LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG: TẤT TẦN TẬT VỀ NGÀNH HỌC, CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP    

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là một lĩnh vực quan trọng và đóng vai trò quyết định trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện nay, ngành học quản lý chuỗi cung ứng logistics là một ngành học vô cùng hấp dẫn và với những cơ hội việc làm ở mọi lĩnh vực, loại hình doanh nghiệp. Học ngành này sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết và quan trọng để làm việc hiệu quả trong môi trường kinh doanh phức tạp nhưng đồng thời cũng hứa hẹn nhiều cơ hội việc làm, phát triển và trải nghiệm đa dạng và có tiềm năng thu nhập cao. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu về ngành học hấp dẫn này nhé!

1.Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (tiếng Anh là Logistics and Supply Chain Management, viết tắt là SCM) là một hoạt động mang tính chất dây chuyền, nó là một mạng lưới kết nối của nhiều hoạt động cùng tham gia vào việc sản xuất, cung ứng hàng hoá và dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng. Nói một cách dễ hiểu nó đảm bảo vòng đời của một sản phẩm và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất.

2. Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng sẽ bao gồm những hoạt động gì?

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng  (Supply chain management) là hai khái niệm thường dễ gây nhầm lẫn mà bạn cần phân biệt. Cụ thể, Logistics chỉ tập trung vào phần vận chuyển hàng hóa còn quản lý chuỗi cung ứng  bao gồm cả việc khảo sát nhu cầu thị trường hay chiến lược bán hàng. Hay nói cách khác, Logistics chỉ là một mắt xích của Supply chain.

2.1. Hoạt động của Logistics

Các hoạt động Logistics

Logistics là khâu trung gian để đưa hàng hoá (sản phẩm hoặc dịch vụ) đến tay người tiêu dùng nhanh nhất.  Nó sẽ bao gồm các hoạt động vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho, hoạch định cung cầu. Ngoài ra Logistics cũng sẽ kiêm luôn việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, lập kế hoạch sản xuất, đóng gói sản phẩm, dịch vụ khách hàng.

2.2. Hoạt động của Quản lý chuỗi cung ứng

Quản lý Chuỗi cung ứng là sự phối hợp của sản xuất – tồn kho – địa điểm và vận chuyển nhằm đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường. Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần gồm lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng và thu mua, bao gồm tất cả hoạt động Logistics.

Mô hình quản lý chuỗi cung ứng

3. Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng học những gì?

Đối với các trường dạy các ngành Logistics theo hướng chuyên môn hoá, chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng, học viên được học và trang bị các kiến thức nền tảng như: toán học, thống kê và tư duy phân tích, hiểu biết về khoa học công nghệ, đồng thời cả những kiến thức chuyên sâu về cơ chế hoạt động, cơ sở quản lý kinh doanh, hoạt động vận hành từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ của hàng hóa với nhiều phương thức vận tải khác nhau như đường hàng không, đường bộ, đường sắt và đường biển.

Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, người học cũng cần sở hữu và phát triển những kỹ năng mềm thiết yếu như: kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, biết cách ứng phó và xử lý tình huống, lập kế hoạch, quản lý xung đột, kỹ năng giao tiếp và tư duy sáng tạo,…

Ngành học Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Ngoài ra, trong ngành này, người học cũng nên có những tố chất sau:

  • Sáng tạo, có khả năng lên kế hoạch, sắp xếp công việc
  • Năng động, nhạy bén và tư duy logic tốt
  • Giỏi ngoại ngữ, tin học
  • Kỹ năng làm việc nhóm, chịu được áp lực cao, có tinh thần trách nhiệm
  • Có tố chất quản lý và có kỹ năng giao tiếp
  • Có kỹ năng đàm phán, thuyết phục, trình bày vấn đề

4. Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng học ở đâu?

Trong vài năm trở lại đây, ngành Logistics được ưu tiên mở rầm rộ tại các trường đại học danh tiếng ở Việt Nam. Logistics cũng được coi là ngành hot nhất trong số các ngành nghề kinh tế.

Hiện nay đã có khoảng hơn 20 trường đại học tuyển sinh ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, giúp các bạn học sinh có nhiều sự lựa chọn phù hợp với khả năng của bản thân. Chúng ta có thể biết đến ngành Logistics được đào tạo bài bản, chuyên sâu tại các trường đại học dưới đây.

Học sinh Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam
  • Trường ĐH Giao thông vận tải TP. HCM.
  • Đại học Kinh tế Quốc dân.
  • Đại học Kinh tế TPHCM.
  • Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội.
  • Trường đại học Hàng hải Việt Nam
  • Trường Đại học kinh tế – Đại học Đà Nẵng.
  • Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam.
  • Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM.

5. Mức lương và những cơ hội việc làm trong ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng

5.1. Về mức lương

Mức thu nhập ngành logistics

Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, đưa ra kết quả khảo sát giai đoạn 2020 – 2025, nhu cầu nhân lực tại TPHCM dự báo mỗi năm có khoảng 310.000 – 330.000 chỗ làm việc, trong đó ngành Logistics chiếm 5%. Đối với những vị trí mới tốt nghiệp và ít kinh nghiệm, mức lương ngành Logistics có thể dao động từ 5 – 9 triệu/tháng.

Mức lương tăng dần qua các năm khi bạn có nhiều kinh nghiệm hơn. Khi bạn đã lên đến vị trí cấp cao và trưởng nhóm thì mức lương của bạn thường sẽ tăng lên khá nhiều, dao động từ 9 đến 13 triệu/ tháng. Có những doanh nghiệp Quản lý Logistics chỉ có mức lương khoảng 15 – 23 triệu, nhưng cũng có những tổ chức đang chi trả cho vị trí này tới 80 – 100 triệu/tháng.

5.2. Về các cơ hội việc làm

Các công việc trong ngành Logistics

Với tính chất và hoạt động của Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng, sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm 3 mảng chính bao gồm: kho bãi, giao nhận và vận chuyển. Một vài vị trí cho kỹ sư mới tốt nghiệp rất đa dạng, bao gồm:

  • Nhân viên hoạch định sản xuất
  • Nhân viên thu mua
  • Quản trị nguyên vật liệu
  • Nhân viên/ nhà quản trị tồn kho, nhân viên/ nhà quản trị kho bã
  • Vận tải, phân phối
  • Chuyên viên tư vấn và phân tích chuỗi cung ứng…

Đây là những vị trí không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm về kỹ năng, rất phù hợp với những bản trẻ mới ra trường. Về sự nghiệp lâu dài sẽ thăng tiến lên vị trị cấp cao như nhà quản trị cung ứng, nhà quản trị logistics, nhà quản trị dự án, nhà quản trị thông tin trên chuỗi, giám đốc sản xuất hay quản lý vùng…

Như vậy, với nhưng thông tin trên hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, vai trò cũng cơ hội việc làm ngành này trong tương lai. Từ đó, bài viết sẽ giúp bạn nắm bắt được các yếu tố, chỉ tiêu quan trọng để đưa ra được những quyết định hợp lý để đưa ra lựa chọn ngành hợp lý và đặt những bước chân vững chắc đầu tiên trên con đường phát triển sự nghiệp của mình.

Bài viết liên quan