3 giải pháp cải thiện thương mại ngành dệt may Việt Nam- EU trong bối cảnh đại dịch COVID-19

Trong bối cảnh hiện nay, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang trở nên phổ biến đối với mọi quốc gia trên toàn thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được hình thành và phát triển cùng với quá trình tự do hóa thương mại và xu hướng mở cửa nền kinh tế của các quốc gia nhằm giải quyết các vấn đề chủ yếu. Chính vì thế, hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) đã được ký kết và đi vào hoạt động năm 2019 và đem lại sự tăng trưởng bất ngờ cho thương mại song phương Việt Nam-EU, đặc biệt là ngành dệt may.

  1. Hiệp định thương mại Việt Nam-EU (EVFTA)

    Hiệp định thương mại Việt Nam-EU (EVFTA)
    Hiệp định thương mại Việt Nam-EU (EVFTA)

     

Tháng 10 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch EU đã nhất trí bắt đầu đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Sau hai năm (tháng 6/2012), Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và các Ủy viên Thương mại EU  chính thức tuyên bố bắt đầu đàm phán hiệp định EVFTA, đàm phán đã kết thúc và bắt đầu chuyển sang giai đoạn xem xét pháp lý để  ký  vào tháng 12/2015. Vào tháng 6 năm 2017, việc rà soát pháp lý ở cấp độ kỹ thuật đã  hoàn thành.

Tuy nhiên, ba tháng sau (tức là tháng 9/2017), do một số vấn đề mới liên quan đến thẩm quyền phê duyệt Hiệp định Thương mại tự do của EU với từng nước thành viên, EU đã chính thức đề nghị  Việt Nam tách  nội dung bảo hộ đầu tư. và cơ chế Giải quyết Tranh chấp giữa Nhà đầu tư-Nhà nước (ISDS). của hiệp định EVFTA thành một hiệp định riêng.

Vào tháng 6 năm 2018, đã chính thức thống nhất  tách  EVFTA thành hai hiệp định, bao gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Thương mại tự do EU (EVFTA) Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA); chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý của Hiệp định EVFTA; và thống nhất tất cả nội dung của thỏa thuận IPA.

Chính thức đến tháng 10 năm 2018 thì Ủy ban Châu Âu thông qua EVFTA và IPA Hội đồng Châu Âu đã phê duyệt cho phép ký Hiệp định vào tháng 6 năm 2019.Và vào ngày 30 tháng 6 năm 2019,Việt Nam và EU chính thức ký kết EVFTA và IPA.

Đến tháng 3 năm 2020, Hội đồng châu Âu đã phê duyệt Hiệp định EVFTA và chỉ 3 tháng sau, tháng 6 cùng năm, Quốc hội Việt Nam cũng đã đặt bút phê chuẩn vào Hiệp định EVFTA VÀ EVIPA, kết thúc một chặng đường dài trong việc ký kết Hiệp định cũng như xác lập mối quan hệ thương mại chặt chẽ và bền vững giữa Việt Nam và EU..

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và EU được xem như một FTA thế hệ mới được ký kết giữa Việt Nam và 28 nước là thành viên EU.

EVFTA là một trong hai FTA (trong đó gồm Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)) có mức độ và phạm vi cam kết cao nhất từ trước tới nay mà Việt Nam đã từng ký kết và hợp tác, hứa hẹn là một Hiệp định toàn diện, cân bằng về chất lượng, đem lại lợi ích song phương cho cả Việt Nam và các nước thành viên EU. Cùng với đó, Hiệp định này cũng có đầy đủ các quy định cũng như tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chí của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

 

2. Thương mại song phương ngành dệt may giữa Việt Nam- EU

Thương mại song phương ngành dệt may giữa Việt Nam- EU
thương mại dệt may việt nam

 

Những năm gần đây, ngành Dệt may Việt Nam liên tục có bước phát triển tích cực, đạt mức tăng trưởng xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước. 6 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 18 tỷ USD, tăng 8,61% so với cùng kỳ năm 2018.

Mặc dù, tăng trưởng cao, nhưng trước những diễn biến của thương mại toàn cầu đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi ngành Dệt may cần có giải pháp ứng phó…

Năm 2018, ngành Dệt may Việt Nam đánh dấu mốc quan trọng khi kim ngạch xuất khẩu đạt trên 36 tỷ USD, tăng trưởng hơn 16% so với năm 2017 (năm 2015 tăng 12,1%, năm 2016 tăng 4,07%, năm 2017 tăng 10,8%). Ngành Dệt may Việt Nam nằm trong tốp 3 nước xuất khẩu cao nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Cụ thể, năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 28,78 tỷ USD, tăng 14,45%; xuất khẩu vải đạt 1,66 tỷ USD, tăng 25,5%; xuất khẩu xơ sợi đạt 3,95 tỷ USD, tăng 9,9%; xuất khẩu vải không dệt đạt 528 triệu USD, tăng 15,54%; xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may đạt 1,23 tỷ USD, tăng 14,59%, đáng chú ý, giá trị thặng dư ngành Dệt may năm 2018 ước đạt 17,86 tỷ USD, tăng 14,39%.

Theo Báo cáo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2019, kinh tế thế giới có xu hướng tăng chậm lại do những biến động và xung đột chính trị, thương mại, đặc biệt chính sách bảo hộ, chiến tranh thương mại gia tăng ngày càng phức tạp, khó lường, nhưng ngành dệt may đạt tổng kim ngạch xuất khẩu gần 18 tỷ USD, tăng 8,61% so với cùng kỳ năm 2018;

trong đó, hàng may mặc đạt 14,02 tỷ USD, tăng 8,71%. Mặt hàng vải đạt 1,02 tỷ USD, tăng 29,9%; các mặt hàng xơ, sợi đạt 2,01 tỷ USD, tăng 1,1%; vải địa kỹ thuật tăng 16,9%; phụ liệu dệt may giảm 0,29%.

Về thị trường xuất khẩu, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu 6 tháng ước đạt 7,22 tỷ USD, tăng 12,84% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 46,9%;

tiếp đó là các nước thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đạt 2,57 tỷ USD, tăng 11,13%, chiếm tỷ trọng 16,71% (riêng Nhật Bản đạt 1,79 tỷ USD, tăng 5,6% và chiếm 11,68%); EU đạt 2,05 tỷ USD tăng 10,46%, chiếm tỷ trọng 13,36%; Hàn Quốc đạt 1,37 tỷ USD, tăng 5,59%, chiếm tỷ trọng 8,91%.

Mặc dù, đạt được kết quả khả quan, nhưng ngành Dệt may Việt Nam đang đứng trước những khó khăn, thách thức, đó là: Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng tới tỷ giá giữa các đồng tiền, giá hàng hóa gia công tại Việt Nam cao hơn so với một số nước trong khu vực như: Hàn Quốc, Trung Quốc dẫn tới ảnh hưởng đến các đơn hàng xuất khẩu, đặc biệt với nhóm hàng dệt may.

Theo đó, một số DN số đơn hàng mới chỉ bằng khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2018. Đặc biệt, việc tiêu thụ sợi và nguyên phụ liệu gặp rất nhiều khó khăn vì thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc cắt giảm lượng nhập hàng.

Một số DN trong Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã đạt được kết quả khả quan. Tuy vậy, con số này rất khiêm tốn, chỉ những công ty có nguồn vốn, quy mô lớn, còn trên 80% DN nhỏ và vừa vẫn thuần gia công.

Nguyên nhân là do còn tồn tại một số hạn chế như: Nguồn nguyên phụ liệu hầu hết phụ thuộc vào nước ngoài, phương thức gia công xuất khẩu là chủ yếu (chiếm 65%), hàng FOB 25%, ODM và OBM chỉ chiến tỷ trọng 10%.

Bên cạnh đó, trình độ công nghệ chỉ ở mức trung bình. Trình độ lao động dệt may thấp, lao động phổ thông chiếm đến 76%; sơ cấp, trung cấp chuyên nghiệp chiếm 17,3%; cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm 6,8%.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành Dệt may đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa được ký kết. Tuy nhiên, để ngành Dệt may được hưởng ưu đãi từ các FTA mang lại phải đáp ứng nghiêm ngặt về quy tắc xuất xứ từ vải, sợi…

3. Tác động của Hiệp định thương mại tự do dến ngành hàng dệt may trong bối cảnh COVID-19

Tác động của Hiệp định thương mại tự do dến ngành hàng dệt may trong bối cảnh COVID-19
COVID19

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng hết sức nặng nề đến thương mại không chỉ của Việt Nam nói riêng mà toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung. Đối với ngành dệt may, đại dịch COVID đã gây khó khăn trong tiêu thụ và làm gián đoạn cả khâu sản xuất cũng như nguồn cung ứng.

Tại hai thị trường chính và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong xuất khẩu dệt may là Đức cà Pháp cũng đã bị đại dịch làm cho chững lại.

Chính vì thế, kể từ khi hiệp định EVFTA được ký kết vào ngày 1/8/2020 sẽ tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may từ Việt Nam sang thị trường EU.

Ảnh hưởng từ việc cắt giảm thuế nhập khẩu vào EU sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc sang thị trường này. Bên cạnh đó, mặt hàng may mặc cũng sẽ ngay lập tức chúng minh cho tác động tích cực mà EVFTA đã mang lại cho Việt Nam.

Trong thời gian tới, chắc chắn những mặt hàng được giảm và miễn thuế sẽ phát huy được lợi thế, gia tăng sản lượng xuất khẩu đặc biệt là trong hoàn cảnh đại dịch diễn biến ngày một phức tạp.

Thứ hai, EVFTA sẽ khiến cho việc lựa chọn hình thức xuất khẩu của Việt Nam phải thay đổi. Việt Nam sẽ phải thay thế hình thức xuất khẩu gián tiếp, thông qua nhiều kênh trung gian thành kênh trực tiếp. Điều này giúp cho Việt Nam ngày một nâng cao giá trị xuất khẩu cũng như rút ngắn các khâu phân phối, nâng cao hiệu quả xuất khẩu trong bối cảnh đại dịch.

Thứ ba, tác động của EVETA sẽ khiến Việt Nam phải điều chỉnh chiến lược xuất khẩu nghiêng về chất lượng hơn số lượng, các cam kết về nguồn gốc xuất xứ, SPS,… đã thể hiện rằng tiêu chuẩn của các nước EU rất cao nên các mặt hàng dệt may, da giày xuất khẩu từ Việt Nam muốn được xuất hiện tại thị rường EU sẽ cần phái đáp ứng đủ các tiêu chí của thị trường nảy.

Ngoài ra, hiệp định EVFTA cũng để kích thích các doanh nghiệp Việt Nam hướng tới mục tiêu xuất khẩu các mặt hàng dệt may, quần áo,… sang thị trường EU Theo số Liệu tử Tổng cục hài quan cho thấy  sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU đã chạm mốc 3,7 tỷ USD, một con số vô cùng kinh ngạc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc.

Trong đó, hàng tháng đều có trên 200 doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào sản xuất và xuất khẩu mặt hàng dệt may từ Việt Nam sang EU.

Với hiệp định EVFTA, ta thấy rằng giảm các hàng ráo thuế quan và phá thuế quan sở giúp tăng trưởng thương mại ngành dệt may của 2 phía. Trong mô hình, việc thuế không.có tác động nhiều đến dòng cháy thương mại là do số liệu nghiên cứu từ năm 2015 – 2020 không có sự biến động quá lớn từ đó chưa thấy tác động của thuế đến đóng chảy thương mại.

Tuy nhiên, từ góc nhìn định tính thì sau khi EVETA có hiệu lực thì thuế suất giám rất nhiều từ đó ảnh hường mạnh đến thương mại song phương. Ngoài ra EFVTA cũng giảm thiểu các hàng ráo phi thuế khác như hạn ngạch, từ đó mờ rộng chủ trương cho dệt may Việt Nam đáp ứng nhu cầu của người dân EU nhằm tác động tích cực đến dòng chảy thương mại của 2 bên,

Thêm vào đó, EFVFTA có hiệu lực kéo theo sự phát triển của đầu tư của đôi bên trong đó có sự phát trển của một số hoại động Logistic, vận tải đa phương thức, rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia từ đó nâng cao được dòng chảy thương mại giữa 2 bên.

Tóm lại, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch nhưng nhờ có Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) mang lại những ưu đãi về thuế quan, thương mại song phương giữa Việt Nam- EU vẫn giữ được mức tăng trưởng cũng như giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của COVID tới tiêu thụ ngành hàng dệt may.

 

4. Góp ý về chính sách hiện tại của chính phủ đối với Hiệp định thương mại tự do trước đại dịch COVID-19

Góp ý về chính sách hiện tại của chính phủ đối với Hiệp định thương mại tự do trước đại dịch COVID-19
cách chính sách của chính phủ

Thứ nhất, cần rà soát lại các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến EVFTA để xây dựng kế hoạch điều chỉnh, sửa đổi với tầm nhìn 10 năm tới.

Những vấn đề cần được quan tâm rà soát là các quy định về lao động và công đoàn , mua sắm chính phủ , ngân hàng , tiếp cận thị trường (về quy tắc xuất xứ, TBT, SPS, hải quan, sở hữu trí tuệ, đầu tư, đấu thầu…) , trong đó lao động công đoàn, mua sắm chính phủ và tiếp cận thị trường là các vấn đề cần dành sự quan tâm sâu sắc.

Thứ hai, rà soát và xác định định những lĩnh vực kinh tế bị tác động mạnh khi thực hiện các cam kết EVFTA để có biện pháp hỗ trợ hợp lý theo thông lệ quốc tế.

Chẳng hạn một số sản phẩm xuất khẩu có lợi thế của Việt Nam có thể bị hạn chế do các nước EVFTA áp dụng quy tắc xuất xứ mới khắt khe hơn; đồng thời đối phó với rào cản thương mại ngày càng tăng của các quốc gia trên thế giới.

Thứ ba, có các giải pháp hỗ trợ đối với khu vực sản xuất trong nước vì theo EVFTA, nếu hàng hoá sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường cần đáp ứng được các yêu cầu khá cao và phức tạp về quy tắc xuất xứ, muốn được hưởng thuế suất ưu đãi của EVFTA,

Phải có nguyên liệu tự sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước thành viên EVFTA, ngay cả dù có hay không thì cũng là tiên quyết nhằm phát triển sản xuất trong nước.

Do đó cần chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để tránh phụ thuộc quá lớn vào nguyên vật liệu nhập khẩu , có chính sách thu hút đầu tư vào các ngành này.

Để xuất khẩu sang các thị trường EVFTA nói riêng và thế giới nói chung, dệt may Việt Nam cần khắc phục các hạn chế hiện tại thông qua các giải pháp chính sách với cả ngành (doanh nghiệp đơn lẻ khó thực hiện), đặc biệt là các giải pháp nhằm:

Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may (đặc biệt là công nghiệp dệt nhuộm) với các chính sách đồng bộ (về các cơ chế khuyến khích/hỗ trợ liên quan tới thuế, mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng logistics; tiêu chuẩn môi trường, điều kiện lao động….).

Có các chính sách khuyến khích về thuế quan, khâu xuất khẩu, tạo điều kiện cho các mặt hàng mũi nhọn được phân tích trên như HS 62 và HS 61.

Cải thiện chất lượng nguồn lao động (thông qua các cơ chế khuyến khích-hỗ trợ đào tạo nghề).

Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ để các doanh nghiệp chuyển dần từ sản xuất gia công sang các công đoạn khác có giá trị cao hơn trong chuỗi sản xuất hàng dệt may.

https://clibme.com/evfta-xuat-khau-nong-san-viet-nam-duoc-gi-mat-gi/?fbclid=IwAR2eNzMVOKniMidPONohLU7rBOfohPhYU67MomhZ60WThCNM23ddJcffF6E

https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/tac-dong-cua-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-the-he-moi-den-viec-phat-trien-cong-nghiep-vat-lieu-cua-viet-nam.html