“ĐỨT GÃY” CHUỖI CUNG ỨNG TRONG MÙA DỊCH COVID-19

Độ uy tín của các công ty logistics

Sự lây lan của Covid-19 đã và đang làm gián đoạn phương pháp vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu khiến doanh nghiệp khó đánh giá rủi ro. Rõ ràng, chuỗi cung ứng trên mọi quốc gia, kể cả Việt Nam và trên mọi ngành kinh tế đều chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Xây dựng chuỗi cung ứng thông minh và bền vững, đảm bảo sự phục hồi lâu dài trong đại dịch đang là mục tiêu hàng đầu của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải ngoại lệ.

Covid-19 và những hệ lụy trong kinh doanh

Tình hình covid-19 hiện nay

Tính đến đầu năm 2021, dường như ngỡ rằng đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát một cách trọn vẹn và khó có thể bùng phát trở lại. Nhưng không, 4 tháng trở lại đây tính đến cuối năm 2021, Việt Nam lại bùng phát dịch trở lại. Đợt dịch lần này căng thẳng hơn lần trước do biến thể Delta lây lan rất nhanh và tâm dịch lại là Sài Gòn – thành phố đông dân cư và tập trung nhiều cơ sở sản xuất lớn. Chính quyền địa phương đã phong tỏa gần như hoàn toàn, “ai ở đâu ở yên chỗ đó”, ban hành cả lệnh giới nghiêm buổi tối.

Hiện tại, Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh việc tìm mua Vacxin để đẩy mạnh việc tiêm chủng cho cả nước, hy vọng sẽ sớm để người dân có cuộc sống sinh hoạt bình thường cũng như việc hoạt động sản xuất được phục hồi trở lại.

Nhưng tiến độ tiêm chủng lại không nhanh như mong muốn, vì nguồn cung Vacxin vẫn còn hạn chế, mà Vacxin nội địa thì chưa thể sử dụng được ngay. Có thể lường trước rằng, không loại trừ khả năng là những biện pháp giãn cách xã hội hay hạn chế nghiêm ngặt để phòng chống dịch sẽ còn kéo dài, ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế hiện tại.

Covid-19 ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng – kinh doanh (nguồn Tác động của Covid-19)

Hệ lụy trong kinh doanh sản xuất

Đại dịch Covid-19 đã tấn công thương mại và đầu tư toàn cầu với tốc độ và quy mô chưa từng có. Các công ty đa quốc gia phải đối mặt với cú sốc nguồn cung nguyên liệu, tiếp đến là cú sốc về nhu cầu khi ngày càng nhiều quốc gia áp lệnh cách ly và giãn cách xã hội.

Các chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng cá nhân đột nhiên gặp khó khăn trong việc mua sắm các sản phẩm và nguyên liệu cơ bản, đồng thời buộc phải đối mặt với sự mong manh của chuỗi cung ứng hiện đại.

Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2018, chỉ số năng lực hoạt động logistics của Việt Nam xếp hạng 39/160 nước tham gia khảo sát đánh giá, tăng 25 bậc so với năm 2016 và vươn lên vị trí thứ 3 trong các nước ASEAN.

Trong khi đó, theo Hiệp hội DN Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển chung ngành Logistics Việt Nam những năm gần đây bình quân tăng trưởng từ 14-16%/năm, với quy mô giá trị đạt khoảng trên 40 tỷ USD/năm.

Các DN logistics Việt Nam đang cung cấp khoảng 17 dịch vụ khác nhau tập trung vào các loại hình kinh doanh giao nhận, vận tải, kho hàng, chuyển phát nhanh và khai báo hải quan…

Cùng với đó, hệ thống chính sách, pháp luật về logistics ngày càng được hoàn thiện; kết cấu hạ tầng logistics trong những năm qua đã có những chuyển biến rõ nét, nhiều công trình lớn, hiện đại đã được đầu tư và đưa vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả tốt.

Trong năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát buộc các nước áp dụng các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động logistics, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại.

Theo số liệu thống kê của VLA, đại dịch Covid-19 là nguyên nhân chính khiến 15% DN bị giảm 50% doanh thu so với năm 2019 và hơn 50% DN giảm số lượng dịch vụ hậu cần trong nước và quốc tế từ 10%-30% so với cùng kỳ năm 2019.

Bên cạnh đó, các hoạt động logistics như vận tải giảm, do dịch vụ thông quan tại các cửa khẩu bị cản trở, dịch vụ kho bãi, giá cước vận tải cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Thêm vào đó, các cửa khẩu biên giới giáp Trung Quốc vốn đã thường xuyên bị quá tải, nay bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nên thường xuyên bị lưu xe. Từ đó, dẫn đến tình trạng hàng hóa bị hư hỏng, việc vận chuyển trở nên khó khăn hơn khiến cho tài chính của chủ hàng gặp nhiều vấn đề kéo theo sự khó khăn cho các DN logistics.

Cùng với đó, nhiều nhà máy phải tạm ngưng hoạt động nên lượng hàng hóa cần lưu chuyển ít đi, dẫn tới việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa trong chuỗi cung ứng cũng bị giảm, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các DN kinh doanh dịch vụ vận tải logistics.

Ngoài ra, trong tình hình dịch bệnh như hiện nay các DN thiếu hụt nguồn nguyên liệu để sản xuất và khó tìm đầu ra cho sản phẩm tại vực châu Á và một số khu vực khác, gây ra tình trạng sản xuất dư thừa, không xuất khẩu được.

Những khó khăn nội tại của ngành sản xuất và logistics vẫn chưa được giải quyết đã trở thành “điểm nghẽn” trước tác động của đại dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam vẫn chưa cạnh tranh so với mặt hàng cùng loại của các nước trong khu vực như: Thái Lan, Philippines, Malaysia… cả về nông sản, lẫn may mặc một phần là do chi phí logistics của Việt Nam cao hơn so với các nước này từ 6%-20%, thậm chí cao gấp 3 lần so với Singapore.

Chi phí dịch vụ logistics cao làm tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam nói riêng, sức cạnh tranh của cả nền kinh tế Việt Nam nói chung. Đồng thời, năng lực cạnh tranh của các DN kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam còn chưa cao so với các nước trong khu vực và thế giới…

Hiện tượng “đứt gãy” chuỗi cung ứng và những tổn thất nghiêm trọng 

Tình hình chuỗi cung ứng mùa Covid-19 (nguồn Covid và những ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng)

Theo chuyên gia, chuỗi cung ứng tác động trực tiếp đến sự sống còn của doanh nghiệp, do đó cần có biện pháp khắc phục một cách nhanh chóng tình trạng đứt gãy do đại dịch.

Đại dịch Covid-19 phùng phát cùng với biến chủng mới tại nhiều quốc gia đã và đang phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu, gây ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh trên toàn thế giới. Việc “đứt gãy” vận hành chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa là đòn giáng cực mạnh vào nền kinh tế trên toàn thế giới và trong khu vực.

Tại Việt Nam, dịch bùng phát và hiện tại vẫn đang kéo dài chưa có hồi kết đã khiến đa số doanh nghiệp rơi vào hoạt động khó khăn do hoạt động sản xuất bị đình trệ, kinh doanh gián đoạn, lưu thông hàng hóa bị ngưng trệ.

Ngoài ra, cũng xảy ra một vài vấn đề ở các văn bản giữa địa phương và chính phủ cũng đang gây ra áp lực cực kì lớn cho vận tải, khiến hàng hóa không được lưu thông kịp thời, khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xuất nhập khẩu và logistics.

Nếu chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đứt gãy, hệ lụy đến nền kinh tế và xã hội còn tiếp diễn. Đầu tiên, sẽ có nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa do không có nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất. Chi phí để duy trì sản xuất và kho vận bị đội lên giá cao, gián tiếp gây lạm phát trong những tháng cuối năm. Doanh nghiệp không đáp ứng được đơn hàng đúng thời gian dẫn đến mất đơn hàng và các đối tác tiềm năng vào tay các quốc gia mạnh.

Thứ nữa, việc cung ứng hàng hóa bị thiếu hụt, giá cả leo thang, đặc biệt là những sản phẩm thiết yếu cho sing hoạt và phòng chống dịch. Một khi các doanh nghiệp không thể trụ nổi, an sinh xã hội và mục tiêu phát triển kinh tế của chính phủ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Việc gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài sẽ ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng kinh tế, giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trên bảng xếp hạng thế giới, ảnh hưởng đến dòng vốn FDI và khả năng hội nhập của nền kinh tế Việt Nam.”, ông Trần Thanh Hải – Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương phân tích.

Theo nhiều chuyên gia, hiện tại khó khăn lớn nhất đó là phải đối phó với sự gián đoạn trong chuỗi cung cấp dịch vụ để duy trì hoạt động liên tục (business continuity). Ngoài ra cước vận tải biển tăng phi mã và sự thiếu hụt, mất cân bằng container trên toàn thế giới cũng khiến doanh nghiệp khốn đốn.

Khó khăn thứ 3 đó là vấn đề tổ chức sản xuất, bố trí nhân lực làm việc phù hợp mà vẫn đảm bảo an toàn, các quy định về phòng chống dịch. Khi chuỗi cung ứng bị “đứt gãy” , khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp logistics và hàng hải gặp phải là sự mất cân đối trong cơ cấu giữa những nguồn lực với yêu cầu sản xuất – xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động, lái xe, thiếu công nhân tác nghiệp hiện trường….

Đừng kinh doanh mùa covid-19

  • Hoạt động kinh doanh mùa dịch ngưng trệ hay phá sản

Nước ta hiện nay có nhiều doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động. Thậm chí, họ còn phải lựa chọn đóng cửa để giữ lại nguồn vốn, một số khác đều giảm doanh thu từ 50% – 90%.

  • Kinh doanh mùa dịch sẽ thiếu hụt nhân công

Đối với những nhà máy sản xuất, khu công nghiệp… việc nhân công bỏ việc về quê tránh dịch thay vì ở lại công ty, nhà máy để làm việc đang ngày một tăng lên.

Bởi nguy cơ lây lan dịch bệnh tại những nơi tập trung động người rất nhanh chóng, đồng thời họ không có đủ kinh phí ăn ở khi tiếp tục trụ lại ở thành phố. Vì vậy, nếu muốn kinh doanh mùa dịch hãy cân nhắc phương án sinh hoạt của công nhân để không bị thiếu hụt lực lượng sản xuất.

  • Mất nguồn cung ứng, không tiếp cận khách hàng

Nhiều đơn vị thường hợp tác thu mua nguyên vật liệu với nguồn cung ứng ở các quốc gia khác. Thế nhưng, hiện tại hầu hết các nước đều tạm đóng cửa giao thương quốc tế để tránh trường hợp Covid-19 xâm nhập. Chính vì vậy, những doanh nghiệp lớn nhỏ, cửa hàng thời trang bị đứt gãy chuỗi cung ứng. Ngoài ra, khi tình hình dần mất kiểm soát thì việc tiếp cận khách hàng cũng trở nên khó khăn hơn.

Chuyển dịch kinh doanh sang đầu tư thời kì đại dịch

Trước ảnh hưởng của Covid-19, nhu cầu đầu tư để có thêm kế sinh nhai đang ngày càng lớn. Nhờ đó, hàng loạt các kênh huy động tài chính như chứng khoán, tiền ảo, vàng đang thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư.

Đầu tiên, không thể không nói đến thị trường chứng khoán.

Danh sách những người mới đầu tư chứng khoán ( đổi mới trong chuỗi cung ứng) (nguồn Đầu tư mùa dịch )

Mang đến nhiều cơ hội kiếm tiền nhưng theo các chuyên gia, chứng khoán chỉ thực sự là “miếng mồi ngon” cho các nhà đầu tư sành sỏi và sẽ là “trái đắng” với các chuyên gia mới gia nhập thị trường chưa có kinh nghiệp.

Kênh đầu tư thứ hai là tiền ảo – nơi mà các nhà đầu tư được chào mời sinh lời cao trong thời gian ngắn. Nhưng theo nhiều chuyên gia tài chính, các nhà đầu tư nên tỉnh táo trước sự mời chào của một số kênh đầu tư tài chính trục tiếp, phi truyền thống.

Theo một số thông tin của nhiều Chuyên gia tài chính, “các sàn Forex đang nở rộ khiến nhiều người mạo hiểm, nhưng phần lớn mang tính lừa đảo, đa cấp. Ở Việt Nam, tất cả các tổ chức kinh tế ngoài ngân hàng đều không được phép giao dịch ngoại hối.”

Bên cạnh đó một kênh đầu tư không thể không nói đến trong mùa dịch này là bất động sản. Có thể nói, trong nguy có cơ, trước ảnh hưởng của dịch bệnh cùng với đó lãi suất ngân hàng liên tục hạ để hỗ trợ doanh nghiệp theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

Chính nhờ điều này mà nhiều nhà đầu tư đã nhân cơ hội này mà bắt đầu rót vốn vào bất động sản. Theo nhận định của Chuyên gia, so với tiền ảo và chứng khoán thì bất động sản lại khá được lòng nhà đầu tư khi được xem là kênh bảo toàn dòng vốn an toàn nhất hiện nay.

Theo nhiều kênh tin tức thì thị trường bất động sản hiện tại vẫn đang ghi nhận sự tăng trưởng ở mức ổn định. Theo báo cáo từ JLL Việt Nam, mặt bằng giá sơ cấp tăng từ 3-5% so với quý 1/2021. Trong đó, phân khúc nhà liền thổ tại thị trường TP.HCM và các tỉnh lân cận tăng mạnh, với mức tăng 15.9% so với năm 2020.

Qua đó cho thấy, dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh thì Bất động sản vẫn là kênh sinh lợi ổn định cho những nhà đầu tư có dòng tiền nhàn rỗi.

Kinh tế việt nam sẽ ra sao khi chuỗi cung ứng được phục hồi?

Thực hiện Kết luận số 77-KL/TW, ngày 5-6-2020, của Bộ Chính trị, “Về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước” với những định hướng, các giải pháp cấp bách cần thực hiện ngay cũng như các giải pháp thực hiện trong dài hạn, Bộ Công Thương đã và đang tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để cụ thể hóa và thực hiện nhiệm vụ “Tập trung phục hồi và phát triển mới chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị; đa dạng hóa, tránh phụ thuộc vào một thị trường cả xuất khẩu và nhập khẩu; tăng cường xuất khẩu”. Cụ thể:

Một là, Bộ Công Thương củng cố và tổ chức lại các chuỗi cung ứng cho sản xuất công nghiệp, tạo sự bền vững, linh hoạt hơn, phát triển các chuỗi cung ứng mới.

Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách liên quan đến công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 115/NQ-CP.

Ngày 6-8-2020, “Về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam” với nhiều giải pháp trọng tâm, toàn diện để khuyến khích, thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ và các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành công nghiệp, phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp đã nêu trong Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 22-3-2018, của Bộ Chính trị, “Về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Bộ Công Thương cũng đã trình Chính phủ xem xét, thông qua Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW và xây dựng Kế hoạch hành động triển khai chi tiết các nhiệm vụ, giải pháp đặt ra tại Nghị quyết số 115/NQ-CP để tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung nhằm thúc đẩy quá trình cơ cấu lại lĩnh vực công nghiệp, xây dựng các chuỗi cung ứng mới.

Phục hồi chuỗi cung ứng trong mùa dịch (nguồn Thúc đẩy chuỗi cung ứng mùa dịch)

Hai là, tập trung thực hiện cơ cấu lại mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, khai thác tốt và đa dạng hóa thị trường ngoài nước, tránh phụ thuộc vào một số thị trường trong tình hình mới.

Theo đó, Bộ Công Thương đã rà soát, tính toán, xây dựng kịch bản khai thác, phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu theo các nhóm ngành hàng Việt Nam có lợi thế, đặc biệt là các thị trường mà Việt Nam đã tham gia ký kết FTA. Các hoạt động nghiên cứu về thị hiếu, dung lượng thị trường, khả năng sản xuất trong nước… chi tiết đến từng mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh và được ưu đãi nhiều về thuế quan đã được thực hiện ngay.

Bộ Công Thương cũng làm việc với từng hiệp hội, ngành hàng cụ thể để xác định rõ các mặt hàng Việt Nam có lợi thế cũng như các biện pháp, giải pháp cần triển khai hỗ trợ phát triển những ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế tham gia sâu trong các chuỗi giá trị.

Ba là, hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa trong nước.

Bộ Công Thương đang tiếp tục triển khai các biện pháp hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa, trước hết là chuỗi cung ứng hàng nông sản thực phẩm thiết yếu của thị trường nội địa, đẩy mạnh liên kết chuỗi, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất với các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ và đẩy mạnh liên kết trong toàn chuỗi cung ứng, gắn với thực hiện tốt các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc hàng hóa.

Hình thành các chuỗi liên kết thuần Việt Nam đáp ứng quy định, tiêu chuẩn theo đúng thông lệ quốc tế. Đồng thời, tăng cường phát huy các sáng kiến kết nối cung – cầu trên thị trường trong nước; tiếp tục triển khai các hoạt động kết nối cung – cầu hàng hóa, kích cầu tiêu dùng nội địa nhằm tạo thuận lợi tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước tại các kênh phân phối truyền thống và hiện đại.

 

Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng cực kì lớn đến chuỗi cung ứng Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Không thể phủ nhận những khó khăn phải gặp phải nhưng cũng không thể không nói đến thành công khi Việt Nam đã có thể thích ứng với đại dịch để dần dần khắc phục nó.

Chuỗi cung ứng trong tương lai sẽ không chỉ xoay quanh hiệu suất và quản lý chi phí mà sẽ dựa trên mức độ an toàn và khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng đó. Quản điểm này cũng được đồng tình bởi các nhà lãnh đạo trên thế giới, ghi nhận từ kết quả “Khảo sát lãnh đạo tài chính toàn cầu về COVID-19” mới nhất được PwC công bố vào tháng 5 vừa qua. Theo khảo sát, các nhà lãnh đạo đang có kế hoạch thay đổi chiến lược chuỗi cung ứng một cách toàn diện hơn.

 

Tham khảo thêm:

Logistics là gì? 1 số vai trò của logistics đối với doanh nghiệp và nền kinh tế ?

top 8 tiêu chí khi chọn nhà cung cấp dịch vụ Logistics

Logistics: 6 xu hướng phát triển trong bối cảnh mới

Người thực hiện: Phan Thị Thu Thảo

MSV: 19051213

Lớp: KTQT CLC1 – 211_INE3104 3