PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG CÓ THỰC SỰ CẦN THIẾT ? 4 NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG

Phát triển bền vững môi trường

Cùng với sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc của công thế giới trong thời đại 4.0, chất lượng môi trường cũng cùng với đó dần bị huỷ hoại ngày một nghiêm trọng do nhiều lý do khác nhau. Điều này khiến cho việc phát triển bền vững môi trường càng trở thành một xu thế cần được áp dụng và triển khai trên quy mô toàn cầu. Để có thể thực hiện một cách triệt để việc phát triển bền vững môi trường, ta cần hiểu rõ các nguyên tắc cơ bản của nó.

Bài viết sẽ đem đến cho các bạn những kiến thức cơ bản về phát triển bền vững môi trường và các nguyên tắc phát triển bền vững môi trường mà ta cần phải biết.

1. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ ?

Đầu tiên, ta cần phải hiểu Phát triển bền vững là gì. Có thể hiểu đơn giản, Phát triển bền vững là thực hành phát triển các dự án đất đai và xây dựng theo cách làm giảm tác động của chúng đến môi trường. Để làm được việc đó, ta cần tạo ra các mô hình tự cung tự cấp hiệu quả về năng lượng. Điều này có thể được thực hiện dưới hình thức lắp đặt các tấm pin mặt trời hoặc máy phát điện gió trên các khu vực nhà máy, sử dụng các kỹ thuật làm nóng địa nhiệt, ….

Mặc dù có vẻ như phát triển bền vững và phát triển bền vững môi trường là 2 khái niệm khá tương đồng nhau về mặt ý nghĩa cũng như mục tiêu, xong vẫn có những sự khác nhau nhất định về thứ tự ưu tiên của mục tiêu mà ta cần phải phân biệt rõ.

Sử dụng các nguồn năng lượng thay thế vì tương lại phát triền bền vững

Phát triển bền vững môi trường là một phần quan trọng trong kế hoạch Phát triển bền vững. Mục tiêu của phát triển bền vững môi trường là bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển các nguồn điện thay thế đồng thời giảm thiểu ô nhiễm và tác hại đến môi trường. Đối với phát triển bền vững môi trường, hiện trạng của tương lai – được đo lường trong 50, 100 hay 1.000 năm là sẽ là nguyên tắc được ưu tiên.

2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG CÓ CẦN THIẾT ?

Với tốc độ gia tăng dân số cô cùng chóng mặt, các hoạt động về nông và công nghiệp cũng ngày một mở rộng, kéo theo là hàng loạt các vấn đề như khí thải, hiệu ứng nhà kính, nạn phá rừng, … Các nguồn tài nguyên môi trường cũng đang dần cạn kiệt do mức độ sử dụng và nhu cầu sử dụng của con người ngày một cao. Với các yếu tố đã kể trên, câu trả lời cho câu hỏi “Phát triển bền vững môi trường có thật sự cần thiết ?” đương nhiên sẽ là Có, hơn thế nữa, phát triển bền vững môi trường còn nắm một vai trò vô cùng quan trọng.

Có rất nhiều lợi ích mà phát triển bền vững môi trường mang lại, cả ngắn hạn và dài hạn. Chúng ta không thể duy trì các hệ sinh thái trên Trái đất của mình hoặc tiếp tục các hoạt động sản xuất, sinh hoạt,.. của con người nếu không đưa ra các lựa chọn bền vững hơn. Nếu các quá trình phát triển có hại được duy trì mà không thay đổi, có khả năng chúng ta sẽ cạn kiệt nhiên liệu hóa thạch, một số lượng lớn các loài động vật sẽ tuyệt chủng và bầu khí quyển sẽ bị hủy hoại không thể khắc phục được.

3. CÁC NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG

3.1. Bảo vệ sức sống và tính đa dạng sinh học của Trái Đất

Bảo tồn đa dạng sinh học là nguyên tắc đầu tiên

Luôn có các biện pháp, hành động và luôn ưu tiên bảo tồn chức năng và tính đa dạng của các hệ sinh thái trên Trái Đất song hành với hành trình phát triển của con người chính là nguyên tắc phát triển bền vững môi trường đầu tiên. Hệ thống này có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều chỉnh khí hậu, cân bằng nước và làm cho không khí trong lành, điều hoa dòng chảy, chu chuyển các yếu tố cơ bản, cấu tạo, tái tạo đất màu và phục hồi các hệ sinh thái.

Không chỉ các hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học cũng là một nhân tố cần được giữ “bền vững”. Điều này có nghĩa là bảo vệ tất cả các loại động vật, thực vật, vi sinh vật trên hành tinh của chúng ta và toàn bộ vốn gen di truyền có trong mỗi loài.

>> Xem thêm về bảo tồn đa dạng sinh học tại: Bảo tồn đa dạng sinh học là giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu

3.2. Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo

Với nhu cầu và mức độ sử dụng, khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo hiện nay (than đá, khí đốt, dầu mỏ, …), tình trạng cạn kiệt các loại khoáng sản là điều không thể tránh khỏi trong tương lại gần. Đây là một sự biến đổi không bền vững cho môi trường khí mà nguồn tài nguyên và khoáng sản trên Trái Đất là có hạn.

Trong khi loài người chưa tìm được các loại thay thế, việc sử dụng tài nguyên không tái tạo một cách hợp lý và tiết kiệm bằng nhiều cách như quay vòng, tái chế chất thải, sử dụng tối đa các thành phần có ích chứa trong từng loại tài nguyên, dùng tài nguyên tái tạo khác có thể được để thay thế chúng… là một nguyên tắc vàng mà ta không thể bỏ qua trong hành trình tiến tới một tương lại môi trường bền vững.

3.3. Để cho các cộng đồng tư quản lý môi trường của mình

Môi trường là ngôi nhà chung không phải của riêng cá nhân, cộng đồng nào. Vì vậy việc cứu lấy Trái đất và xây dựng một cuộc sống bền vững phụ thuộc vào niềm tin và sự đóng góp của mỗi cá nhân. Khi nào nhân dân biết tự mình tổ chức cuộc sống bền vững trong cộng đồng của mình, họ sẽ có một sức sống manh mẽ cho dù cộng đồng của họ giàu hay nghèo, thành thị hay nông thôn.

Một cộng đồng muốn được sống bền vững, thì trước hết phải quan tâm bảo vệ cuộc sống của chính mình và không làm ảnh hưởng đến môi trường của cộng đồng khác. Họ cần biết cách sử dụng tài nguyên của mình một cách tiết kiệm, bền vững và có ý thức về việc thải các chất thải độc hại và xử lý một cách an toàn. Họ phải tìm cách bao vệ hệ thống nuôi dưỡng sự sống và tính đa dạng của hệ sinh thái ở địa  phương.

3.4. Thay đổi thái độ và hành vi của con người

Trước đây và ngay cả bây giờ, sự nghèo khổ buộc nhiều người phải tìm mọi cách để tồn tại như: phá rừng làm nương rẫy, săn bắn chim thú… Những hoạt động đó xảy ra liên tục đã gây ra tác động xấu đến môi trường sinh thái làm nghèo kiệt quỹ đất, suy giảm nguồn tài nguyên. Nạn đói, nghèo khổ thường xuyên xảy ra với các nước có thu nhập thấp. Còn với các nước có thu nhập cao thì nhu cầu sử dụng tài nguyên ngày càng cao, ở đó họ dùng một cách lãng phí quá mức chịu đựng của thiên nhiên, nên đã làm ảnh hưởng lớn đến cộng đồng.

Bản thân con người là cốt lõi của sự thay đổi

Hành vi và thái độ của con người là một trong các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình bền vững hoá môi trường. Phát triển bên vững môi trường chỉ có thể hoàn thiện khi và chỉ khi mỗi cá nhân đều có cho mình ý thức và hành động đúng đắn. Việc thay đổi hành vi và thái độ không chỉ góp phần cho các cộng đồng biết sử dụng bền vững nguồn tài nguyên mà còn để thay đổi các chính sách hỗ trợ về kinh tế và buôn bán trên thế giới.

4. KẾT LUẬN

Tăng trưởng công nghiệp và công nghệ có nghĩa là chúng ta cần nhiều năng lượng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, hành tinh của chúng ta đã dần và đang đạt đến giới hạn. Chúng ta đang bắt đầu nhận thấy hậu quả của sự nóng lên toàn cầu đối với hệ sinh thái và cộng đồng.

Đó là lý do tại sao hơn bao giờ hết, hoạt động phát triển bền vững nói chung và phát triể bền vững môi trường nói riêng cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và triệt để. Hiểu rõ các khái niệm và các nguyên tắc của phát triển bền vững môi trường sẽ là tiền đề vững chắc để mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, … chung tay tham gia vào sứ mệnh vì tương lai của Trái Đất bền vững.

>> Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác về phát triển bền vững tại đây:

 

Sinh viên thực hiện: Ngô Vinh Quang

Mã sinh viên: 20050152

Lớp: QH-2020-E QTKD CLC 1

Mã học phần: INE 3104 2