Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 8/2021: Xuất khẩu nông sản Việt Nam được gì – mất gì?

Xuất khẩu nông sản sang Việt Nam sang EU. EVFTA

Thế giới đang vận động không ngừng theo xu thế “mở cửa” giữa các vùng kinh tế. Sự hội nhập toàn cầu trở thành một lẽ thiết yếu thúc đẩy mọi quốc gia phát triển. Đặc biệt, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, nơi có vị trí địa lý là giao điểm của các tuyến giao thương giữa các quốc gia, đang là vùng kinh tế “nóng” đón đầu xu hướng này.

Với thế mạnh về xuất khẩu nông sản, Việt Nam cũng đang nỗ lực thúc đẩy thị trường nông sản Việt Nam qua hợp tác khu vực, toàn cầu, song phương và đa phương. Điển hình là việc Việt Nam đã kí kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) ngày 30/06/2019. Việc này cũng dấy lên câu hỏi: Hiệp định EVFTA đã và đang mang lại cơ hội và thách thức nào cho Thị trường nông sản Việt Nam? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

1. Tổng quan về thị trường nông sản Việt Nam

Việt Nam từ một đất nước phải thúc đẩy sản xuất nông sản để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nay đã vươn lên một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Năm 2021 đánh dấu kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt 48,6 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, ngành NN&PTNT đã hoàn thành chỉ tiêu trước hạn 1 tháng, thậm chí vượt mục tiêu 6,6 tỷ USD của Chính phủ. Với sự tiếp sức của EVFTA, Việt Nam như “hổ thêm cánh” trong ngành thương mại xuất khẩu nông sản sang EU.

Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. xuất khẩu nông sản
Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nguồn: VnEconomy

 

2. Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA

Hiệp định EVFTA là kết tinh của mối quan hệ song phương tốt đẹp giữa Việt Nam và EU, chú trọng vào lĩnh vực kinh tế-thương mại. Trong các năm gần đây, EU luôn là một trong những bạn hàng chiến lược của Việt Nam với kim ngạch hai chiều năm 2019 đạt 56,45 tỷ USD, trong đó riêng xuất khẩu đạt 41,5 tỷ USD.

Ký kết Hiệp định EVFTA, xuất khẩu nông sản
Việt Nam – EU ký kết Hiệp định EVFTA. Nguồn Internet

EVFTA được đánh giá là một Hiệp định “toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU”, các điều khoản chính của EVFTA xoay quanh các lĩnh vực sau:

Xóa bỏ hàng rào thuế xuất nhập khẩu

Đối với nông sản Việt Nam xuất khẩu sang EU: Ngay khi có hiệu lực, tới 85,6% dòng thuế nhập khẩu nông sản vào EU sẽ được xóa bỏ ngay (tương ứng 70,3% kim ngạch xuất khẩu). Sau một lộ trình 7 năm thực thi, phía EU sẽ tiến đến xóa bỏ 99,2% dòng thuế nhập khẩu (tương ứng 99,7% kim ngạch xuất khẩu). 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại cũng sẽ áp dụng chính sách 0% thuế xuất sang EU trong phạm vi hạn ngạch.

Lộ trình giảm thuế EVFTA. Xuất khẩu nông sản
Lộ trình cam kết giảm thuế theo Hiệp định EVFTA. Nguồn: Quốc hội Việt Nam

 

Thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam

Với mục tiêu xây dụng môi trường đầu tư thân thiện cho doanh nghiệp cả hai nước, hiệp định EVFTA đã thống nhất và phê duyệt nhiều cam kết cao trong lĩnh vực đầu tư các ngành dịch vụ, tài chính, viễn thông, vận tải và phân phối,…

Thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam – EU

Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với EU những năm 1990, hai nước đã có những thành tựu hợp tác đáng khích lệ về cả kinh tế và xã hội. Hiệp định EVFTA được đánh gia là một bước tiến nhằm đưa mối quan hệ về thương mại hai nước lên một tầm cao mới.

3. Lợi thế của Hiệp định EVFTA đối với xuất khẩu nông sản sang EU

Trong cuộc giao thương này, ngành xuất khẩu nông sản Việt Nam được nhận định là “thắng lớn” do các rào cản thương mại kìm hãm việc xuất khẩu nông sản sang EU đã được gỡ bỏ đáng kể. Cụ thể:

–  Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-châu Âu (EVFTA) đem lại cơ hội lớn chưa từng có cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như cà phê, hạt tiêu, hạt điều,… đều hưởng thuế suất 0% vào EU ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Riêng cà phê là mặt hàng có giá trị xuất khẩu sang EU lớn, trước đây có mức thuế xuất khá cao (8-10%) giờ cũng được miễn thuế hoàn toàn nhờ hiệp định EVFTA

– Thuế quan đối với 17 dòng rau quả và chế phẩm rau quả (xấp xỉ 5,94%); được gỡ bỏ hoàn toàn trong quy trình 6-8 năm. Ngoài ra phía EU cũng không áp đặt hạn ngạch với nhóm nông sản xuất khẩu này. Với những ưu đãi trên từ EVFTA, nông sản Việt Nam có khả năng mở rộng thêm các mặt hàng chiến lược như gạo, chè, rau củ,… sang EU.

–  Các mặt hàng nông sản như gia súc sống, thịt gia súc đông lạnh cũng hưởng mức thuế 0% từ 30/06/2019. Sau 7 năm thực thi EVFTA, mức thuế này cũng sẽ áp dụng cho cả thịt gia cầm và thịt gia súc qua chế biến.

– Theo các chuyên gia thương mại nhận định, gạo là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu có tăng trưởng tích cực nhất. Nếu trước EVFTA, sản lượng gạo xuất đi của Việt Nam chỉ vỏn vẹn 6,12 triệu tấn; thì sau khi EVFTA có hiệu lực, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã tăng thêm 10 – 20 USD/tấn. Chỉ riêng 4 tháng đầu năm 2022, sản lượng gạo xuất đi EU đã đạt trên 30.000 tấn, với kim ngạch 23 triệu USD.

 

Xuất khẩu nông sản sang Việt Nam sang EU. EVFTA
Gạo Việt có tiềm năng lớn trong tăng trưởng ở thị trường EU. Nguồn: Internet

Ngoài ra, EVFTA cũng có tác động lan tỏa đến các ngành công nghiệp phụ trợ cho nông nghiệp tại Việt Nam như chế biến, bảo quản, kiểm tra chất lượng,… giúp từng bước nâng chất lượng nông sản Việt lên tầm thế giới.

     Đây là cơ hội để Việt Nam khẳng định sức mạnh của thị trường nông sản trong nước đối với EU cũng như thế giới. Hiệp định EVFTA hứa hẹn EU sẽ là một thị trường tiềm năng lâu dài cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam cũng như là cú huých cần thiết cho thị trường nông sản Việt Nam đang trên đà lớn mạnh.

4. Mặt trái của Hiệp định EVFTA đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam

EVFTA mở ra nhiều cơ hội về xuất khẩu với mức thuế quan cực kì hấp dẫn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt. Song, nông sản Việt vẫn phải đương đầu với vô vàn thách thức đến từ thị trường gần nửa tỷ dân này:

Thứ nhất, EU là thị trường khó tính bậc nhất thế giới, với nền tảng cơ sở vật chất tiên tiến nên các hàng rào bảo hộ dựa trên kiểm định chất lượng của EU cũng tương đối khắt khe.

“EU vẫn chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ và điều đáng nói là các doanh nghiệp trong nước còn thiếu hiểu biết về thị trường EU, đặc biệt là các quy định về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động, thực vật (SPS)” – TS Ngô Xuân Nam – Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) nhận định.

Thứ hai, sức ép cạnh tranh trên thị trường nội địa cùng những quy định môi trường, lao động và quy trình được bên châu Âu yêu cầu cũng là rào cản vô hình cho nông sản Việt.

Thứ ba, như đã nêu trên, các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU được ưu đãi gần như miễn thuế, tuy nhiên để được áp dụng mức ưu đãi này, phía doanh nghiệp Việt Nam phải vượt qua nhiều loại kiểm định, trong đó có kiểm định về nguồn gốc. Nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam nhưng lại nhập nguyên liệu đầu và từ các nước khác (Trung Quốc, Lào, Campuchia,…) thì nghiễm nhiên không được áp dụng mức miễn thuế hấp dẫn này.

Chưa kể nhiều trường hợp gian thương lợi dụng các mặt hàng nông sản xuất khẩu “gán mác” Việt để xuất sang EU mà bị phát hiện sẽ khiến bên EU tăng cường đề phong và áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm có nguy cơ bị gian lận thương mại cao.

Thứ tư, Việt Nam vẫn thiếu kinh nghiệm trong việc tối ưu những chính sách thông quan hàng nông sản xuất khẩu sang EU. Việc xuất khẩu nông sản còn nhiều thủ tục giấy tờ rườm rà, khiến cả phía Việt Nam lẫn EU đều gặp khó kahưn trong việc thực thi những thử tục này.

Ví dụ như việc cấp giấy kiểm định động thực vật rất khó đáp ứng trong bối cảnh mới, vấn đề này cũng được các cấp Cao ủy thương mại EU và Bộ trưởng Bộ Công thương bàn bạc đưa ra giải pháp để hỗ trợ thương mại ngành xuất – nhập khẩu nông sản giữa Việt Nam và EU trong thời gian tới.Ngoài ra nhưng giấy tờ về kiểm dịch, đánh giá chất lượng, nguồn gốc xuất xứ khác cũng sẽ được tối ưu trong tương lai gần.

Lời kết

Xuất khẩu nông sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và thách thức mà EVFTA. Lợi thế của Hiệp định EVFTA là giúp nông sản Việt mở rộng thị trường, nâng cao lợi nhuận, thu hút đầu tư và công nghệ sản xuất hiện đại cũng như đẩy mạnh các ngành phụ trợ. Điều này là cần thiết khi hướng đến một thị trường nông sản Việt Nam bền vững và khởi sắc.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng không được chủ quan khi xuất khẩu nông sản đang đứng trước nhiều thách thức lớn, từ cả nội tại trinh độ sản xuất và chất lượng nông sản trong nước lẫn các yêu cầu kỹ thuật bên ngoài khắt khe từ phía EU. Tựu chung lại, để tận dụng cơ hội, biến nguy thành cơ, xuất khẩu nông sản Việt Nam sẽ cần nỗ lực hơn nữa trong khâu quản lý chất lượng và kỹ thuật liên quan, cùng với đó là sự vào cuộc của các bộ-ban-ngành nhằm tháo gỡ khó khăn, xây dựng quy trình đạt chuẩn châu Âu cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam.

Trên đây là những lợi thế và thiếu sót mà ngành xuất khẩu nông sản Việt Nam đang đương đầu sau khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực. Để tìm hiểu thêm về các yếu tố khác tác động đến thương mại Việt Nam trong thời gian gần đây, mời quý vị và bạn đọc tham khảo thêm tại những bài viết dưới đây:

Việt Nam chủ động trước cuộc chiến thương mại Mỹ Trung 2018

5 điều có thể bạn chưa biết về thương mại quốc tế trong và ngoài nước.

2 loại hình thương mại quốc tế mà bạn cần biết

Hiệp định EVFTA: Cơ hội cho cả hai bên sau 30 năm ký kết

Nông nghiệp được hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA, nhưng còn bỏ phí

Giải pháp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU dưới tác động của Hiệp định EVFTA

Sinh viên thực hiện: Dương Mỹ Duyên

MSV: 17040352

Khóa: QH-2019-E KTQT-NN