Thương mại điện tử bùng nổ trong năm 2021: Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam

Thương mại điện tử là xu hướng của thời đại toàn cầu hóa, đây là lĩnh vực cung cấp năng lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sinh lợi và phát triển. Tiềm năng của thương mại điện tử Việt Nam là không thể phủ nhận, tuy nhiên cũng có rất nhiều thách thức, khó khăn cho doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường này.

Thương mại điện tử là gì? Lợi ích và công thức của công ty điện tử
Thương mại điện tử (Electronic Commerce). Ảnh: Sưu tầm.

1. Sự phát triển của Thương mại điện tử tại Việt Nam

1.1. Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử (còn gọi là Electronic Commerce) là quá trình mua, bán, chuyển nhượng hay trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc thông tin qua hệ thống máy tính có kết nối Internet hoặc mạng cục bộ (Turban et al…), các phương tiện điện tử khác.

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử được xem như một trong những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia cùng với sự phát triển nhanh chóng của các thành tựu kĩ thuật tiên tiến.

Xem thêm: Thương mại điện tử là gì? Lịch sử và vai trò của TMĐT ở Việt Nam

1.2. Thực trạng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam

Nền kinh tế của Việt Nam thuộc top những nước có tốc độ phát triển nhanh ở Châu Á, chính vì thế mà thương mại điện tử mang đến những cơ hội cho các nhà đầu tư bán lẻ trực tiếp cũng như bán lẻ online khai thác ở một thị trường đầy tiềm năng này.

Ở Việt Nam hiện có 68,7 triệu người sử dụng internet, chiếm hơn ½ dân số cả nước. Khoảng 40 triệu người dùng điện thoại thông minh trong cuộc sống, sinh hoạt và mua sắm hàng ngày. Đây là những điều kiện rất tốt để các nhà bán lẻ online đầu tư để mở các gian hàng trực tuyến tại Việt Nam và tạo chỗ đứng vững chắc ở thị trường này.

Hoàn thiện hạ tầng - mắt xích giúp thương mại điện tử phát triển
Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 40 triệu người dùng điện thoại thông minh trong cuộc sống, sinh hoạt và mua sắm hàng ngày. Ảnh: Sưu tầm.

Điểm qua thị trường buôn bán trực tuyến ở Việt Nam: Hiện nay có 3 trang web thương mại điện tử được lọt vào trong top 10 có nền tảng kinh doanh trực tuyến hàng đầu ở Đông Nam Á là Tiki, Sendo và Thế giới di động và đang cạnh tranh và có lúc vượt lên so với Lazada Việt Nam, Alibaba Việt Nam, Shopee Việt Nam và JD.com.vn – vốn là những trang thương mại điện tử buôn bán trực tuyến có quy mô rộng lớn và phạm vi hoạt động bao trùm ở khu vực Đông Nam Á.

Vai trò của thương mại điện tử cũng dần trở nên quan trọng hơn khi tỷ trọng doanh thu từ thương mại điện tử trên tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước năm 2019 đạt 4,2%, tăng 0,6% so với năm 2018.

Năm 2019, cả nước có 39,9 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến, tăng 11,8% so với năm 2018 và tăng gần gấp đôi chỉ sau 3 năm. Giá trị mua sắm trực tuyến bình quân đầu người đạt 202 USD, tăng 8,6%.

Với đa phần là dân số trẻ, Việt Nam nhiều năm liền nằm trong nhóm thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Ngành Bán lẻ vì thế mà có những chuyển đổi mua sắm trực tuyến để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đang thay đổi của khách hàng.

Không chỉ với nhu cầu đáp ứng khách hàng, thương mại điện tử còn là động lực phát triển cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.

Điểm qua thị trường buôn bán trực tuyến ở Việt Nam: Hiện nay có 3 trang web thương mại điện tử được lọt vào trong top 10 có nền tảng kinh doanh trực tuyến hàng đầu ở Đông Nam Á là Tiki, Sendo và Thế giới di động và đang cạnh tranh và có lúc vượt lên so với Lazada Việt Nam, Alibaba Việt Nam, Shopee Việt Nam và JD.com.vn – vốn là những trang thương mại điện tử buôn bán trực tuyến có quy mô rộng lớn và phạm vi hoạt động bao trùm ở khu vực Đông Nam Á.

Các ông lớn bán lẻ nước ngoài khi thâm nhập thị trường Việt Nam cũng nhanh chóng thiết lập hệ thống thương mại điện tử riêng như Aeon Mall (Nhật Bản) với website thương mại trực tuyến AeonEshop, Auchan Retail Việt Nam hợp tác chiến lược với Lazada…

Theo Hà Nội mới, năm 2020, thương mại điện tử tại Việt Nam là lĩnh vực hoạt động sôi động nhất trong thị trường kinh tế số dù có bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Kết thúc năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 18% với quy mô đạt 11,8 tỉ USD.

2. Cơ hội và thách thức đối với thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam

2.1. Cơ hội

Doanh nghiệp Việt Nam đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên thương mại điện tử sẽ là cầu nối giúp mở rộng thị trường, tham gia hội nhập tích cực. Với một chi phí rất thấp, khả thi, bất cứ một doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có thể nhanh chóng tham gia thương mại điện tử để đem lại cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.

Thương mại điện tử Việt Nam tăng nhanh
Thương mại điện tử đang nổi lên với nhiều cơ hội phát triển. Ảnh: Sưu tầm.

Doanh nghiệp Việt Nam ngay từ bây giờ có thể tham gia thương mại điện tử để:

  • Giới thiệu hàng hoá và sản phẩm của mình
  • Tìm hiểu thị trường: nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường
  • Xây dựng quan hệ trực tuyến với khách hàng
  • Mở kênh tiếp thị trực tuyến
  • Tìm đối tác cung cấp nguyên vật liệu nhập khẩu
  • Tìm cơ hội xuất khẩu

Quá trình tham gia thương mại điện tử là quá trình doanh nghiệp từng bước chuẩn bị nguồn lực và kinh nghiệm. Nếu không bắt tay vào tham gia thương mại điện tử thì sẽ bỏ lỡ một hình thức kinh doanh qua mạng, sẽ là hình thức phổ biến trong thế kỷ này.

2.2. Thách thức

Thương mại điện tử là một chủ đề nóng bỏng được rất nhiều người quan tâm, nó đã và đang tác động mạnh mẽ tới cuộc sống của nhiều người. Một vài người còn từ bỏ kinh doanh theo phương thức truyền thống để bước vào một kiểu kinh doanh hoàn toàn mới là thương mại điện tử. Tuy nhiên khi bước vào kinh doanh trong thị trường này các doanh nghiệp cũng gặp phải khá nhiều thách thức.

Có rất nhiều thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trường thương mại điện tử. Ảnh: Sưu tầm.

Các cơ sở để phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam còn chưa hoàn thiện

Hạ tầng viễn thông chưa đủ mạnh và cước phí còn đắt, hạ tầng pháp lý còn đang xây dựng, hệ thống thanh toán điện tử chưa phát triển. Tất cả điều là những rào cản cho phát triển thương mại điện tử.

Thách thức đối với quá trình marketing trên nền tảng thương mại điện tử

Mặc dù mang lại những lợi ích kinh tế lớn, thương mại điện tử cũng đồng thời tạo ra những thách thức mới đối với người làm marketing, đặc biệt trên thị trường quốc tế.

Khó khăn trong xây dựng nhãn hiệu toàn cầu

Câu hỏi đặt ra đối với nhà marketing quốc tế là nên xây dựng một nhãn hiệu toàn cầu hay xây dựng nhãn hiệu khác nhau phù hợp với văn hoá từng địa phương? Nên xây dựng các trang web với hình thức và nội dung căn bản giống nhau hay có thay đổi ở từng quốc gia? Có nên đăng ký địa chỉ trang web khác nhau ở các quốc gia khác nhau hay không? P&G đã sử dụng tới 134 địa chỉ trang web khác nhau ở các quốc gia khác nhau nhằm giới thiệu các sản phẩm đa dạng của P&G.

Thương mại điện tử tạo lực lượng cạnh tranh mới

Với chi phí marketing không cao, hiệu quả kinh tế có thể xác định rõ, thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp mài giũa các công cụ cạnh tranh như giá, quảng cáo và các thông tin marketing khác ngày càng sắc bén và hiệu quả hơn. Nhưng cũng chính tiện ích của thương mại điện tử lại gây ra nhiều lực lượng cạnh tranh đối với một sản phẩm từ nhiều phía.

Hiệu quả ngược của marketing với hệ thống thương mại điện tử

Quảng cáo điện tử có thể gây ra những hiệu quả marketing ngược khi quảng cáo ảnh hưởng đến cuộc sống riêng tư của từng cá nhân tiêu dùng. Người tiêu dùng cảm thấy luôn bị theo dõi mọi hành vi mua hàng và trong cuộc sống, quảng cáo xuất hiện mọi nơi mọi lúc. Bởi vậy, nhà marketing cần thiết phải sử dụng thương mại điện tử thông qua các công cụ marketing có sự cho phép của người nhận thông tin, nhằm hạn chế tối thiểu tác động tiêu cực của marketing điện tử.

Quả thật, thương mại điện tử luôn là một giải pháp kinh doanh hữu hiệu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải hướng tới trong tương lai. Và để thương mại điện tử thật sự phát huy hết ưu thế trong các hoạt động marketing và kinh doanh, các doanh nghiệp cần chủ động đề ra những chiến lược thích hợp để vượt qua những thách thức khó khăn của thương mại điện tử.

Người thực hiện:

Hoàng Mai Hồng – 18050464

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về những chủ đề hot nhất hiện nay của nhóm chúng tôi, hãy truy cập:

5 Vai trò quan trọng và những ảnh hưởng tiêu cực của FDI đến kinh tế Việt Nam

Đầu tư chứng khoán – 5 điều nhà đầu tư mới cần “khắc cốt ghi tâm”

NEW – GHẾ PAPASAN – BỒNG BỀNH NHƯ NHỮNG ÁNG MÂY – THIẾT KẾ HOT NHẤT 2021

Và đừng quên đăng ký clibme.com để cập nhật những thông tin mới nhất về kinh tế – tài chính – kinh doanh.