Quản trị đa văn hoá tên tiếng anh là Multicultural management. Vậy quản trị đa văn hoá làm gì? Đây được xem là công việc nghiên cứu con người trong những tổ chức trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, còn là để mô tả hành vi tổ chức thông qua các nền văn hoá của nhiều quốc gia trên thế giới. Để hiểu rõ hơn, mời bạn đọc cùng theo dõi giáo trình quản trị đa văn hoá của NXB đại học Kinh tế quốc dân biên mà chúng tôi sắp sửa đề cập tới đây.
Nội dung bài viết
Các khái niệm “văn hóa” từ giáo trình quản trị đa văn hóa
Trong giáo trình đa văn hóa có các khái niệm văn hóa đa dạng.
Đặc điểm và khái niệm văn hóa
Trong tiếng Anh, quản trị văn hoá đọc là Multicultural management. Theo Adler định nghĩa thì quản trị đa văn hoá có nghĩa như sau:
“Nghiên cứu con người trong các tổ chức trên toàn thế giới, mô tả hành vi tổ chức thông qua các quốc gia và các nền văn hóa. Quan trọng hơn, nó nghiên cứu nhằm tìm hiểu và thúc đẩy mối quan hệ tương tác giữa các đồng nghiệp, khách hàng và đối tác đến từ các quốc gia và các nền văn hóa khác nhau.
Nó mở rộng phạm vi quản trị của các nhà quản trị doanh nghiệp từ trong nước tới phạm vi quốc tế, trong đó bao gồm cả sự đa dạng về văn hóa”.
Các yếu tố cấu thành nên văn hóa
Nhìn chung, văn hoá gồm có 8 yếu tố cấu thành cơ bản, bao gồm:
- Ngôn ngữ (bao gồm ngôn ngữ không lời và ngôn ngữ có lời).
- Tôn giáo
- Phong tục tập tập quán và thói quen.
- Các giá trị và thái đô
- Nghệ thuật.
- Đời sống vật chất.
- Cấu trúc xã hội.
- Giáo dục.
Dựa vào tám yếu tố cấu thành nên văn hoá mà giáo trình quản trị đa văn hóa cung cấp, ta có thể thấy văn hoá bao gồm có các yếu tố vật chất (chẳng hạn như công cụ lao động, hàng hoá), và những yếu tố phi vật chất (chẳng hạn như các giá trị, tôn giáo,…). Ở mỗi mức độ khác nhau, các yếu tố này đều trực tiếp ảnh hưởng đến hầu hết mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như lĩnh vực trong đời sống xã hội của con người.
Các khía cạnh của văn hóa
Trong giáo trình quản trị đa văn hoá có đề cập đến các khía cạnh của văn hoá. Trong đó có thể hiểu văn hoá tức là bao gồm tất cả các sản phẩm của con người. Như vậy, văn hoá gồm hai khía cạnh, một là khía cạnh vật chất (chẳng hạn như quần áo, cắp sách, các phương tiện, nhà cửa,…). Hai là khía cạnh phi vật chất của xã hội (chẳng hạn như tư tưởng, ngôn ngữ, giá trị,…).
Cả hai khía cạnh vật chất, phi vật chất này được xem là hai khía cạnh quan trọng, cần thiết để làm ra sản phẩm. Do đó, nó chính là một phần của văn hoá.
Sự cần thiết của quản trị đa văn hóa
Những tác động của sự đa dạng văn hoá đã đặt ra nhiều yêu cầu dành cho các nhà quản trị về tính cấp thiết trong việc nâng cao, cải thiện kiến thức cũng như kinh nghiệm về các hoạt động quản trị đa văn hóa, cụ thể như sau:
Tìm hiểu, chuẩn bị để đưa ra những chính sách hợp lí nhất nhằm ngăn chặn cũng như giảm thiểu các tác động tiêu cực của những cuộc xung đột văn hoá trong các hoạt động kinh doanh quốc tế. Đồng thời tạo điều kiện cho các kỹ thuật viên, chuyên gia hoặc các lao động nước ngoài để làm quen và thích nghi với nền văn hoá của đất nước, quốc gia mà họ ghé đến làm việc.
Không ngừng trang bị những kiến thức, sự hiểu biết cần thiết được cung cấp trong giáo trình quản trị đa văn hoá nhằm giúp các doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội để tích lũy kinh nghiệm của mình về lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực đa dạng văn hoá một cách hiệu quả, nhanh chóng nhất. Hơn hết là biến đặc điểm đa dạng văn hoá thành một nguồn lực tiềm năng và thế mạng của mình trong các lĩnh vực, hoạt động kinh doanh quốc tế.
Tính đến thời điểm hiện tại, quản trị đa văn hoá được xem như là một chiến lược thông minh để giải quyết mâu thuẫn do vẫn còn sự tồn tại sự khác biệt văn hoá.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị đa văn hóa
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quản trị đa văn hóa.
Sự khác biệt văn hóa
Ta vẫn thường hay nghe cụm từ khác biệt văn hoá, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu hết được. Khác biệt văn hoá chính là sự khác nhau giữa hai hay nhiều nền văn hoá có những giá trị không giống nhau. Thậm chí, nền văn hoá đó có thể trái ngược nhau hoàn toàn tạo nên những nét riêng biệt, rạch ròi hẳn với nhau. Chính nhờ sự khác biệt đó mà chúng ta có thể dễ dàng phân biệt các nền văn hoá với nhau.
Chẳng hạn như văn hoá Việt Nam và văn hoá Trung Quốc có những nét tương đồng, nhưng cũng có nhiều điểm riêng biệt. Khi viết thứ từ ngày, tháng, năm,… Việt Nam chúng ta ưu tiên viết theo thứ tự từ bé đến lớn (ví dụ như giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm). Trong khi đó, văn hoá Trung Quốc lại ưu tiên viết theo thứ tự ngược lại, tức là từ lớn đến bé.
Xem thêm: Làm thế nào để quản trị đa văn hóa tốt trong thời đại toàn cầu hóa 2022?
Sự giao tiếp
Tính đến thời điểm hiện tại, có 3 xu hướng chủ yếu có liên quan đến tầm quan trọng trong việc giao tiếp đa văn hóa, cụ thể như sau:
Đầu tiên, thị trường toàn cầu hoá cũng đồng nghĩa với việc môi trường làm việc đang tiếp nhận một lực lượng lao động người làm việc đến từ nhiều nơi trên thế giới chứ không riêng gì người của chính quốc gia đó.
Thứ hai, nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như ngành giao thông – vận tải đang ngày càng được mở rộng đã giúp cho khoảng cách giữa các quốc gia trên thế giới trở nên gần hơn, con người vì thế trở nên gắn bó hơn.
Cuối cùng, sự nhập cư của rất nhiều người đem đến nhiều nền văn hoá khác nhau. Điều này dẫn đến sự thay đổi hình thái của các lực lượng lao động trên cùng một quốc gia.
Sốc văn hóa
Sốc văn hoá được xem là tình trạng tinh thần và thể chất tác động tới con người khi đã quen thuộc với mọi thứ trước kia (chẳng hạn như thức ăn, ngôn ngữ, các giá trị hay tiền tệ,…). Sự thay đổi về văn hoá một cách đột nhiên, những giá trị trước đây biến mất và được thay thế bởi những giá trị khác bởi con người đã có sự di chuyển, đi đến một nền văn hoá mới.
Kết luận
Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn đọc đã có thể hiểu hơn về lĩnh vực này thông qua quyển giáo trình quản trị đa văn hoá này.
SV thực hiện: Lại Thị Thảo
Mã SV 19051582
Lớp QH-2019E QTKD CLC3
Mã học phần : INE31043