Nội dung bài viết
1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là gì?
1.1 Khái niệm FDI
FDI là viết tắt của từ “Foreign Direct Investment” có nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là hình thức kinh doanh của doanh nghiệp nền kinh tế này hoạt động trên lãnh thổ của nền kinh tế khác nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.
1.2 Đặc điểm, bản chất của FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tiên sẽ mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, tùy theo quy định của từng quốc gia nhà đầu tư phải góp đủ số vốn tối thiểu để có thể tham gia kiểm soát hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Các nước muốn thu hút đầu tư FDI phải có hành lang pháp lý rõ ràng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tránh trường hợp FDI chỉ phục vụ mục đích của nhà đầu tư. Tùy vào luật pháp của từng quốc gia mà tỷ lệ vốn góp giữa các bên có sự thay đổi sao cho phù hợp, lợi nhuận và rủi ro của các nhà đầu tư cũng tương ứng với tỷ lệ này. Thu nhập của nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và chủ đầu tư là người quyết định quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà phải chịu trách nhiệm về tình hình lãi, lỗ của doanh nghiệp đó. Bất kể nhà đầu tư nào khi đầu tư đều có quyền quyết định thị trường, hình thức quản lý, công nghệ đo có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất để mạng lại lợi nhuận cao nhất. Các doanh nghiệp FDI thường là doanh nghiệp kèm theo công nghệ của nhà đầu tư cho các nước tiếp nhận đầu tư vì vậy mà các nước chủ nhà có thể tiếp cận được công nghệ tiên tiến thông qua đó học hỏi được kinh nghiệm, kỹ thuật.
2. Vai trò của FDI trong nền kinh tế thế giới
2.1Tác động tích cực của FDI
Đầu tiên là FDI là nguồn vốn do doanh nghiệp nước ngoài đầu tư họ sẽ trực tiếp điều hành, quản lý vốn, khi đó họ được đào tạo chuyên nghiệp, kỹ năng làm việc tốt và tính trách nhiệm cao vậy nên sẽ thu được kết quả tốt. Cùng với đó là có thể khai thác được nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn lao động dồi dào ở các quốc gia khác đồng thời giúp tăng lượng việc làm và đạo tạo ra những nhân công chất lượng cao. FDI vừa giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ kéo theo đó là quy mô sản xuất rộng lớn, nâng cao sản xuất, giảm giá thành sản phẩm phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng hơn. Không những thế FDI vừa tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư vừa bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế- xã hội trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời tạo nguôn thu ngân sách lớn cho cả hai bên.
2.2Tác động tiêu cực của FDI
Bất cứ điều gì cũng có hai mặt của nó và FDI cũng vậy. Ta không thể phủ nhận những lợi ích mà FDI đem lại cho nền kinh tế nhưng cũng không thể ngó lơ những tác động tiêu cực mà nó đem lại. Đầu tiên, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều gánh nặng trong mội trường mới về chính trị, xung đột vũ trang hay đơn thuần là những tranh chấp nội bộ, mâu thuẫn về những khác biệt trong tư duy truyền thống. Nếu doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài thì trong nước sẽ mất đi nguồn vốn đầu tư gây khó khăn trong việc tìm vốn phát triển, áp lực giải quyết việc làm trong nước. Do đó, có thể dân tới nguy cơ suy thoái kinh tế, khi đó các chính sách trong nước có thể bị thay đổi bởi khi đưa ra yêu cầu đầu tư, các nhà đầu tư thường có các biện pháp vận động nhà nước theo hướng có lợi cho mình. Trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi liên tục của các luồng vốn dẫn đến cán cân kinh tế bị di chuyển theo.
Dù cho có tác động tiêu cực hay tích cực thì FDI đều ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sinh thái và cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, nhà nước cần có những chính sách thông thoáng, lắng nghe đàm phán và sẵn sàng hợp tác và đồng thời cũng siết chặt quản lý, theo dõi nghiêm ngặt các hoạt động kinh doanh.
3. Vai trò của FDI tại Việt Nam
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xác định là một thành phần kinh tế quan trọng đối với Việt Nam. Trong những năm qua Việt Nam liên tục đạt bước phát triển tích cực, luôn đứng trong nhóm các quốc gia có tốc độ phát triển nhanh, vị thế trên thị trường quốc tế ngày càng cao; đời sống người dân được tăng lên, thứ tự năng lực cạnh tranh quốc tế được cải thiện.
3.1Vai trò của FDI tới đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế
Đối với các nền kinh tế đang phát triển, đầu tư nội địa vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư xã hội. Tuy nhiên, vốn FDI vẫn giữ vai trò quan trọng thúc đẩy và duy trì tăng trưởng kinh tế. Việt nam bước vào công cuộc đổi mới từ năm 1986 với xuất phát điểm còn rất thấp, FDI được xem là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư trong nước, đáp ứng nhu cầu cho đầu tư phát triển kinh tế. Vốn FDI vào Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư xã hội những năm 1988-1996 (31% tổng vốn đầu tư năm 1994) do kì vọng của các nhà đầu tư. Đặc biệt, trong cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới từ năm 2007, tỷ trọng vốn FDI trong tổng đầu tư tăng lên đáng kể (30,9% năm 2008). Trong hơn 30 năm thu hút vốn FDI, Việt Nam đã thu hút trung bình hơn 7 tỷ USD/năm bình quân khoảng 2,2 triệu USD/người dân. Theo nghiên cứu, tổng hợp và theo các chỉ tiêu đã xác định hiệu quả khu vực FDI trong giai đoạn 2011-2019 đã đóng góp khoảng 25,7% cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 13% GDP năm 2010 và 19,6% GDP năm 2019. Đến năm 2019, lao động làm việc trong doanh nghiệp có vốn FDI vào khoảng 6,1 triệu người.
3.2Vai trò của FDI trong nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu