3 xu hướng phát triển bền vững trong quản lý chuỗi cung ứng

Cùng với sự phát triển của công nghệ và toàn cầu hóa, việc quản lý chuỗi cung ứng đang ngày càng hướng tới sự phát triển bền vững.

Quản lý chuỗi cung ứng
Mô hình quản lý chuỗi cung ứng

1. Trí thông minh nhân tạo được “nhúng” vào các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng

Tự động hóa đã là một xu hướng trong hầu hết các ngành công nghiệp. Trong đó, trí tuệ nhân tạo (AI) đã nổi lên như là động lực chính cho tự động hóa trong ngành quản lý chuỗi cung ứng. Bằng cách thu thập dữ liệu từ các hoạt động trước đây, các thuật toán AI có thể thực hiện các hoạt động cơ bản một cách tự động. Truy cập tại đây để tìm hiểu rõ hơn về trí tuệ nhân tạo Al.

Trí tuệ nhân tạo là việc tạo ra và phát triển những cỗ máy biết suy nghĩ, có khả năng bắt chước, học hỏi như bộ óc con người. AI tồn tại từ lâu nhưng tiềm năng xử lý những vấn đề phức tạp và tìm kiếm thông tin trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng vẫn chưa được khai thác đầy đủ. Những lĩnh vực của AI như hệ chuyên gia (expert systems) và giải thuật di truyền (Genetic Algorithms – GAs) được sử dụng để giải quyết các vấn đề: quản trị hàng tồn kho, lên kế hoạch thu mua, sắp đặt trang thiết bị, hợp nhất vận tải và sắp xếp lịch trình.

Đối với kinh tế

Điều này giúp tiết kiệm phần lớn thời gian và khả năng sơ sót. Giảm chi phí nhân lực, tập trung vốn nhân lực để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp hơn. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các tùy chọn giao hàng sẽ giảm bớt chi phí; thay thế cho giao hàng truyền thống. Chẳng hạn, máy bay không người lái đóng vai trò rất lớn trong ngành công nghiệp quản lý chuỗi cung ứng. Điều này sẽ tác động mạnh đến ngành vận tải đường bộ. Hơn thế, AI có thể được sử dụng để xác định các mẫu trong dữ liệu và mang lại những hiểu biết hữu ích.

Ví dụ, điều này có thể được sử dụng để dự báo nhu cầu trong tương lai gần. Với sự trợ giúp của AI, các hoạt động trong quản lý chuỗi cung ứng có thể trở nên hiệu quả và chính xác hơn. AI có thể giúp giảm đáng kể tỷ lệ lỗi, giảm chi phí hoạt động và tối ưu hóa quy trình quản lý chuỗi cung ứng. Đối với hàng hóa lưu kho, AI và vị trí có thể giúp các nhà bán lẻ duy trì lợi thế cạnh tranh cho hoạt động phân phối sản phẩm và chuỗi cung ứng của họ.

 Đối với xã hội

Những cải tiến này giúp các doanh nghiệp đạt được sự hài lòng của khách hàng, giúp đáp ứng nhu cầu của con người mà không cần nhanh chóng làm suy giảm tài nguyên, môi trường hoặc tác động đến các nỗ lực bảo tồn thiên nhiên.

Trong tương lai, công nghệ hoàn toàn có thể thay thế được con người để thực hiện một số công việc, điều này đương nhiên dẫn tới người lao động bị mất việc hoặc bị cắt giảm lương. Công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng trong xã hội. Bên cạnh đó, công nghệ trí tuệ nhân tạo cũng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh với các quốc gia cung cấp lao động giá rẻ.

Xã hội-Chuỗi cung ứng bền vững
Tác động của chuỗi cung ứng bền vững đến xã hội

Đối với môi trường

Trí tuệ nhân tạo (còn được gọi là AI) được coi là công nghệ sẽ thay đổi cuộc chơi lớn nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Với sự gia tăng ngày một lớn về phạm vi và ứng dụng, ước tính đến năm 2030, trí tuệ nhân tạo sẽ đóng góp tới 15,7 nghìn tỷ đô cho nền kinh tế toàn cầu, nhiều hơn giá trị sản lượng hiện tại của cả Trung Quốc và Ấn Độ cộng lại.

Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống giúp thay đổi cách sử dụng năng lượng, làm cho các thành phố trở nên trong sạch và bền vững hơn; hỗ trợ xây dựng nền nông nghiệp thông minh; góp phần bảo vệ đại dương hay dự đoán sự thay đổi của thời tiết và khí hậu một cách chính xác hơn…Theo PwC và Microsoft, AI có thể giúp giảm 4% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu vào năm 2030 – tương đương với 2,4 tỷ tấn CO2 phát thải.

Ví dụ như đối với ngành dệt may Việt Nam, xu hướng ứng dụng đo, cắt tự động, máy móc hóa, sử dụng robot may hàng loạt công đoạn khó như ghép cổ, vào tay, măng séc… nhằm đáp ứng được độ chính xác của sản phẩm, số lượng đơn hàng nhanh, giảm các chi phí đầu vào đang được áp dụng. Từ đó có thể tăng năng suất từ 400-500 vòng/phút lên tới 1.000-1.200 vòng/phút sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả kinh tế hơn.

Việc ứng dụng công nghệ tự động hóa, thông minh hóa vào khâu thải bỏ và tái chế, nhằm gia tăng yếu tố xanh trong từng bước của chuỗi được các doanh nghiệp thế giới ứng dụng ngày một nhiều là những bước tiến dài, góp phần phát triển bền vững các khâu trong quản lý chuỗi cung ứng.

Từ đó, những dòng sản phẩm sử dụng công nghệ mới được đưa vào sử dụng, đã được khách hàng ưa chuộng và đánh giá cao. Do đó, khách hàng sẽ tin dùng hơn, sẽ mua nhiều loại sản phẩm đó hơn. Theo đó, doanh nghiệp có điều kiện phát huy hơn ở góc độ kinh tế, môi trường và xã hội.

2. Áp dụng blockchain rộng rãi hơn

Blockchain đã được gọi cách khác là “bước đột phá lớn nhất” và cũng là “xu hướng mới nổi” trong những năm qua. Chúng ta có thể tìm hiểu thêm blockchain tại đây

Nghiên cứu cho thấy rằng blockchain có thể tiết kiệm 31 tỷ đô la vào năm 2024 cho riêng ngành thực phẩm và đồ uống. Trong năm tới, chúng ta có thể mong đợi việc áp dụng công nghệ blockchain rộng rãi hơn trên quản lý chuỗi cung ứng. Việc sử dụng chính của blockchain là để cải thiện tính minh bạch. Việc thiếu công khai minh bạch ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động quản lý chuỗi cung ứng.

Blockchain cho phép chia sẻ dữ liệu trên toàn bộ chuỗi cung ứng, có thể để theo dõi hành trình vận chuyển từ đầu đến cuối; làm cho toàn bộ quá trình trở nên minh bạch hơn. So với chia sẻ dữ liệu trên đám mây, blockchain an toàn hơn nhiều; nó là bất biến và hoàn toàn minh bạch.

Đối với kinh tế

Ứng dụng blockchain trong chuỗi cung ứng bền vững
Lĩnh vực sử dụng blockchain trong chuỗi cung ứng bền vững

Quản lý chuỗi cung ứng Blockchain có thể giúp người dùng và các công ty theo dõi giá cả, ngày, vị trí, chất lượng và các thông tin liên quan khác để quản lý hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng. Điều này làm tăng khả năng truy xuất nguồn gốc của quản lý chuỗi cung ứng nguyên liệu, giảm thiểu tổn thất và chi phí phát sinh từ các sản phẩm giả mạo, và cải thiện khả năng hiển thị và tuân thủ, từ đó nâng cao vị thế thị trường của tổ chức.

Việc tích hợp công nghệ blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng đã giúp khắc phục ba vấn đề chính của quản lý chuỗi cung ứng; tối ưu hóa quy trình, khả năng hiển thị dữ liệu và quản lý nhu cầu và điều này đã thúc đẩy việc áp dụng nó bởi các công ty khác nhau trong lĩnh vực bán lẻ và chuỗi cung ứng. Theo phân tích mới nhất của Emergen Research, quản lý chuỗi cung ứng blockchain toàn cầu dự kiến sẽ đạt 14.180 triệu USD vào năm 2028, ghi nhận doanh thu mạnh mẽ 63,9% trong giai đoạn dự báo.

Ví dụ như Walmart đang sử dụng công nghệ Blockchain để tăng tính minh bạch cho hệ sinh thái cung cấp thực phẩm bằng cách số hóa toàn bộ quy trình quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm. Với sự trợ giúp của vải hyperledger, công ty có thể làm cho quá trình minh bạch, có thể truy xuất nguồn gốc và đáng tin cậy. Thời gian cần thiết để truy xuất xứ nguồn gốc của công ty đã giảm từ bảy ngày xuống chỉ còn 2,2 giây giúp đảm bảo năng suất, hiệu quả hoạt động quản lý chuỗi cung ứng và tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Đối với xã hội 

Nhân viên có thể theo dõi sản phẩm cho nguồn gốc của nó, và chỉ mất vài giây để quét hàng chục sản phẩm để biết trái cây đến từ đâu và hiện tại nó được lưu trữ ở đâu. Công nghệ giúp người lao động theo dõi nguồn gốc thực phẩm chỉ trong vài giây thay vì vài ngày. Với công nghệ blockchain cho phép khả năng truy xuất nguồn gốc cao.

Việc này sẽ giúp cứu nhiều mạng sống bằng cách cho phép các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hành động nhanh chóng hơn và bảo vệ “kế sinh nhai” của nông dân bằng cách loại bỏ các sản phẩm không an toàn do ảnh hưởng từ đất nông nghiệp.

Đối với môi trường

Blockchain làm giảm chất thải giấy, giảm phát thải, tự động hóa toàn bộ quá trình và đẩy nhanh tính minh bạch của chuỗi cung ứng.

Một ví dụ về nền tảng blockchain làm giảm tác động đến môi trường của NFT (Các Token-không-thể-thay-thế) là Binance NFT Marketplace, sử dụng mạng Proof of Staked Authority (PoSA) – sự kết hợp của Proof of Authority (PoA) và PoS – thân thiện với môi trường, năng lượng – hiệu quả và bền vững và đặc biệt là giảm lượng khí thải carbon. Biến Thị Trường Binance NFT thành một nền tảng thậm chí ít sử dụng blockchain hơn vì mọi người dùng đều có thể truy cập Binance NFT mà không cần phải có nhiều tài khoản.

Từ đây có thể thấy blockchain đã có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển bền vững của kinh tế, xã hội cũng như môi trường trong quản lý chuỗi cung ứng. Nó có thể được tận dụng để tăng doanh thu, giảm chi phí, cải thiện chất lượng, sản xuất và các nhà cung cấp của có thể kê khai lượng khí thải carbon của hàng hóa và dịch vụ được cung cấp giúp làm giảm chất thải từ việc sản xuất sản phẩm giúp môi trường xanh hơn và nâng cao chất lượng đời sống của người tiêu dùng hơn.

3. Sử dụng dịch vụ “Green Logistics”

Green Logistics là các chiến lược và cách tiếp cận quản lý chuỗi cung ứng nhằm giảm năng lượng và tác động môi trường của việc phân phối hàng hóa, trong đó tập trung vào quản lý chất thải, xử lý vật liệu, đóng gói và vận chuyển. Mục đích cơ bản của việc thực hiện Logistics xanh là phát triển, duy trì môi trường không khí sạch với hiệu quả tích cực của việc cân bằng cách sử dụng năng lượng.

Đối với kinh tế

Green Logistics giúp cắt giảm chi phí và giành được khách hàng. Các công ty logistics đang tích hợp các nỗ lực, cải tiến, ứng dụng mang tính bền vững vào chiến lược chung của họ; bằng cách giữ cho môi trường xanh và loại bỏ ô nhiễm. Điều này không chỉ giúp ích cho môi trường mà còn tăng cường danh tiếng của công ty, tăng cường hiệu quả Logistics, giúp cải thiện quy trình sản xuất, giảm chi phí quản lý chuỗi cung ứng và giúp công ty có thêm uy tín hơn.

Đối với xã hội

Giúp bảo vệ được sức khỏe con người, giảm những tác động xấu từ chất thải công nghiệp, giảm được những tác động xấu lên cộng đồng và thể hiện trách nhiệm xã hội của mỗi doanh nghiệp. Và quan trọng nhất là tăng lòng trung thành của khách hàng đối với công ty, tăng sự tín nhiệm của họ đối với doanh nghiệp.

Đối với môi trường

Việc triển khai Logistics xanh trong các công ty có thể mang lại hiệu quả tích cực bao gồm giảm ô nhiễm, giảm tiêu thụ nguyên liệu, tăng cường việc tuân thủ luật môi trường và giảm sự không bền vững thông qua điều chỉnh tài nguyên thiên nhiên để sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ.

Theo tiêu chuẩn ISO 14000, Logistics xanh cung cấp chỉ dẫn để các công ty cải thiện và hệ thống hóa nỗ lực quản lý môi trường của mình. Ngoài ra, nó còn có thể giúp các công ty giảm khí thải carbon và đạt được sự bền vững thông qua việc áp dụng một số kỹ thuật đơn giản trong hoạt động hàng ngày.

Một số phương pháp bao gồm giảm lượng khí thải carbon dioxide, giảm việc sử dụng năng lượng không tái tạo (dầu đốt, than và khí đốt), ít phá rừng, giảm lãng phí và nâng cao hiệu quả, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, giảm – tái sử dụng – tái chế, thúc đẩy sử dụng tài nguyên sạch, bền vững.

FedEx là một trong những doanh nghiệp có nhiều nỗ lực trong việc đầu tư cho hoạt động kinh doanh vì môi trường. Họ đã sử dụng đội bay Boeing 777F vốn tiết kiệm nhiên liệu hơn hay các xe hoạt động bằng điện nhằm giảm thiểu việc thải khí CO. Ngoài ra, FedEx cũng phát triển chương trình Eco-Driving, trong đó các tài xế của FedEx được hướng dẫn những cách thức để làm giảm thiểu việc thải khí CO vào môi trường bằng các cách như lên ga nhẹ nhàng, lái với tốc độ ổn định và giảm thời gian chạy không tải.

 

Quản lý chuỗi cung ứng gắn với môi trường
Tác động của quản lý chuỗi cung ứng bền vững đến môi trường

4. Kết luận

Quản lý chuỗi cung ứng bền vững cần đáp ứng được các tiêu chí quan trọng như: tính minh bạch của các dữ kiện, có trách nhiệm với môi trường vào một mô hình cạnh tranh và thành công. Đại dịch COVID-19 làm đứt gãy các mạch giao thương và hoạt động sản xuất kinh doanh trên diện rộng dẫn đến các xu hướng phát triển bền vững trong quản lý chuỗi cung ứng cũng dần thay đổi theo. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể để điều chỉnh lại quản lý chuỗi cung ứng, hướng đến sự bền vững trong giai đoạn hậu COVID-19.

Người thực hiện: Hoàng Phương Thảo

MSSV: 19051209