2 chiến lược thâm nhập thị trường Apple sử dụng thành công

Apple là một doanh nghiệp công nghệ hàng đầu trên thế giới. Để đạt được thành công như vậy họ đã có những chiến lược thâm nhập thị trường rất thông minh và hiệu quả giúp tăng được lợi nhuận, thu hút được phần lớn người tiêu dùng trên toàn thế giới. Vậy chiến lược thâm nhập đó như thế nào hãy tìm hiểu thông qua chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của apple dưới đây nhé

1.Tổng quan về apple

chien luoc tham nhap thi truong

Apple hay Apple Inc. là một tập đoàn công nghệ của Mỹ có trụ sở tại Cupertino, California.

Công ty được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1976 với tên Apple Computer, Inc. và sau đó được đổi tên thành Apple Inc. vào đầu năm 2007, trải qua 7 đời CEO với 6 dòng sản phẩm lớn, hơn 1,4 tỷ người dùng và trở thành số một của thương hiệu trên toàn thế giới.

Đó là những gì mọi người sẽ nghĩ khi nhắc đến doanh nghiệp Apple. Từ trước đến nay, tập đoàn Apple được biết đến như một công ty khác biệt và cũng là một công ty công nghệ sở hữu những dòng sản phẩm mà ai cũng muốn và muốn có.

2.Chiến lược thâm nhập thị trường là gì?

Để thành công không chỉ trong nước mà còn tiến đến môi trường quốc tế, Vinamilk đã xây dựng chiến lược xâm nhập thị trường hiệu quả. Trước tiên ta cùng tìm hiểu chiến lược thâm nhập thị trường là gì?

Chiến lược thâm nhập thị trường trong tiếng Anh là Market penetration strategy. Chiến lược này là chiến lược gia tăng thị phần cho các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp thông qua các nỗ lực Marketing.

chien luoc tham nhap thị truong

Tìm hiểu chiến lược thâm nhập thị trường

Market Penetration Strategy –  là chiến lược gia tăng thị phần cho các danh mục sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp thông qua chiến lược Marketing hoặc chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Trong quá trình xây dựng chiến lược, doanh nghiệp có thể triển khai các hoạt động như:

  • Phát triển đội ngũ nhân viên bán hàng
  • Đầu tư thêm cho ngân sách quảng cáo
  • Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến hỗn hợp
  • Nỗ lực hơn trong các hoạt động quan hệ công chúng

Các trường hợp doanh nghiệp nên sử dụng chiến lược này bao gồm:

  • Thâm nhập vào thị trường chưa bão hoà đối với loại sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh
  • Tỷ lệ khách hàng trong lĩnh vực mà doanh nghiệp kinh doanh có thể gia tăng 1 cách đáng kể
  • Khi thị phần của đối thủ cạnh tranh đang suy giảm
  • Lượng tiêu thụ của khách hàng đang phát triển hoặc có khả năng tăng cao trong tương lai

 

3. Chiến lược thâm nhập thị trường của Apple

3.1 Chiến lược thâm nhập thị trường theo hướng thương mại: Bán hàng trực tiếp

Apple sẽ đứng ra bán sản phẩm vào thị trường mới, trực tiếp thực hiện công tác tiếp thị, marketing, bán hàng và cung cấp dịch vụ hậu mãi cho khách hàng. Hình thức này được thực hiện thông qua việc mở các cửa hàng bán lẻ Apple Store.

Tại đây, các sản phẩm của Apple sẽ được trưng bày cho khách hàng đến trải nghiệm, nghe nhân viên tư vấn để mua sản phẩm.

Việc marketing, pr cho các sản phẩm mới cũng do chính Apple tự đảm nhiệm. Và Apple cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng, sửa chữa cho sản phẩm được mua tại Apple Store.

Thâm nhập thị trường bằng phương thức này đòi hỏi Apple phải đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn để nghiên cứu thật kỹ về nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng.

Bù lại, phương thức này đem lại lợi nhuận cao, giúp cắt giảm bớt rắc rối trong quản lý khi phải thông qua các bên trung gian, kiểm soát tốt hơn về hoạt động kinh doanh, cũng như chăm sóc khách hàng chu đáo hơn

3.2 Chiến lược thâm nhập thị trường từ sản xuất ở nước ngoài: Sản xuất theo hợp đồng

Hình thức này còn được gọi là gia công. Để sản xuất ra một chiếc điện thoại Iphone, Macbook,.. Apple không chỉ sử dụng nguồn nhân sự nội bộ, mà họ còn tận dụng các

nguồn lực từ bên ngoài, giao việc sản xuất linh kiện cho các nhà máy, xưởng sản xuất tại các quốc gia khác trên thế giới. Và Apple đã chọn ký kết hợp đồng với nhà máy Foxconn từ năm 2007. Foxconn nổi tiếng toàn cầu vì là nhà cung ứng linh kiện, lắp ráp điện thoại, máy tính bảng cho Apple và một số thường hiệu điện thoại nổi tiếng khác.

Phương thức thâm nhập này ít rủi ro hơn so với các phương thức khác, tránh được vấn đề về vốn đầu tư, tìm kiếm nguồn lao động. Giá thành sản phẩm có thể hạ xuống nếu giá nhân công, chi phí phải trả cho nhà xưởng thấp.

Đặc biệt, hình thức thâm nhập này còn tạo ra sự ảnh hưởng, độ phủ sóng, nhận diện của nhãn hiệu Apple tại thị trường Trung Quốc.

Thâm nhập vào thị trường Trung Quốc từ sớm là một quyết định đúng đắn của Apple. Các sản phẩm từ Apple luôn được ủng hộ, săn đón của người tiêu dùng nơi đây.

Bằng chứng là vào cuối năm 2019, khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc, Apple buộc phải đóng tất cả các cửa hàng, nhà máy.

Tuy nhiên, vào 1 năm sau đó, tháng 10 năm 2020 với sự ra mắt của Iphone 12, Apple đã vượt kỷ lục doanh số bán hàng, doanh thu tăng vọt lên 57% so với cùng kỳ năm 2019. Kết quả này đánh dấu chiến thắng lớn của Apple tại thị trường chủ chốt-thị trường Trung Quốc.

Và mới đây, Apple lại chứng mình sự thành công của mình với sản phẩm mới ra mắt-Iphone 13. Mặc cho nhiều lời nói về số 13 là con số không may mắn, các dòng sản phẩm Iphone 13 vẫn đang trong tình trạng cháy hàng. Đối tác Foxconn đã phải tuyển thêm số lượng lớn công nhân, tăng phụ cấp để kịp thời đáp ứng số lườn người đặt mua sản phẩm mới này

3.3 Chiến lược thâm nhập thị trường qua website và công ty viễn thông

Tuy không phải là những “mặt trận chủ lực” trong chiến lược phân phối của Apple. Nhưng website chính thức và các đối tác viễn thông vẫn là những kênh bán hàng lí tưởng, để Táo Khuyết đa dạng hoá hình thức phân phối sản phẩm và tiếp cận người dùng toàn cầu.

Website chính thức của Apple sở hữu một giao diện thân thiện, dễ dùng và hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau bao gồm cả tiếng Việt.

Từ trang chủ khách hàng của Apple chỉ mất chưa đến 10 cú click chuột, để hoàn tất cập nhật sản phẩm vào trong giỏ hàng trước khi chuyển qua quy trình thanh toán.

Người mua hàng cũng được hỗ trợ mọi quyền lợi, giống với khách hàng đến trực tiếp cửa hàng của Apple dù đang ngồi tại nhà hay một quán cà phê nào đó có kết nối WiFi.

Bên cạnh việc chọn lựa phiên bản, màu sắc hay dung lượng bộ nhớ. Chiến lược phân phối của Apple qua website còn tạo điều kiện cho khách hàng tích hợp gói Apple Care, chuyển đổi trả góp, đổi máy cũ để mua máy mới với giá tốt hơn hoặc chọn mua sản phẩm ký hợp đồng với nhà mạng.

Sẵn nói đến trường hợp của các nhà mạng hay đối tác viễn thông. Chiến lược phân phối của Apple luôn tạo cơ hội để càng nhiều khách hàng của họ, tiếp cận được với các sản phẩm mới bằng càng nhiều cách khác nhau.

Ngoài thao tác chuyển đổi mua hàng trả góp tại cửa hàng hoặc trên website, người mua iPhone còn có thể chọn ký hợp đồng với các nhà mạng phổ biến hàng đầu.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Apple

Sở hữu iPhone qua hợp đồng nhà mạng đã trở thành thói quen của nhiều khách hàng tại Mỹ – nguồn: PhoneArena

Tại Mỹ khách hàng mua iPhone được chọn “bắt tay” với nhiều nhà mạng như Verizon, Sprint hay T-Mobile. Nhưng thành công và được ưu tiên lựa chọn nhất bởi người tiêu dùng thì phải gọi tên AT&T.

Với số tiền bỏ ra trong hai năm chỉ từ 40 USD/tháng (chưa đến 1 triệu đồng/tháng), khách hàng tại Mỹ đã có thể sở hữu sản phẩm iPhone mới nhất mà không cần điều kiện đi kèm. Ngoại trừ việc sử dụng dịch vụ nhà mạng trong suốt thời gian trả góp theo hợp đồng.

Ngoài ra với thế mạnh là một trong những nhà mạng hàng đầu Hoa Kỳ, AT&T cũng được uỷ quyền cung cấp thêm nhiều sản phẩm bổ trợ khác đến từ Apple. Chẳng hạn như AirTags, AirPods hoặc đế sạc không dây được cấp chứng nhận an toàn đến từ Táo Khuyết.

4. Kết luận

Chiến lược thâm nhập và chiến lược phát triển thương hiệu nói chung, đều phải hướng đến mục tiêu cuối cùng là tạo dựng và duy trì lòng trung thành thương hiệu.

Để không chỉ đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh cả về doanh thu lẫn lợi nhuận, mà còn giữ chân thành công hàng triệu tín đồ trung thành trên phạm vi toàn cầu.

Bởi vậy thay vì định hướng phát triển hình ảnh thương hiệu và phân khúc sản phẩm có phần đại chúng, giành lấy càng nhiều thị phần càng tốt như không ít các đối thủ.

Apple đã chọn theo đuổi phân khúc sản phẩm cao cấp, song hành với chiến lược thâm nhập thị trường tạo điều kiện để nhiều người tiêu dùng trên thị trường, đủ sức tiếp cận và sở hữu sản phẩm bằng nhiều cách khác nhau.

Xem thêm:

Vinamilk – chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế

Netflix – 1 trong những ví dụ điển hình về chiến lược định giá thâm nhập thị trường

Chiến lược Marketing của cà phê trung nguyên-1 bài học xây dựng thương hiệu

Người viết: Đặng Thanh Thảo