Nội dung bài viết
Logistics ngược và 2 phi vụ “lật kèo” đỉnh cao trong lịch sử của Samsung
Thông thường, một sản phẩm sau khi được phát triển và sản xuất sẽ cần đi qua chuỗi cung ứng, từ nhà sản xuất đến nhà bán buôn rồi đến nhà bán lẻ để có thể được bán cho khách hàng. Tuy nhiên, các chuỗi cung ứng đang dần tích hợp nhiều hoạt động hơn những hoạt động chỉ liên quan đến cung ứng, như là thu hồi dịch vụ và sản phẩm.
Logistics ngược được dùng để giải quyết việc xử lý các sản phẩm, thành phần và vật liệu trong quá trình thu hồi. Một số thế lực giúp thúc đẩy các công ty phát triển và sử dụng logistics ngược bao gồm sự cạnh tranh của thị trường, nhu cầu tiếp thị, giảm thiểu kinh phí sản xuất và bảo vệ môi trường.
Trong thập kỷ qua, logistics ngược đã được công nhận là một lĩnh vực nghiên cứu và một chiến thuật thực tiễn. Vào đầu những năm 90, tác phẩm đầu tiên của Stock vào năm 1992 đã công nhận lĩnh vực logistics ngược là một quá trình thực tiến đối với kinh doanh nói riêng và xã hội nói chung.
Một năm sau , Kopicki đề cập đến kỷ luật ý nghĩa của việc thực hành hậu cần ngược, chỉ ra các lợi ích của việc tái sử dụng và tái chế. Vào cuối những năm 90, một số nghiên cứu khác về hậu cần ngược đã xuất hiện. Kostecki vào năm 1998 thảo luận về các khía cạnh tiếp thị của việc tái sử dụng và kéo dài tuổi thọ sản phẩm.
Cùng năm đó, Stock xuất bản một báo cáo chi tiết về cách thiết lập và thực hiện các chương trình logistics ngược cho kinh doanh. Rogers và Tibben-Lembke vào năm 1999 đã trình bày về một loạt các chương trình logistics ngược, đặc biệt chú ý đến những kinh nghiệm trong logistics ngược của Mỹ. Từ những năm 2000 trở đi, nhiều bài báo dành riêng cho sự tối ưu hóa và quản lý logistics ngược đã xuất hiện.
Logistics ngược là gì?
Hiện nay, khác với hình thức Logistics truyền thống mà chúng ta hay biết đến được gọi là Logistics Xuôi (Forward Logistics), có vai trò là lập ra kế hoạch, thực hiện và quản lý một cách hiệu quả sự chung chuyển sản phẩm từ khi còn là nguyên liệu thô cho đến khi thành sản phẩm hoàn chỉnh, lưu kho và phân phối đến nơi tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng, hoạt động của Logistics Ngược thì hoàn toàn ngược lại.
Đó là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và quản lý dòng sản phẩm được thu hồi từ nơi phân phối hay điểm tiêu thụ về nơi sản xuất và các hoạt động liên quan đến tái sử dụng vật liệu. Nói một cách khác, Logistics Thu Hồi bao hàm tất cả các hoạt động liên quan đến việc thu hồi, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp và tái chế sản phẩm hay vật liệu khi chúng bị hư hỏng và không thể đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.
Một số mô hình Logistics Ngược có thể xem tại đây.
Phân biệt giữa logistics ngược với logistics truyền thống
Quy trình diễn ra logistics ngược
Quy trình logistics ngược được thực hiện theo 4 giai đoạn.
- Tập hợp: là hoạt động thu hồi các sản phẩm không bán được, các sản phẩm khuyết tật, bao bì rồi vận chuyển chúng đến điểm thu hồi.
- Kiểm tra: tại điểm thu hồi sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa thu hồi lại về mặt chất lượng, chọn lọc và phân loại hàng hóa theo các tiêu chí. Công đoạn kiểm tra này có vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến cách thực hiện công đoạn tiếp theo.
- Xử lý: lúc này với những hàng hóa được thu hồi lại thì doanh nghiệp có nhiều cách xử lý khác nhau: tái sử dụng trực tiếp hoặc bán lại, phục hồi sản phẩm: sửa chữa sản phẩm lỗi, sản xuất lại, tháo ra để lấy phụ tùng,… và một bước quan trọng là nếu không còn sử dụng được nữa thì sẽ xử lý rác thải (sao cho giảm thiểu được tác động đến môi trường)
- Phân phối sản phẩm đã được phục hồi. Lúc này Logistics sẽ diễn ra bình thường với các hoạt động dự trữ, vận chuyển và bán hàng.
Logistics ngược có vai trò lớn đối với doanh nghiệp
Trong chuỗi cung ứng, mọi người tập trung nhấn mạnh vai trò của Logistics vì nó quyết định đến chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh, chu kỳ vòng đời sản phẩm hợp lý, việc giao hàng đúng kế hoạch và tỷ lệ hàng hư hỏng thấp rất quan trọng và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong tương lai.
Nhưng hiện nay, thu hồi hàng hóa là một vấn đề hiển nhiên của các nhà sản xuất, các trung gian phân phối độc quyền, bán buôn, bán lẻ truyền thống và bán lẻ trực tuyến cũng như các nhà cung cấp dịch vụ Logistics.
Logistics thu hồi sẽ là một cách để giảm được chi phí, tăng doanh thu và nâng cao dịch vụ khách hàng, từ đó giúp công ty giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Khi mà Logistics đã trở thành một chuyện hiển nhiên trong mỗi doanh nghiệp thì Logistics ngược sẽ là yếu tố cạnh tranh khác biệt của doanh nghiệp, tạo được uy tín và ảnh hưởng đến nhu cầu mua hàng hóa của khách hàng.
Tìm hiểu thêm về Logistics ngược tại đây
Samsung áp dụng logistics ngược đối với Samsung Galaxy Note 7
Samsung Electrionics hay còn là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Samsung là một công ty điện tử đa quốc gia của Hàn Quốc, có trụ sở chính đặt tại thành phố Suwon, tỉnh Gyeonggi. Đây là công ty con hàng đầu trong cơ cấu tổ chức của tập đoàn Samsung và là một trong những công ty công nghệ lớn nhất trên Thế Giới tính theo doanh thu kể từ năm 2009.
Từ hy vọng siêu phẩm Samsung Galaxy Note 7 có 1-0-2 được phát triển tung ra với mục đích “song kiếm hợp bích” cùng Galaxy S8 để lật đổ bộ đôi Iphone 7 và Iphone 7 Plus nhà Apple. Cả thế giới dường như nín thở để chờ đợi một cuộc chiến nãy lửa giữa 2 hãng điện thoại hàng đầu Thế Giới. Vào ngày 19/8//2016, Galaxy Note 7 chính thức được mở bán tại 10 quốc gia, trong đó có Việt Nam, nhận được nhiều sự quan tâm lớn của người dùng.
Chỉ sau một thời gian ra mắt và mở bán chính thức, cổ phiếu của Samsung đã đạt mức kỷ lục trong thời điểm đó. Tuy nhiên, việc hơn 30 chiếc Galaxy Note 7 bị phát hiện lỗi pin và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ khiến cho Samsung phải lao đao, buộc phải chi ra số tiền khổng lồ để thu hồi lại sản phẩm sau hơn 3 tháng điều tra, kiểm nghiệm lại sản phẩm.
Nguyên nhân phát nổ ban đầu được cho rằng hiện tượng cháy nổ có thể xảy ra khi thiết bị sạc và lỗi được xác định là do pin của máy, thay vì củ sạc hay nguồn điện. Về cơ bản, chỉ có một lượng nhỏ máy bị dính lỗi này. Tuy nhiên, khi lượng máy xuất xưởng lên đến hàng triệu chiếc, mối nguy dành cho người dùng là không nhỏ. Lỗi này ảnh hưởng đến khoảng 24 máy cho mỗi 1 triệu chiếc bán ra, tương đương tỷ lệ 1/42.000 máy. Tuy tỉ lệ không cao nhưng lại gây nguy hiểm nghiêm trọng đến người tiêu dùng.
Đến đầu tháng 1/2017, công ty đã đưa ra công bố 2 lỗi pin khác nhau khiến siêu phẩm của họ phát nổ trong cả 2 đợt thu hồi sản phẩm. Samsung đã đưa ra phương pháp giải quyết ngay sau đó bằng cách thu hồi sản phẩm và quy tụ hơn 700 nhà nghiên cứu, kỹ sư kiểm tra hơn 200.000 chiếc điện thoại và 30.000 viên pin để thử nghiệm trong mọi điều kiện khắc nghiệt nhất có thể.
Đây cũng là lần đầu tiên công ty này chấp nhận làm việc với các phòng thí nghiệm thứ 3 để giải quyết triệt để rắc rối này. Tổng thiệt hại được ước tính lên đến khoảng 3 triệu máy và 5 tỷ USD, chưa kể tổn hại về thương hiệu. Tuy nhiên, các động thái trên của Samsung đã 1 phần nào lấy lại lòng tin từ khách hàng.
Từ đó tạo đà dẫn đến việc phân phối sản phẩm mới của Samsung trở lại thị trường ngày một tăng. Theo những gì công ty đã làm với vụ việc pin của Galaxy Note 7 phát nổ thì có thể thấy Samsung đã đi đúng hướng trong việc thu hồi và tái chế sản phầm. Samsung đã tiếp tục phát huy khả năng và chất lượng sản phẩm và củng cố niềm tin của người tiêu dùng như cách đã làm với sản phẩm điện thoại Galaxy Note 7 để từ đó lấy lại vị thế và một phát triển hơn như hiện nay.
Cho đến 2,8 triệu máy giặt tại Mỹ…
Ngay sau đó, Samsung phải gánh chịu cú sốc lớn khi có hơn 700 báo cáo từ người dùng máy giặt cao cấp mới tung ra thị trường Mỹ của Samsung rằng máy gặp sự cố bung nắp, và thậm chí có hơn 30 trường hợp báo cáo phát nổ, có nguy cơ gây thương tích cho người sử dụng.
Ngay lập tức Samsung Electronics tuyên bố ra thu hồi 2.8 triệu máy giặt ở Mỹ với các lô hàng được sản xuất từ tháng 3/2011 tới tháng 11/2016. Nếu khách hàng đồng ý, những máy giặt bị hỏng sẽ được thay thế bằng máy giặt mới do Samsung hoặc một hãng bất kì sản xuất với giá thành tương đương.
Việc thu hồi một số máy giặt của công ty này ở Mỹ không ảnh hưởng đến các sản phẩm máy giặt đang phân phối ở thị trường khác ngoài Bắc Mỹ. Đây là vụ bê bối mới nhất của Samsung, sau khi công ty này vừa phải hứng chịu thiệt hại lớn từ việc dòng điện thoại cao cấp Galaxy Note 7 phát nổ do lỗi pin.
Lời kết:
Ngoài vấn đề về doanh thu và uy tín thì đây chính là thách thức không nhỏ cho hoạt động quản trị dòng logistics ngược của Samsung Electronics. Lẽ ra, tổn thất đó còn lớn hơn nữa nếu không nhờ hoạt động Reverse Logistics (Logistics Ngược) hiệu quả của Samsung – góp phần thu hồi lại số lượng sản phẩm lỗi trong thời gian ngắn.
Việc thu hồi sản phẩm của Samsung thực sự đáng tiếc cả về lợi nhuận và danh tiếng, nhưng một lần nữa nhắc nhở các doanh nghiệp đánh giá đúng tầm quan trọng của Logistics ngược trong doanh nghiệp nói chung và Samsung Electronics nói riêng. Sản phẩm càng ở trong chuỗi càng lâu thì giá trị của nó càng giảm.
Một chuỗi cung ứng đầu cuối hoàn chỉnh phải bao gồm hậu cần ngược lại và việc có thể xử lý hiệu quả lợi nhuận là rất quan trọng trong việc quản lý kỳ vọng của khách hàng. Nếu không quản lý tốt các dòng vận động này có thể gây ách tắc làm giảm hiệu quả vận dộng của dòng logistics xuôi trong kênh.
Có thể nói rằng hoạt động logistics ngược của Samsung Electronics khá hiệu quả khi đã nhanh chóng thu hồi sản phẩm bị lỗi, hỏng để tiến hành sửa chữa, tái sản xuất, khắc phục được hậu quả và giảm thiểu tối đa thiệt hại cho doanh nghiệp.
Người thực hiện: Trần Ngọc Anh – 18050399
QH 2018 – E KTQT CLC 4
Xem thêm các bài viết liên quan
Ưu nhược điểm của dropshipping
Walmart: Cross-docking và 5 “bí quyết” thành công trong chuỗi cung ứng
TOYOTA VÀ “BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG” NHỜ JUST IN TIME