The Coffee House là một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng tại Việt Nam. Để đạt được thành công này, The Coffee House đã triển khai những chiến lược của mình một cách hiệu quả. Hãy cùng phân tích và tìm hiểu sự độc đáo làm nên thương hiệu Việt trong chiến lược Marketing mix 4P của The Coffee House nhé.
Nội dung bài viết
1. Giới thiệu tổng quan về The Coffee House
The Coffee House bắt đầu hoạt động từ năm 2014 và được thành lập bởi một nhóm thanh niên trẻ tuổi có đam mê với thức uống cà phê. Ban đầu, đây chỉ là một quán cà phê nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh và doanh thu ban đầu khá thấp. Tuy nhiên, nhờ vào mô hình kinh doanh hiệu quả, chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt, thương hiệu này đã nhanh chóng trở thành một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng nhất ở Việt Nam.
The Coffee House đã phát triển một mạng lưới chi nhánh khắp cả nước và mở rộng các sản phẩm đa dạng như trà, sinh tố, nước ép trái cây và bánh ngọt để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Đối với The Coffee House, chất lượng sản phẩm và dịch vụ là ưu tiên hàng đầu, từ nguyên liệu tươi sạch, cân bằng hương vị cho đến sự tận tụy và chu đáo của đội ngũ nhân viên.
Với chiến lược mở rộng và đầu tư vào thương hiệu, The Coffee House đã đạt được nhiều giải thưởng và thành công trên thị trường, từ đó khẳng định được vị trí của mình trong ngành cà phê của Việt Nam và thậm chí là quốc tế. The Coffee House đang tiếp tục mở rộng kinh doanh ở các thị trường khác nhau và cố gắng duy trì chất lượng cao và sự đổi mới để giữ được lòng tin của khách hàng và vị thế của mình trong ngành công nghiệp cà phê.
Thương hiệu The Coffee House đã và đang “tái định nghĩa” trải nghiệm cà phê với không gian đầy cảm hứng, nhân viên thân thiện và chất lượng sản phẩm tốt nhưng ở mức giá phù hợp với số đông. Không chỉ vậy, sau khi sáp nhập bộ phận cà phê của Cầu Đất Farm, The Coffee House đã chính thức vận hành trang trại riêng ở Cầu Đất – dải đất vàng của hạt cà phê Arabica, nhằm cung cấp các sản phẩm cà phê sạch và chất lượng.
Xem thêm: Điểm danh các loại đồ uống “hot nhất” menu The Coffee House
2. Chiến lược Marketing mix 4P
Chiến lược Marketing mix là gì?
Chiến lược Marketing mix hay Marketing hỗn hợp được bắt nguồn từ cuốn Marketing cơ bản của E. Jerome McCarthy vào năm 1960. Marketing hỗn hợp của E. Jerome McCarthy đề cập đến bốn chữ Ps quen thuộc bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng cáo). Các yếu tố khác nhau của hỗn hợp tiếp thị hoạt động kết hợp và liên kết với nhau. Phương thức tiếp thị lấy người tiêu dùng làm trung tâm kết hợp trọng tâm của khách hàng vào cách tiếp cận của họ.
4 biến số của marketing-mix bao gồm:
- Product – sản phẩm
- Price – giá cả
- Place – phân phối
- Promotion – khuyến mại
Marketing mix 4P được đưa ra để giúp công ty tạo ra một sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố trên, mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng, đồng thời tạo ra lợi nhuận cho công ty. Kế hoạch Marketing mix cũng cung cấp cho công ty những thông tin cần thiết để hiểu những gì khách hàng muốn và thích để tác động tới quyết định của họ trong việc mua sắm.
Trong đó, sản phẩm là sự phối hợp sản phẩm và dịch vụ mà công ty đưa ra cho thị trường mục tiêu. Giá cả là số tiền mà người tiêu dùng phải trả để có được sản phẩm. Địa điểm (phân phối) là những hoạt động nhằm làm cho sản phẩm có thể tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Và khuyến mại là những hoạt động truyền tin về những lợi ích của sản phẩm để thuyết phục khách hàng mua chúng.
Và đối với The Coffee House, họ đã pha trộn và sử dụng các yếu tố của marketing-mix để xây dựng và đạt được mục tiêu marketing của công ty.
Tham khảo thêm các định nghĩa khác tại đây
3. Khái quát chiến lược Marketing mix 4P của The Coffee House
The Coffee House là một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng tại Việt Nam, với nhiều chi nhánh trên khắp đất nước. Để tạo ra sự khác biệt và đạt được lợi thế cạnh tranh trong ngành công nghiệp cà phê đang phát triển của Việt Nam, The Coffee House sử dụng một chiến lược Marketing mix chuyên nghiệp và hiệu quả.
3.1. Product – Chiến lược marketing mix về sản phẩm của The Coffee House
Chiến lược mở rộng sản phẩm
Quan điểm của “Nhà” vô cùng rõ ràng, chúng ta đâu chỉ đến quán cafe để thưởng thức mỗi cafe. Chính sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường khiến cho những quyết định cải tiến, phát triển sản phẩm phải thật thận trọng nhưng cũng đủ linh động trước sự biến đổi không ngừng của thị hiếu người dùng.
Sản phẩm cà phê là một yếu tố đặc trưng chính của The Coffee House. Họ đặt sự chú trọng lớn đến chất lượng sản phẩm và sự đa dạng món ăn phẩm, lựa chọn giữa cà phê Espresso, Cappuccino, Latte và Americano và các loại mixology, trà, sinh tố, nước ép trái cây và bánh ngọt. Đặc biệt, The Coffee House chú trọng đến việc sử dụng nguyên liệu tươi sạch và cân bằng giữa hương vị và hình thức để mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
Bên cạnh đó, The Coffee House thường xuyên cập nhật và tạo ra các sản phẩm mới, đặt sự chú trọng đến tính sáng tạo và độc đáo, đồng thời tạo nên một thương hiệu cà phê với phong cách riêng biệt và đẳng cấp.
Đặc biệt, The Coffee House cũng tạo ra các sản phẩm có liên quan đến nhu cầu của khách hàng như sách vở, cuốn nhật ký tặng kèm khi đặt bàn, bánh kẹo, các loại chocolate và các giỏ quà tặng. Tất cả các sản phẩm của The Coffee House đều được tập trung vào trải nghiệm của khách hàng và chất lượng đảm bảo, điều này giúp cho The Coffee House có thể tăng cường sự cạnh tranh trên thị trường
3.2. Price – Chiến lược marketing mix về giá cả của The Coffee House
Đối với The Coffee House, ngay từ đầu thương hiệu đã không hướng đến mục tiêu lợi nhuận làm trọng tâm mà thay vào đó là họ tập trung vào việc thu hút khách hàng tiềm năng. Sau khi đã có được những tệp khách hàng quen thuộc thì hãng bắt đầu tăng giá. Đảm bảо chất lượng sản phẩm và không giаn cửа hàng rộng rãi tinh tế không kém với các thương hiệu café nước ngoài khác. Trái lại, mức giá củа Thе Cоffее Hоusе lại có phần cạnh trаnh hơn.
Ở phân khúc giá cао hơn, Stаrbucks – một thương hiệu củа nước ngоài đã đáp ứng được 2/3 tiêu chí khi lựа chọn địа điểm quán đặt ở những vị trí đắc địа gần ngã tư, sảnh củа các trung tâm thương mại, khu chung cư hạng sang (như Vincоm, Tân Hoàng Minh…) và các tiêu chí dịch vụ cao cấp. Tuy nhiên thương hiệu này thì có mức giá khá cao dao động từ 70.000 – 100.000 đồng điều này dẫn đến phân khúc khách hàng sẽ kém đa dạng hơn. Trong khi đó, phân khúc dành cho người tiêu dùng chấp nhận mức giá tầm trung khoảng 40.000-60.000 vẫn còn bị bỏ ngỏ.
Thực tế, đây là phân khúc khách hàng có số lượng đông nhất, phù hợp với nhiều tập khách hàng từ sinh viên cho tới dân văn phòng. Theo đó, khi “ngồi cà phê” đã và đang là một nét “văn hóa” của người dân Việt Nam, The Coffee House đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, áp dụng chiến lược định giá xâm nhập để thu hút lượng khách hàng tiềm năng đến với sản phảm của mình ở mức giá thấp hơn so với các chuỗi cà phê khác, nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những chuỗi cà phê lớn nhất tại Việt Nam…
3.3. Place – Chiến lược marketing mix về phân phối của The Coffee House
Khác với các công ty phụ thuộc nhiều vào đại lý, nhà bán buôn, với một chuỗi cafe, chiến lược địa điểm vô cùng quan trọng. Vì bản tính của con người là lười biếng, vì vậy, nhiệm vụ của nhà quản trị là giảm bớt các trở lực, và gia tăng các động lực, trợ lực cho khách hàng, dẫn tới hành vi tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, các quán cafe được đặt ở những vị trí như nào: Một tòa nhà văn phòng hay chung cư cao tầng, phố cổ hay vùng ngoại ô, trong ngõ hay ngoài mặt đường, chỗ gửi xe thuận tiện … là những điều cần đặc biệt chú ý.
Một dấu ấn in sâu vào tâm trí khách hàng, cũng là đặc điểm khiến người ta tò mò, đó chính là việc The Coffee House khai trương liên tục, xuất hiện dày đặc ở các thành phố lớn, địa điểm tập khách hàng mục tiêu của họ yêu thích lui tới.
Các cửa hàng của The Coffee House luôn nằm ở vị trí dễ tìm, mặt tiền trung tâm, sở hữu view đường phố cực bắt mắt. Với việc xuất hiện khắp mọi nơi và lọt vào tầm mắt của khách hàng như vậy, The Coffee House dễ dàng nhận được sự chú ý và ghi nhớ từ phía khách hàng. Việc dễ dàng tìm được một quán The Coffee House cũng kích thích khách hàng đến cửa hàng, gọi đồ nhiều hơn cũng như dần dần thiết lập được thói quen ghé thăm The Coffee House của họ.
Song hành với việc mở rộng các dòng sản phẩm mới luôn là quá trình mở rộng thị trường. Tuy nhiên trong đại dịch, The Coffee House chưa thể hoàn thành mục tiêu mở thêm 100 chi nhánh của mình. Nhưng khi Covid-19 đã qua đi, nhu cầu sử dụng các loại hình dịch vụ FnB tăng cao,The Coffee House đã tiếp tục mở rộng thị trường của mình và con số hiện nay đã lên tới 154 cửa hàng trên toàn quốc.
Dù vậy, nhãn hàng vẫn nên chú ý quản lý chặt chẽ các chi nhánh của mình, đảm bảo các hệ thống của The Coffee House đều thể hiện được một hình ảnh thống nhất mà nhãn hàng hướng đến. Hiện tại kênh bán hàng online cũng là một thị trường quan trọng. The Coffee House đã và đang chuyển đổi chiến lược marketing của mình kết hợp với các bên thứ 3 như Baemin, ShopeeFood hay Momo để có thể mang lại nhiều ưu đãi cũng như sự thuận tiện trong việc tiếp cận sản phẩm cho khách hàng.
3.4. Promotion – Chiến lược marketing mix về xúc tiến của The Coffee House
Xúc tiến là một hoạt động kinh doanh cần thiết để bắt kịp nhịp độ với thị trường tiêu thụ. Một trong những kênh quảng bá sản phẩm hay chiến dịch phổ biến của The Coffee House không thể không nhắc tới nền tảng mạng xã hội như Facebook với hơn 700.000 theo dõi.
Với việc sở hữu riêng cho mình ứng dụng đặt hàng, The Coffee House luôn có những ưu đãi dành riêng cho khách hàng đặt đồ ở đây như các mã khuyến mại giao hàng hay tự đến lấy đồ. Ngoài ra, thương hiệu này thường có những mini game như đoán tên đồ uống mới, cùng với phần quà hấp dẫn giúp thu hút một lượng lớn người biết tới dòng sản phẩm mới này.
Bên cạnh đó, The Coffee House cũng rất thành công trong việc truyền tải thương hiệu của mình thông qua phim ngắn, điển hình là phim ngắn Tết “Người Mẹ”. Với thông điệp “Ở đâu có quan tâm chân thành ở đó có Tết” tiếp tục khẳng định sứ mệnh lâu dài mà The Coffee House theo đuổi từ trước đến nay – lan toả những yêu thương chân thành trong cuộc sống. Với ý nghĩa tốt đẹp, phim ngắn này không những được lượng lớn khách hàng đón nhận, mà còn khiến gây xúc động mạnh mẽ khiến bất cứ người con xa quê nào cũng mong mỏi về nhà.
Đồng thời, thương hiệu này khởi động các chuyến xe “Cảm ơn những anh hùng thầm lặng” và mang hàng ngàn ly café vào những ngày cận Tết và 30 Tết tới những con người vẫn đang âm thầm phục vụ cộng đồng như Hiệp sỹ đường phố, các anh chị nhân viên Vệ sinh đường phố, và những Nữ Tu Sỹ ở các mái ấm tình thương…
Kết quả là chiến dịch này đã cực kỳ thành công với gần 12 triệu lượt tiếp cận, hơn 6 triệu lượt xem và gần 120.000 lượt thảo luận trên mạng xã hội. Về mặt hàn lâm, bộ phim đã đem lại nhiều giải thưởng quốc tế cao cấp dành cho phim ngắn như: Winner super short drama March 2020 Berlin Flash film festival, Award winner April 2020 Indie short fest Los Angeles international film festival, Runner-up (Best Foreign-Language Short) …
4. Kết luận về chiến lược Marketing mix của The Coffee House
Có thể nhận thấy điểm kết nối chung giữa 4 yếu tố trên của The Coffee House chính là khách hàng, những người trực tiếp sử dụng và trải nghiệm dịch vụ. Sự chuyển mình mạnh mẽ của The Coffee House là kết quả tất yếu của một quá trình thay đổi, hoàn thiện mình không ngừng, sự khác biệt của họ nằm ở việc mang đến cho khách hàng nhiều hơn những giá trị mà họ mong đợi.
“Bắt đầu từ khách hàng và làm mọi thứ dựa trên suy nghĩ của khách hàng”. Đây là triết lý kinh doanh xuyên suốt của The Coffee House. Bằng việc thấu hiểu sâu sắc insight khách hàng, thương hiệu đã có những hoạt động hiệu quả khiến khách hàng ghi nhớ. Chiến lược này của The Coffee House đã giúp thương hiệu tiến gần hơn đến với “TOP of MIND” về thương hiệu cafe hàng đầu trong tâm trí khách hàng.
Xem thêm:
4Ps – CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX ĐƯA VINAMILK ĐẾN VINH QUANG SỮA VIỆT
4P TRONG CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA COCA COLA – CHÌA KHÓA ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG
4 YẾU TỐ TRONG MÔ HÌNH MARKETING MIX GIÚP SỮA HẠT TH TRUE NUT CHIẾM LĨNH THỊ TRƯỜNG
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thu Giang
Mã sinh viên: 20050242
Mã học phần: INE3104 6