TOP 4 CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ ĐẲNG CẤP CỦA ÔNG LỚN VINAMILK

Vinamilk không chỉ có một chỗ đứng vững chắc tại thị trường trong nước mà ít ai biết rằng Vinamilk cũng có những chiến lược nhất định giúp khẳng định vị trí của mình trên cả thị trường quốc tế.

1. Ông lớn ngành sữa Vinamilk thực sự là ai?

Vinamilk hiện là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, chiếm hơn 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9% thị phần sữa chua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc.

Bên cạnh việc phân phối mạnh trong nước, các sản phẩm của Vinamilk còn được xuất khẩu sang 43 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Nhật Bản khu vực Trung Đông, Đông Nam Á… Trong năm 2018, Vinamilk là một trong những công ty thuộc Top 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ đô tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương.

Vinamilk
Sự thành công của ông lớn ngành sữa Vinamilk

2. 4 chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Vinamilk có gì khác biệt?

Xem thêm chiến lược thâm nhập thị trường của Netflix tại đây.

Xem thêm chiến lược thâm thị trường của Apple tại đây.

Xem thêm chiến lược Marketing của Cà phê Trung Nguyên tại đây.

Bên cạnh những chiến lược vô cùng thành công trên thị trường nội địa, Vinamilk cũng đã có những bước tiến vô cùng lớn khi mạnh tay đầu tư, áp dụng những chính sách gia nhập thị trường vô cùng đáng học hỏi. Vậy những chiến lược đó thực sự là gì?

Vinamilk chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế
Vinamilk chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế

2.1 Sử dụng nguyên liệu thô từ sẵn có

Trong quá trình sản xuất, Vinamilk cần nhập khẩu nguyên liệu từ bên ngoài Việt Nam do nguồn cung trong nước hạn chế. Bằng cách nhập khẩu nguồn lực, doanh nghiệp có thể tận dụng được những lợi thế tuyệt đối tại Việt Nam cũng như thị trường nội địa của từng nước.

Theo Tạp chí Bloomberg, 60-70% nguyên liệu của Vinamilk được nhập khẩu từ New Zealand. Năm 2015, riêng chi phí nguyên liệu chiếm 89% giá thành sản xuất (tương đương 282 nghìn tỷ đồng) so với 182 nghìn tỷ đồng năm 2014. Từ năm 2012 đến nay, Vinamilk đã có gần 30 chuyến nhập bò với chi phí hàng tỷ đồng để đưa hơn 8.000 con bò sữa từ Úc, New Zealand và Mỹ về Việt Nam.

Ngoài ra, việc đặt nhà máy sản xuất ở nước ngoài giúp Vinamilk tận dụng được nguồn lực sẵn có từ các trang trại chất lượng. Năm 2010, Vinamilk đã mua cổ phần của Miraka Limited tại New Zealand nơi có vùng nguyên liệu chất lượng cao nổi tiếng. Nhờ Công ty Miraka ở New Zealand, Doanh nghiệp đã có được nguồn sữa tươi từ trang trại Taupo và sản xuất sữa chất lượng cao có thể bán ra thị trường toàn cầu.

Có thể thấy rõ rằng Vinamilk đang có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn từ thị trường quốc tế do nhu cầu trong nước ngày càng tăng và công ty đã xảy ra tình trạng khan hiếm nguyên liệu. Nhờ quy trình này, doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí sản xuất đến mức tối thiểu, thấp hơn mặt bằng chung của Việt Nam mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt.

2.2 Nâng cao trình độ công nghệ kỹ thuật

Công nghệ sản xuất sữa hiện đại
Công nghệ sản xuất sữa hiện đại

Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam cần phụ thuộc nhiều vào công nghệ nước ngoài trong việc mở rộng và phát triển ngành công nghệ toàn cầu, giúp ngành sản xuất của các công ty Việt Nam hiệu quả hơn.

Trong số các nhãn hiệu sữa tươi tiệt trùng chất lượng, giá tốt nhất thị trường 2019, Vinamilk được biết đến là thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam với hơn 40 năm nghiên cứu và phát triển. Chất lượng sữa cải thiện từng ngày, sáng tạo nhiều hương vị sữa mới, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn chất lượng nên thương hiệu này chiếm lĩnh thị phần rất lớn trong thị trường sữa trong nước.

Sữa tươi tiệt trùng Vinamilk được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sạch tại các nông trại bò sữa chất lượng cao, quy trình chăn nuôi khép kín, quy mô lớn, giống bò nhập khẩu từ Úc, Mỹ, New Zealand về nên không khó hiểu khi Vinamilk đã nhiều lần được xướng tên trong nhiều lễ trao giải quốc tế cũng như hội nghị lớn.

Doanh nghiệp này cũng tích cực áp dụng các công nghệ mới nhất trong quá trình sản xuất của mình. Theo giám đốc GEAs: Nhà máy của Vinamilk được cho là có dây chuyền công nghệ hiện đại và lớn nhất thế giới. Hiện tại, toàn bộ thiết bị của nhà máy được cung cấp bởi GEA / NIRO và các công ty G7 hàng đầu khác như EU Germany, USA, Japan. Giám đốc Mai Kiều Liên chỉ ra rằng trong việc cải tiến công nghệ không chỉ giúp công ty đảm bảo đầu ra của sản phẩm mà còn cung cấp những sản phẩm chất lượng tuyệt vời được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến nhất.

2.3 Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường quốc tế 

Bà Mai Kiều Liên Tổng Giám đốc Vinamilk khẳng định: Những thành tựu hiện tại là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng của công ty nhằm đảm bảo đồng thời ba giá trị cốt lõi: chất lượng giá cả chất lượng dịch vụ. Để hướng tới thương hiệu Vinamilk, điều quan trọng nhất là chất lượng. Chỉ khi sản phẩm của doanh nghiệp đạt chất lượng cao, được khoa học kiểm nghiệm và thực tế thì mới thuyết phục được người tiêu dùng.

Như vậy, rõ ràng nơi tạo ra giá trị, tạo nên tên tuổi của doanh nghiệp nằm phần lớn ở chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp luôn tự hào có đội ngũ nhân viên tận tâm, am hiểu lĩnh vực mình đang theo đuổi, mong muốn tạo nên một thương hiệu Vinamilk vững mạnh, được tin dùng trên thị trường thế giới. Trong suốt 42 năm hoạt động, doanh nghiệp luôn tích cực nghiên cứu để cho ra đời những sản phẩm chất lượng tốt vì sức khỏe người tiêu dùng đã được kiểm chứng. 

Ngoài ra, giá trị mà doanh nghiệp này tạo ra cho thị trường cũng nằm ở giá bán. Nhờ hệ thống chuỗi cung ứng và kế hoạch sản xuất hiệu quả, các sản phẩm đã được sản xuất với giá cạnh tranh để mọi người đều được sử dụng sản phẩm chất lượng quốc gia. Vinamilk cũng là doanh nghiệp luôn có giá bán sản phẩm ổn định trong suốt nhiều năm.

Xem thêm các bài viết về chất lượng sản phẩm của Vinamilk tại đây.

2.4 Không ngừng nỗ lực cải tiến quy trình, cắt chi phí, giảm giá thành trên thị trường quốc tế 

Chương trình khuyến mãi, giảm giá của Vinamilk
Chương trình khuyến mãi, giảm giá của Vinamilk

Vinamilk được đánh giá là thương hiệu cổ thụ trong thị trường sữa VIệt Nam. Mặc dù thị trường trong nước cạnh tranh gay gắt nhưng hệ thống đã đi vào ổn định. Không dừng lại ở đó, doanh nghiệp đang chuẩn bị các bước tấn công xa hơn ra thị trường quốc tế với hai hướng đi chính: Vinamilk trở thành công ty sữa giá trị nhất Đông Nam Á và là công ty dẫn đầu đổi mới ngành sữa tại các thị trường phát triển. Vì vậy, doanh nghiệp đã lựa chọn nhiều quy chuẩn hóa mang tính chiến lược để theo đuổi.

Chiến lược cạnh tranh mà doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện nhằm đạt được mục tiêu toàn công ty là chiến lược hàng đầu là chi phí thấp. Để giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, công ty đã xây dựng hệ thống trang trại đạt tiêu chuẩn quốc tế để có thể cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào tươi, sạch và rẻ nhất cho quá trình sản xuất của mình.

Công ty cũng chú trọng đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại để nâng cao chất lượng và sản lượng sản phẩm. Yếu tố công nghệ không chỉ đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Vinamilk đã sử dụng nhiều loại công nghệ hiện đại trên thế giới, với chi phí đầu tư ban đầu tương đối cao. Các công nghệ chế biến, bảo quản và sản xuất sữa đã và đang được áp dụng bao gồm một vài ví dụ như:

・ Công nghệ tiệt trùng nhiệt độ cao UHT để sản xuất sữa nước

・ Công nghệ lên men sữa chua công nghiệp

・ Công nghệ máy hút sữa đặc

・ Công nghệ bảo quản sữa bột bằng nitơ

・ Công nghệ lên men sữa chua công nghiệp

・ Công nghệ chiết rót và đóng gói hút chân không

・ Công nghệ sản xuất phô mai nóng chảy

・ Công nghệ sản xuất kem; công nghệ sấy sữa bột

Các công nghệ này hầu hết được nhập khẩu từ các nhà cung cấp thiết bị sữa nổi tiếng trên thế giới như Tetra Pak (Thụy Điển), APV (Đan Mạch). Các công nghệ hiện đại trên đã giúp nâng cao năng suất lao động, góp phần giảm giá thành đơn vị trên từng sản phẩm.

Ngoài chiến lược giá rẻ, Vinamilk còn nỗ lực khác biệt hóa sản phẩm bằng cách liên tục cải tiến bao bì sản phẩm, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh như TH Milk, Ba Vì Tuy nhiên, chiến lược chính mà công ty theo đuổi là vẫn là chiến lược chi phí thấp để tạo lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ trên thị trường quốc tế. Đây là chiến lược hoàn toàn phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở tận dụng các lợi thế sẵn có của doanh nghiệp: nguyên liệu sữa, máy móc công nghệ được đầu tư.

Sinh viên thực hiện: Trương Minh Thư (20050363)