Fintech – Xu hướng để phát triển hay đe dọa cho hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.

FINTECH tại Việt Nam

Trong thời đại 4.0 hiện nay, con người đã mở ra một kỷ nguyên công nghệ mới dành cho tất cả các lĩnh vực, trong đó lĩnh vực tài chính ngân hàng được nói đến với rất nhiều lợi thế. Fintech đang là một từ khóa rất “nóng” và nổi bật lên trong những năm gần đây, những có thể mọi người chưa biết rõ những thông tin về nó cũng như hoạt động của Fintech. Bài viết này sẽ làm mọi người hiểu sâu hơn về fintech và những ảnh hưởng của nó đến ngành tài chính ngân hàng ở Việt Nam.

Fintech

1. Bao quát về Fintech.

  • Fintech là gì?

 Fintech được biết đến là một thuật ngữ tiếng anh nói về sự liên kết giữa tài chính và công nghệ “ Financial Technology”.

“ Fintech =  Financial( Tài chính) + Technology( Công nghệ)”

Nói gọn lại fintech là việc tận dụng sự sáng tạo công nghệ để sử dụng trong các hoạt động, dịch vụ tài chính. Fintech không bắt nguồn từ những hệ thống tiền tệ hiện có, mà nó đánh dấu sự xâm lấn của IT vào những hệ thống tiền tệ đó.

  • Thị trường mà Fintech nhắm đến.

Fintech khác với những tổ chức tài chính truyền thống ở chỗ thay vì nhắm vào hai đối tượng là các định chế tài chính như ngân hàng, đầu tư, bảo hiểm, chứng khoán, công ty tài chính,… và khách hàng thì Fintech còn nhắm đến các công ty Fintech khác.

-> Các công ty Fintech

Đây là nhóm các công ty độc lập, chuyên hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cung cấp những sản phẩm dịch vụ, ứng dụng công nghệ mới trong ngành tài chính.

-> Các định chế tài chính.

Đây là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong ngành tài chính. Các định chế này là đối tác sâu rộng với các công ty Fintech cũng có thể là nhà đầu tư trực tiếp vào các công ty công nghệ để chủ động nắm giữ công nghệ mới nhắm tiên phong chiếm lĩnh thị trường

-> Khách hàng,

Khách hàng là đối tượng chung cho việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính.

  • Nhóm sản phẩm chính của Fintech

Dưa vào đối tượng sử dụng, các sản phẩm của Fintech được chia thành hai nhóm:

->Nhóm thứ nhất: các sản phẩm phục vụ người tiêu dùng, các công cụ kỹ thuật số và công nghệ khác để cải thiện cách các cá nhân vay mượn, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho các startup.

-. Nhóm thứ hai: các sản phẩm công nghệ “back-office” nhằm hỗ trợ cho hoạt động của các Fintech và các định chế tài chính.

Tìm hiểu thêm về “back-office”: https://vietnambiz.vn/bo-phan-back-office-la-gi-vi-du-ve-bo-phan-back-office-20191202160601338.htm

  • Hoạt động của Fintech tập trung vào 5 lĩnh vực chính sau:
  1. Tài chính và đầu tư: Phần lớn các nhà đầu tư và các nhà quản lý hiện nay đều tập trung vào các sản phẩm tài chính thay thế, đặc biệt là cho vay crowdfunding và P2P. Tuy nhiên, Fintech rõ ràng đã vượt ra ngoài phạm vi hẹp này khi tiến hành đầu tư vào các hoạt động khác như đầu tư mạo hiểm, quỹ tư nhân,…  Trong tương lai gần, ngoài việc tiếp tục phát triển các sản phẩm tài chính thay thế, Fintech sẽ thâm nhập ngày càng sâu hơn vào các lĩnh vực như dịch vụ tư vấn tự động.
  2.  Hoạt động tài chính và quản trị rủi ro: Đây là lĩnh vực mà các tổ chức tài chính đầu tư nhiều nhất đặc biệt sau năm 2008 (khi mà cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra) nhằm mục đích xây dựng một hệ thống tuân thủ tốt hơn. Sự phát triển của lý thuyết tài chính và kỹ thuật định lượng tài chính với những ứng dụng của chúng vào nghiệp vụ tài chính và quản lý rủi ro là một năng lực lõi đặc biệt trong lĩnh vực này.
  3. Thanh toán và cơ sở hạ tầng: Thanh toán qua Internet và các thiết bị di động là trọng tâm đồng thời là động lực phát triển của Fintech. Sự phát triển của hệ thống thanh toán điện tử nội địa và đa quốc gia từ những năm 1970 hiện nay đang hỗ trợ giao dịch cho thị trường ngoại hối toàn cầu với khối lượng 5,4 nghìn tỷ USD mỗi ngày. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh chứng khoán và giao dịch phái sinh OTC tiếp tục là một mũi nhọn của Fintech và là lĩnh vực mà các công ty công nghệ thông tin (CNTT) và viễn thông đang tìm kiếm cơ hội nhằm giành thị phần từ các định chế tài chính truyền thống.
  4. Bảo mật dữ liệu: Thời gian gần đây, những cuộc cách mạng đổi mới của Fintech với tính ứng dụng thiết thực của mình đã nâng cao hiệu quả và tính khả dụng của các dịch vụ tài chính.
  5. Giao diện người tiêu dùng: Với trọng tâm chính là dịch vụ tài chính trực tuyến và di động, đây là lĩnh vực mà các công ty CNTT và viễn thông muốn cạnh tranh trực tiếp với các định chế tài chính truyền thống.

2. Sự phát triển của Fintech và Fintech tại Việt Nam.

Trong nghiên cứu của Doulas D.A. Janos N.B và Ross P.B (2016) đã chia quá trình phát triển này thành 3 giai đoạn chính có sự gắn kết chặt chẽ với các cuộc cách mạng công nghiệp đã xảy ra trong lịch sử.

  • Giai đoạn phát triển thứ nhất, nửa cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20.
  • Giai đoạn phát triển thứ hai, từ 1980 đến 2008.
  • Giai đoạn phát triển thứ ba, từ 2008 đến nay.

Trong hai giai đoạn đầu chúng ta thấy được sự hình thành của kỹ thuật số cũng như nền tảng đơn sơ của tài chính ngân hàng với công nghệ kỹ thuật số. Nhưng giai đoạn thứ 3, khi mà cuộc khủng hoảng toàn cầu diễn ra năm 2008 mở ra như một chất xúc tác tạo ra bước ngoặt cho sự phát triển của kỷ nguyên Fintech 3.0.

Cùng với đó cuộc cách mạng 4.0 như cứu cánh cho ngành tài chính tiền tệ, nó thay đổi hoàn toàn kênh phân phối và sản phẩm dịch vụ của ngân hàng truyền thống, nhưng nó cũng mở đường cho các công ty Fintech phát triển, tạo bước nhảy lên trời cho các công ty Fintech trong giai đoạn này.

Số lượng các công ty Fintech tham gia cung ứng dịch vụ trên thị trường Việt Nam đã tăng hơn hai lần từ con số khoảng 40 công ty cuối năm 2016 lên tới gần 100 công ty ở thời điểm hiện tại, trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Theo Vietnam Fintech Report 2020 của tờ Fintech News, thị trường Fintech Việt Nam 2020 thu hút được hàng trăm triệu USD trong 04 thương vụ kêu gọi vốn thành công, ước tính tổng giá trị Fintech đạt khoảng 7,8 tỷ USD.

Tăng trưởng
Tăng trưởng của FIntech giai đoạn 2017 – 2020

Đến nay, Việt Nam có 48 công ty Fintech và 48% công ty tham gia vào hoạt động thanh toán, cung cấp cho khách hàng và các nhà bán lẻ các dịch vụ thanh toán trực tuyến hoặc các giải pháp thanh toán kỹ thuật số (2C2P, VTPay, OnePay, VTCPay, BankPlus,VinaPay, VNPay, Senpay, NganLuong, ZingPay, BaoKim, 123Pay…).

Một số ít công ty hoạt động trong lĩnh vực gọi vốn (FundStart, Comicola, Betado, Firststep), chuyển tiền (Matchmove, Cash2vn, Nodestr, Remittance Hub), Blockchain (Bitcoin Vietnam, VBTC Bitcoin, Copyrobo, Cardano Labo), quản lý tài chính cá nhân, quản lý POS, quản lý dữ liệu, cho vay và so sánh thông tin (Mobivi, Money Lover, Timo, kiu, Loanvi, Tima, TrustCircle, Hottab, SoftPay, ibox, BankGo, gobear…).

FIntech
Các ứng dụng nổi bật của Fintech tại Việt Nam

Tuy nhiên, so với một số quốc gia trong khu vực, số lượng các công ty Fintech tại Việt Nam còn khá ít (Indonesia có 120 công ty Fintech; Singapore có hơn 300 công ty).

3. Tác đông của Fintech đến với tài chính – ngân hàng tại Việt Nam.

Sự đa dạng của Fintech đang tác động hầu hết đến mọi lĩnh vực hoạt động của ngành tài chính như gửi tiền, thanh toán, bảo hiểm, chứng khoán, vay tiền, tín dụng, không chỉ  vậy, fintech còn tác động đến cơ cấu thị trường cũng như cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời là bước đệm cho hầu hết chiến lược phát triển của các hệ thống ngân hàng. Tác động về mọi mặt của ngành tài chính được biết đến như:

  • Fintech với những ứng dụng công nghệ cao : Việc thu thập nguồn cung dữ liệu lớn về khách hàng (Big Data) sẽ giúp các doanh nghiệp phân tích hành vi của khách hàng từ đó đưa ra những chiến lược hợp lý để có thể tiếp cận cũng như sở hữu nhiều khách hàng hơn vì những chiến lược giúp cho khách hàng đưa ra quyết định lựa chọn của mình cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển bản thân để cạnh tranh với các ngân hàng khác và đem đến sự hài lòng cho khách hàng.
  • Làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ truyền thống: Đặc biệt trong dịch vụ ngân hàng truyền thống. Ngày nay chúng ta có thể dễ dàng thấy được hầu hết mọi dịch vụ đều chuyển qua kênh bán hàng Internet, Mobile Banking, Social network, Giao dịch không giấy tờ,…
  • Thị phần của các ngân hàng nói chung và các định chế tài chính nói riêng có xu hướng giảm bớt, ‘chia phần’ cho các công ty Fintech: Chẳng hạn như, các ngân hàng hoàn toàn đứng ngoài cuộc trong dịch vụ tiền ảo Bitcoin, một hệ thống tiền tệ mới đang ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu.
  • Thay đổi lớn lao thị trường lao động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng: Hiện tại công nghệ cũng đang được mở rộng rộng rãi và có thể thay thế cho một cơ số nhân viên của các ngân hàng. Nhưng điều đó sẽ khiến cho chất lượng nguồn nhân sự được nâng cao lên, một số con người sẽ trở nên thành công nếu họ nâng cao được bản thân của mình, cuối cùng sẽ có vị trí an toàn trong công ty.
  • Xu hướng phát triển “ngân hàng không giấy”, “tổ chức tài chính không giấy” ngày càng mở rộng trong xã hội và trên toàn bộ các quốc gia ngày nay, sự phổ biến của fintech trong lĩnh vực tài chính làm cho ngân hàng truyền thống dần mất đi ưu thế của mình trong việc sở hữu nhiều chi nhánh. Việc cạnh tranh trong mở rộng hệ thống chi nhanh dần giẩm bớt và thay vào đó cạnh tranh công nghệ hiện đại đang trở nên ngày càng gay gắt.

Tuy Fintech phát triển mang đến nhiều lợi thế cho sự phát triển cho các doanh nghiệp Tài chính – Ngân hàng Việt Nam nhưng cũng mang đến nguy cơ tiềm ẩn vô cùng cao cho thị trường lao động nhưng từ đó cũng tạo động lực cho việc phát triển cho con người trong quốc gia. Mặc dù tồn tại nhiều vấn đề về tính an toàn, chính xác của hệ thống tài chính Fintech nhưng tính đến thời điểm hiện tại thì đây vẫn được xem là một lĩnh vực tài chính an toàn, uy tín không chỉ trong thị trường Việt Nam mà còn là trên cả thế giới.

Cám ơn mọi người đã đọc, mọi người có thể đón xem thêm về các bài viết của nhóm mình như:

https://clibme.com/bitcoin-tuot-doc-big-shock-2021/

 

Người thưc hiện

Nguyễn Đức Quang – 18050560