2 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ TẠO NÊN SỰ THÀNH CÔNG CỦA SAMSUNG Ở THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI

Kinh doanh quốc tế

Samsung là một tập đoàn thương mại đa ngành nổi tiếng trên thế giới. Trong suốt 80 năm hình thành và phát triển của mình, Samsung đã chuyển đổi giữa nhiều mô hình kinh doanh và sử dụng nhiều chiến lược khác nhau. Để trở thành một trong những tập đoàn nổi tiếng trên toàn thế giới, Samsung đã xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh quốc tế một cách hiệu quả. Vậy chiến lược kinh doanh quốc tế của Samsung có điểm gì đặc biệt? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

I. Giới thiệu tổng quan về tập đoàn Samsung

1. Thông tin chungSamsung logo

Samsung là một tập đoàn đa quốc gia khổng lồ của Hàn Quốc có trụ sở chính đặt tại Samsung Town, Seocho, Seoul, Hàn Quốc. Tập đoàn sở hữu rất nhiều công ty con, chuỗi hệ thống bán hàng cùng các văn phòng đại diện trên toàn cầu hoạt động dưới tên thương hiệu mẹ. Đây là một trong những thương hiệu công nghệ đắt giá nhất thế giới.

Được sáng lập vào năm 1938 với sự khởi đầu là một công ty buôn bán nhỏ lẻ, tập đoàn Samsung đã dần đa dạng hóa các ngành nghề bao gồm: chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khoán, bất động sản và bán lẻ. Samsung mở rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu, tập trung đầu tư nghiên cứu, phát triển chiến lược nhiều nhất vào lĩnh vực công nghệ cao và điện tử tiêu dùng, cụ thể là các mảng điện thoại di động, TV, chip điện tử và chất bán dẫn.

2. Một số công ty con của Samsung

Những công ty con đáng chú ý của Samsung bao gồm: Samsung Electronics (công ty điện tử – công nghệ cao lớn nhất trên thế giới tính theo doanh thu, và lớn thứ 4 thế giới theo giá trị thị trường vào năm 2012), Samsung Heavy Industries (công ty đóng tàu lớn thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau Hyundai Heavy Industry), Samsung EngineeringSamsung C&T (lần lượt là các công ty xây dựng lớn thứ 12 và 36 thế giới).

Những công ty con quan trọng khác bao gồm Samsung Life Insurance (công ty bảo hiểm lớn thứ 14 thế giới), Samsung Everland (quản lý Everland Resort, công viên chủ đề lâu đời nhất ở Hàn Quốc), Samsung Techwin (công ty khám phá không gian vũ trụ, sản xuất thiết bị giám sát, bảo vệ, thiết bị quân sự,…) và Cheil Worldwide (công ty quảng cáo lớn thứ 15 thế giới theo doanh thu năm 2012).

Xem thêm: Thông tin về Samsung

II. Chiến lược kinh doanh quốc tế của Samsung

1. Chiến lược kinh doanh toàn cầu (Global Strategy)

Chiến lược toàn cầu là chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận trên cơ sở cắt giảm chi phí trên phạm vi toàn cầu. Đây là chiến lược phổ biến đối với các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm mang tính chuẩn hóa, cạnh tranh chủ yếu dựa trên chi phí – giá như linh kiện điện tử, bán dẫn, bán thành phẩm… Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược toàn cầu thường tung ra các sản phẩm giống nhau và sử dụng cùng một chiến lược marketing trên tất cả các thị trường.

Ví dụ cho chiến lược toàn cầu này của Samsung nằm ở loại điện thoại thông minh hàng đầu, “Galaxy”. Galaxy có mặt ở hầu hết các quốc gia với thông số kỹ thuật và tính năng đồng nhất, bất kể nhu cầu của quốc gia đó như thế nào.

Ví dụ cho chiến lược kinh doanh toàn cầu Samsung
Dòng điện thoại Galaxy là ví dụ cho chiến lược kinh doanh toàn cầu của Samsung

Chiến lược toàn cầu tuy đạt được tính nhất quán trong hoạt động sản xuất của mọi quốc gia, tuy nhiên nó lại thiếu tính mềm dẻo, linh hoạt trong hoạt động ở các quốc gia khác nhau. Vậy nên trong bối cảnh đó, chiến lược xuyên quốc gia được ra đời.

2. Chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia (Transnational Strategy)

Chiến lược xuyên quốc gia là chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận thông qua cắt giảm chi phí trên phạm vi toàn cầu, đồng thời gia tăng giá trị bằng cách thích ứng sản phẩm với từng thị trường. Các đơn vị kinh doanh có quyền tự chủ cao trong thực hiện các hoạt động kinh doanh cơ bản như sản xuất, marketing (để thích ứng tốt), đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với nhau (để giảm chi phí).

Lý do mà Samsung lựa chọn chiến lược xuyên quốc gia cho chiến lược kinh doanh quốc tế của mình có thể được kể đến như:

  • Áp lực thích nghi địa phương cao: do thị hiếu ở mỗi quốc gia là khác nhau và sự khác biệt về chính sách của nước sở tại.
  • Áp lực giảm chi phí cao: xuất hiện nhiều hơn các nhà sản xuất trong nước với dây chuyền sản xuất đủ lớn, hiện đại để cạnh tranh.

Một ví dụ khác cho thấy Samsung cũng chú ý đến nhu cầu của các quốc gia đang hoạt động là sự ra đời của dòng điện thoại thông minh giá rẻ, có tên là Galaxy A. Dòng điện thoại này không có sẵn ở Hoa Kỳ vì thu nhập bình quân cao cũng như các chính sách mua hàng chiết khấu của nhà mạng. Vậy nên, Galaxy A chỉ được bán ở các quốc gia ngoài Mỹ, với giá cả cực kỳ phải chăng.

Dòng điện thoại Galaxy A là ví dụ cho chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia của Samsung

III. Kết luận

Để trở thành một trong những tập đoàn nổi tiếng trên toàn thế giới với lợi nhuận tăng liên tục từ năm này qua năm khác, Samsung đã xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh quốc tế một cách hiệu quả. Các chiến lược chính trong chiến lược kinh doanh quốc tế của Samsung bao gồm:

  • Chiến lược toàn cầu
  • Chiến lược xuyên quốc gia

Có thể bạn muốn biết thêm:

>> 4 điểm nổi bật trong chiến lược kinh doanh quốc tế của Vinamilk

>> Chiến lược địa phương hóa giúp Grab chiến thắng ở Đông Nam Á

>> 5 bài học từ chiến lược kinh doanh quốc tế của McDonald’s

BÀI TẬP LỚN

Mã học phần: INE3104 2

Họ và tên: Trần Tùng Chi

MSV: 20050221

5 thoughts on “2 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ TẠO NÊN SỰ THÀNH CÔNG CỦA SAMSUNG Ở THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI

  1. Hà Nam Khánh says:

    Cảm ơn về thông tin bổ ích này. Bài viết trên đã giúp tôi mở mang kiến thức rất nhiều. Mong bạn ra thêm nhiều bài hữu dụng hơn như vậy!

Comments are closed.