Thâm nhập thị trường là gì và 8 bước thâm nhập thị trường hiệu quả

Thâm nhập thị trường là một thuật ngữ không còn xa lạ trong Marketing và bán hàng. Đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các doanh nghiệp ở lĩnh vực mới hay các công ty Start-up.

Để mở rộng quy mô doanh nghiệp, bạn cần nắm vững thâm nhập thị trường là gì và tầm quan trọng cũng như các chiến lược thâm nhập thị trường dễ dàng, hiệu quả.

Thâm nhập thị trường là gì?

Theo Philip Kotler – người được coi là “cha đẻ” của marketing hiện đại thì chiến lược thâm nhập thị trường hay trong tiếng anh là Market Penetration được định nghĩa là “một chiến lược định giá thấp được các công ty áp dụng cho sản phẩm mới hoặc sản phẩm hiện có, nhằm thu hút một lượng người mua lớn hơn, từ đó giành được phần trăm thị phần lớn hơn.”

Thâm nhập thị trường là việc doanh nghiệp tiến hành bán sản phẩm hay dịch vụ vào trong một thị trường mới. Mức độ thâm nhập thị trường được đo theo tổng số lượng hàng hóa, sản phẩm mà khách hàng sử dụng so với quy mô thị trường mục tiêu.

Thâm nhập thị trường là gì

Thâm nhập thị trường là gì?

Hiểu đơn giản thì thâm nhập thị trường đó là phương thức để doanh nghiệp đánh giá mức độ tiềm năng của thị trường và vị trí của doanh nghiệp để từ đó nhận định xem có đạt được thị phần thông qua các chiến lược kinh doanh hay không. Nếu tổng thị trường lớn thì các doanh nghiệp mới tham gia sẽ dễ dàng chiếm được thị phần, còn nếu thị trường bão hòa thì các doanh nghiệp mới rất khó để tăng trưởng doanh thu.

Tầm quan trọng của chiến lược thâm nhập thị trường

Chiến lược thâm nhập thị trường là các chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng để nhằm mục đích gia tăng thị phần cho sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp ở một thị trường mới thông qua các chiến lược Marketing. Việc xây dựng một chiến lược thâm nhập thị trường giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về sản phẩm của mình trên thị trường, mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như tâm lý mua sắm hàng hóa của khách hàng.

Ngoài ra, thông tin trên thị trường về mức độ tiêu thụ sản phẩm và đối thủ cạnh tranh trực tiếp thông qua chiến lược thâm nhập vào thị trường này doanh nghiệp cũng nắm bắt rõ ràng. Qua đó doanh nghiệp đề ra các chiến lược bán hàng phù hợp hơn.

Quy trình thâm nhập thị trường thành công

Để có thể thâm nhập vào thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả, các doanh nghiệp cần triển khai quy trình bao gồm 8 bước như sau.

Quy trình giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường thành công

Quy trình giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường thành công

Bước 1: Nghiên cứu về quy mô thị trường

Bước đầu tiên trước khi thâm nhập thị trường thì doanh nghiệp cần phải nghiên cứu về quy mô và mức độ tiêu thụ sản phẩm của thị trường mà mình hướng đến. Đây là căn cứ để doanh nghiệp có thể trả lời các câu hỏi như thị trường này có đủ hấp dẫn hay không? Có nên phát triển sản phẩm mới ở thị trường này không? Có nên đầu tư vào thị trường này hay không?…

Bước 2: Phân khúc thị trường

Để thâm nhập vào thị trường một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần phân khúc thị trường mà mình đã từng nghiên cứu ra thành các nhóm nhỏ khác nhau. Mục đích là nhằm dễ dàng nắm bắt thông tin về nhu cầu của khách hàng từ đó đáp ứng mong muốn của thị trường một cách hoàn hảo.

Bước 3: Lựa chọn thị trường mục tiêu

Sau khi đã phân khúc thị trường ra thành nhiều nhóm nhỏ, bước tiếp theo đó là lựa chọn thị trường mục tiêu mang lại lợi nhuận và khả năng phát triển cho doanh nghiệp tốt nhất. Khi lựa chọn thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các yếu tố như tính hấp dẫn và tính phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đưa ra.

Bước 4: Định vị và định giá sản phẩm

Định vị sản phẩm là cách mà doanh nghiệp tạo ra dấu ấn đặc trưng cho sản phẩm, thương hiệu của mình trên thị trường. Để có thể định vị được sản phẩm của mình một cách chính xác, doanh nghiệp cần phân tích suy nghĩ và cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp.

Định vị và định giá sản phẩm

Định vị và định giá sản phẩm

Định giá sản phẩm là việc quan trọng mà doanh nghiệp cần triển khai theo chiến lược cụ thể nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Doanh nghiệp có thể triển khai các bước sau đây để định giá sản phẩm một cách chính xác:

Tính giá vốn của hàng bán

Nghiên cứu thị trường

Xác định lợi nhuận mong muốn

Đặt giá niêm yết

Đặt giá bán sỉ

Bước 5: Lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường

Việc lựa chọn chiến lược phù hợp sẽ giúp quá trình thâm nhập vào thị trường tiềm năng của doanh nghiệp diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải theo dõi, nắm bắt thông tin về khách hàng, thị trường, mục tiêu kinh doanh và đối thủ của mình. Mọi người cũng có thể lựa chọn việc kết hợp nhiều chiến lược xâm nhập thị trường để nâng cao khả năng thành công cho chiến dịch.

Bạn có thể tìm hiểu về các chiến lược thâm nhập thị trường phổ biến tại đây: Các chiến lược thâm nhập thị trường phổ biến

Bước 6: Triển khai các chiến dịch marketing tăng thị phần 

Sau khi đã xây dựng được chiến lược để thâm nhập vào trong thị trường tiềm năng thì bước tiếp theo doanh nghiệp cần vận dụng các chiến dịch marketing. Điều này nhằm gia tăng thị phần cho sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh.

Triển khai các chiến dịch marketing tăng thị phần

Triển khai các chiến dịch marketing tăng thị phần 

Bởi thực tế các doanh nghiệp đều xây dựng riêng cho mình một chiến lược marketing online tổng thể như một phương thức dài hạn với những lợi ích nhất định mà nó mang lại. Các chiến lược Marketing mà doanh nghiệp có thể sử dụng đó là cải thiện sản phẩm hoặc đổi mới, đa dạng hóa kênh tiếp thị và tiếp cận khách hàng, phát triển các phân khúc thị trường mới…

Bạn có thể tìm hiểu thêm về chiến lược Marketing được chia sẻ trong bài viết tại đây: Chiến lược Marketing là gì và cách xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả.

Bước 7: Thu thập phản hồi của khách hàng và cải tiến sản phẩm

Trong quá trình triển khai kế hoạch gia tăng thị phần cho sản phẩm, các doanh nghiệp cũng cần thường xuyên thu thập ý kiến, phản hồi của người dùng trên các kênh như mạng xã hội, telesales, nhân viên chăm sóc khách hàng, website…nhằm mục đích hiểu rõ mong muốn của khách hàng đồng thời xem xét giá trị mà sản phẩm còn mang lại lợi ích cho khách hàng hay không từ đó có phương án cải tiến sản phẩm tối ưu.

Kết luận

Trên đây toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi khái niệm Chiến lược thâm nhập thị trường là gì? Và các thông tin liên quan.

Chiến lược thâm nhập thị trường (Market Penetration) là một trong những chiến lược cần thiết để doanh nghiệp có thể phát triển. Trước khi bắt đầu bước vào một thị trường mới, các doanh nghiệp cần xác định rõ thị trường nào là phù hợp nhất với sản phẩm và công ty của mình.

Để thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường, đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện thật tốt quy trình thâm nhập thị trường để giữ khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới.

Sinh viên: Trần Anh Quân

Mã sinh viên: 19051567

Mã lớp học phần INE3014 4