẽ sau đại dịch

Khởi nghiệp trong bão Covid 19

Bắt trend khởi nghiệp từ đại dịch

Người trẻ xoay chuyển tình thế trong dịch: Trong nguy luôn có cơ, nếu…