FDI là gì? Vai trò và ảnh hưởng tiêu cực của FDI đến kinh tế Việt Nam? FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của hai bên, một bên là nhà đầu tư và bên còn lại là quốc gia tiếp nhận đầu tư.
Nội dung bài viết
1. FDI là gì?
FDI có nghĩa là đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Đây là hình thức kinh doanh của doanh nghiệp, nền kinh tế này hoạt động trên lãnh thổ của nền kinh tế khác nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và dành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. Nói cách khác, đây là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài dài hạn của các nhân hay đơn vị nước này vào một nước khác bằng việc xây dựng các sở kinh doanh, sản xuất. Chủ đầu tư là người nắm quyền quản lý, điều hành mô hình kinh doanh, sản xuất đó để thu lợi nhuận.
FDI – Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? Ảnh: C.T
Vốn FDI là dòng vốn của các cá nhân, tổ chức của nền kinh tế kinh tế này đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ của nền kinh tế khác nhằm mục đích sản sinh lợi nhuận hoặc các lợi ích khác cho nhà đầu tư. Đây là nguồn tiền được sử dụng để đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn vốn FDI có thể được phân theo tính chất dòng vốn (vốn chứng khoán, vốn tái đầu tư, vốn vay nội bộ) hoặc theo mục đích của nhà đầu tư (vốn tìm kiếm tài nguyên, vốn tìm kiếm hiệu quả, vốn tìm kiếm thị trường)
Đặc điểm
Mặc dù xuất hiện muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác đến cả vài chục năm nhưng FDI đã nhanh chóng thiết lập vị trí của mình trong quan hệ quốc tế. Dần trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi quốc gia trên thế giới.
Xét về bản chất, FDI có đặc điểm:
– Có sự thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi được đầu tư.
– Đối với các nguồn vốn đã được đầu tư, thiết lập quyền sở hữu và quyền quản lý.
– Kèm theo quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của nhà nước đầu tư với nước bản địa.
– Có liên quan đến sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia.
– Luôn luôn gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.
Xem thêm: Doanh nghiệp FDI là gì? Quy định pháp luật về doanh nghiệp FDI tại Việt Nam?
Những đặc điểm của FDI bao gồm:
Đối với bất kỳ hình thức đầu tư nào cũng đều có những đặc điểm riêng để các bạn có thể phân biệt được với những hình thức đầu tư khác. Một số đặc điểm của FDI các bạn có thể nhận thấy đó là:
– Mang lại những khoản lợi nhuận cho nhà đầu tư ( mục đích chính của các khoản đầu tư FDI)
– Mỗi quốc gia sẽ có quy định riêng, các nhà đầu tư phải góp đầy đủ số vốn tối thiểu để có thể tham gia kiểm soát được doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư.
– Đầu tư FDI cũng cần phải có hành lang pháp lý rõ ràng nhằm giúp phần thúc đẩy kinh tế của đất nước, phúc lợi xã hội… thay vì chỉ phục vụ mục đích đầu tư cá nhân.
– Tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài FDI sẽ phụ thuộc vào mỗi quốc gia, các bên sẽ bàn bạc với nhau để có thể đưa ra một con số phù hợp nhất.
– Sự thành công của việc đầu tư FDI sẽ được tính bằng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
– Hầu hết các hình thức đầu tư bằng FDI chủ yếu là công nghệ, dây chuyền sản xuất cho các nước tiếp nhận đầu tư chính vì thế mà năng xuất làm việc sẽ được cải thiện một cách đáng kể.
2. Vai trò và ảnh hưởng tiêu cực của FDI đến kinh tế Việt Nam?
2.1. Vai trò của FDI
Vai trò của các Doanh nghiệp FDI trong ba thập kỷ qua đã góp phần “thay da đổi thịt” nền kinh tế Việt Nam. Những tác động trực tiếp có thể điểm tới gồm:
– FDI có vai trò quan trọng trong bổ sung nguồn vốn chủ yếu cho đầu tư phát triển: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư những năm gần đây tiếp tục dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng của khu vực tư nhân – dân cư trong nước và giảm tỷ trọng đầu tư từ khu vực nhà nước.
– FDI đóng góp vào tăng trưởng GDP và thu ngân sách nhà nước (NSNN): Nguồn vốn FDI đóng vai trò như là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Mức đóng góp của khu vực FDI trong GDP của cả nước tăng từ 9,3% năm 1995 lên 16,9% năm 2008 và 19,6% năm 2017. Tỷ trọng thu NSNN từ khu vực FDI cũng gia tăng đáng kể, từ 1,8 tỷ USD trong giai đoạn 1994-2000 lên 23,7 tỷ USD trong giai đoạn 2011-2015, chiếm gần 14% tổng thu NSNN. Riêng năm 2017, khu vực FDI đã đóng góp vào NSNN hơn 8 tỷ USD, chiếm 17,1% tổng thu NSNN.
– FDI gia tăng tỷ trọng xuất khẩu: Thành tích xuất khẩu ấn tượng của Việt Nam nhiều năm qua ghi dấu ấn đậm nét của các DN FDI. Tỷ trọng đóng góp vào xuất khẩu của khối này đã tăng mạnh từ dưới 50% tổng kim ngạch trước năm 2003 lên trên 60% và 2012 và tiếp tục tăng vượt 70% từ 2015 trở lại đây.
– FDI có vai trò đóng góp vào tăng trưởng năng suất lao động: Trên phương diện lý thuyết, dòng vốn FDI có quan hệ qua lại với năng suất lao động (NSLĐ) của nước tiếp nhận, tuy nhiên cũng cần lưu ý là nó sẽ có tác động tích cực khi khu vực DN nội địa đủ năng lực học hỏi công nghệ mới, hoặc đủ năng lực cung cấp đầu vào cho khối DN FDI. Theo chiều ngược lại, NSLĐ cũng là nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI.
– FDI tạo tác động lan tỏa công nghệ: Nguồn vốn FDI đã tạo ra tác động lan tỏa công nghệ, góp phần nâng cao trình độ công nghệ thông qua chuyển giao công nghệ (CGCN) và chuyển giao kỹ năng quản lý cho người Việt Nam, tạo sức ép cạnh tranh, đổi mới công nghệ đối với các DN trong nước.
2.2. Ảnh hưởng tiêu cực của FDI đến kinh tế Việt Nam
Không thể phủ nhận những tác động tích cực mà FDI mang lại, nhưng cũng không thể lơ đi những ảnh hưởng tiêu cực của nó. Đặc biệt trong kinh doanh, việc nhận biết sớm những mặt tiêu cực của một vấn đề sẽ là lợi thế, nhằm xây dựng những kế hoạch và định hướng đúng đắn.
Ảnh hưởng tiêu cực của FDI. Ảnh: C.T
Đối với FDI, cũng không tránh được những ảnh hưởng tiêu cực điển hình như sau:
– Phải đối mặt với nhiều gánh nặng trong môi trường mới về chính trị, xung đột vũ trang. Hay đơn thuần là những tranh chấp nội bộ, mâu thuẫn về những khác biệt trong tư duy truyền thống.
– Nếu doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài thì trong nước sẽ mất đi nguồn vốn đầu tư. Gây khó khăn trong việc tìm vốn phát triển, áp lực giải quyết việc làm trong nước, do đó có thể dẫn tới nguy cơ suy thoái kinh tế.
– Các chính sách trong nước có thể bị thay đổi bởi khi đưa ra yêu cầu đầu tư, các nhà đầu tư thường có các biện pháp vận động Nhà nước theo hướng có lợi cho mình.
– Trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi liên tục của các luồng vốn dẫn đến cán cân kinh tế bị di chuyển theo.
Những vai trò quan trọng và ảnh hưởng tiêu cực đều ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sinh thái và cuộc sống của người dân. Vì thế, nhà nước ta cần có những chính sách thông thoáng, lắng nghe đàm phán và sẵn sàng hợp tác. Mặt khác, siết chặt quản lý, theo dõi nghiêm ngặt các hoạt đoạt động kinh doanh.
Bài viết có liên quan:
1.Top 5 lưu ý trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài
2. Việt Nam năm 2021 – điểm “hot” trong thu hút FDI
Bài viết
Nguyễn Công Tú – 18050616 – T3N2