2020: Xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU còn rất nhiều “Tiềm năng”

xuat-khau-thuy-san

xuat-khau-thuy-san

Đến năm 2019, tốc độ tăng giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 6,25% so với năm 2018, tổng sản lượng đạt khoảng 8,15 triệu tấn, tăng 4,9% trong đó sản lượng khai thác đạt 3,77 triệu tấn, tăng 4,5%; nuôi trồng đạt 4,38 triệu tấn, tăng 5,2%. Nguồn cung thủy sản của Việt Nam nửa đầu năm 2020 mặc dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, song khả năng kiểm soát tốt dịch bệnh đã tạo ra điều kiện nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản ổn định hơn so với mặt bằng chung của thế giới, tạo lợi thế cạnh tranh lớn về nguồn cung. Ngoài ra, việc chủ động thực hiện việc chống dịch ở các sản phẩm thủy sản nuôi cũng cho kết quả tốt kể từ đầu năm 2020. Ngành khai thác thủy sản đang tích cực triển khai nhiều giải pháp khắc phục chiếc “thẻ vàng” của EU nhưng vẫn còn nhiều tồn tại

xuat-khau-thuy-san

Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào EU

Năm 2019, thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu tới 127 thị trường và 2 khu vực thị trường EU và ASEAN; trong đó Trung Quốc, ASEAN, EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc là những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất

Nguồn: Vietnambiz

Xuất khẩu sang EU chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU năm 2019 đạt 269,1 nghìn tấn, trị giá 1,29 tỷ USD, chiếm 12,77% về lượng và 15,11% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Tôm các loại chiếm tới 44,29% về trị giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU

Xuất khẩu sang EU giảm cả về lượng và kim ngạch, chủ yếu do xuất khẩu tôm các loại giảm 8% về lượng và giảm 18,1% về kim ngạch so với năm 2018 nên đã tác động đến tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trong năm 2019.

Nguồn: Vietnambiz

Bạn có thể tham khảo: THÔNG TIN XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU NGÀNH HÀNG THỦY SẢN

Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU khi thực thi EVFTA

Tận dụng cơ hội khi thực thi EVFTA

1. Cơ hội đến từ cắt giảm thuế quan của EU đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam

Hiệp định EVFTA được Quốc hội thông qua ngày 8/6/2020, nhiều ngành hàng thuỷ sản có mức thuế giảm sâu ngay khi hiệp định có hiệu lực. Đây là cơ hội lớn cho các DN thuỷ sản tăng tốc xuất khẩu sau dịch bệnh Covid.

Nguồn: Suckhoedoisong

Đối với hiệp định EVFTA, ngay khi Hiệp định có hiệu lực sẽ có gần 50% số dòng thuế đang có thuế suất cơ sở 0-22%, trong đó phần lớn thuế cao từ 6-22%, sẽ được giảm về 0% (khoảng 840 dòng thuế). Khoảng 50% số dòng thuế còn lại có thuế suất cơ sở 5,5-26% sẽ được về về 0% sau từ 3 đến 7 năm. Riêng cá ngừ đóng hộp và cá viên, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn và 500 tấn.

Sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực có một số sản phẩm chế biến đang có mức thuế cơ bản khá cao (20%) sẽ được giảm ngay về 0% như hàu, điệp, mực, bạch tuộc, nghêu, sò, bào ngư chế biến…Ngoài ra, hầu hết các sản phẩm mực, bạch tuộc đông lạnh đang có mức thuế cơ bản 6-8% sẽ được giảm ngay về 0%, các sản phẩm khác như surimi được giảm từ 14,2% về 0%, cá cờ kiếm từ 7,5% về 0%…

2. Tăng khả năng cạnh tranh cao cho doanh nghiệp

EU đã và đang là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mỹ. Thị trường này luôn chiếm trên 17%-18% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường. Trong đó, riêng sản phẩm tôm, EU chiếm 22% tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam, cá tra chiếm 11%, các mặt hàng hải sản chiếm 30 -35%.

Thủy sản Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ chưa có FTA với các đối tác (Ấn Độ, Thái Lan); Thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm; Tạo ra động lực mở cửa thị trường, thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp hai bên; Có điều kiện tham gia chuỗi cung ứng khu vực nhờ sự dịch chuyển đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia; Được đảm bảo môi trường kinh doanh và thể chế ổn định, minh bạch hơn (nhờ cải thiện quy định, chính sách phù hợp theo các điều khoản FTA

3. Những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh, kiểm dịch và ghi nhãn

EU đã công nhận hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản của Việt Nam, công nhận NAFIQAD là cơ quan thẩm quyền của Việt Nam trong kiểm soát thủy sản nhập khẩu vào EU.  Các lô hàng xuất khẩu vào EU được thẩm định, lấy mẫu kiểm nghiệm và cấp chứng thư an toàn thực phẩm…

Thách thức đối với xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU khi thực thi EVFTA

1. Liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ (C/O: Certificate of Origin) và quy định IUU

Liên minh châu Âu (EU) có Luật IUU áp dụng chung cho 28 nước thành viên và tất cả các quốc gia khác khi muốn xuất khẩu thủy sản đến EU. Luật này cấm hành vi khai thác trái phép, khai thác không khai báo, khai báo không đúng, để bảo vệ tài nguyên biển

2. Rào cản thương mại đối với sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu vào EU

Tôm là sản phẩm chiếm đến 50% cơ cấu thị phần thủy sản xuất khẩu sang EU. Tôm được nhận định là sản phẩm quan trọng thứ 2 sau cá fillet. Hiện nay, thị phần xuất khẩu tôm của Việt Nam sang EU còn khiêm tốn so với Ấn Độ, Ecuador và Thái Lan

3. Thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào EU vẫn còn là sản phẩm thô

Thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào EU chủ yếu vẫn là hàng thô, sơ chế, những mặt hàng chế biến sâu và hàng giá trị gia tăng còn ít, cho nên chưa vận dụng tốt những ưu đãi về thuế mà Hiệp định khung đem lại. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng, chủ yếu tập trung ở một số mặt hàng: Tôm, cá tra, cá ba sa, mực, cá ngừ. Mẫu mã kiểu dáng còn đơn điệu chưa hấp dẫn khách hàng. Chất lượng hàng thuỷ sản chưa cao nên trước những đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ có các doanh nghiệp áp dụng có hiệu quả tiêu chuẩn HACCP mới được phép xuất khẩu vào thị trường EU, số còn lại không đủ tiêu chuẩn bị tái xuất.

Việt Nam cần nhiều giải pháp cho ngành xuất khẩu thủy sản sang EU

Để xuất khẩu thủy sản hiệu quả và bền vững sang thị trường EU, chính phủ và các cơ quan liên quan cần phải có các chương trình tập huấn và đối thoại công – tư về IUU và EVFTA. Họ cần hiện đại hóa và tiêu chuẩn há các văn bản cũng như thống kê thủy sản. Các cơ quan, tổ chức liên quan nên áp dụng quản lý rủi ro sử dụng khoa học công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng, các ứng dụng và nền tảng IT.

  • Đối với các nông dân và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, họ cần biết các quy tắc cơ bản của các quy định IUU, ngăn chặn tình trạng vi phạm. Các biện pháp này nhằm đảm bảo xuất khẩu thủy sản hiệu quả sang thị trường EU. Các nông dân và doanh nghiệp cũng nên chủ động tham gia vào các khóa tập huấn về IUU và EVFTA.
  • Các doanh nghiệp chủ động chủ động tìm hiểu thông tin về Hiệp định EVFTA để nắm vững cam kết của Việt Nam và cam kết của EU, đặc biệt là các thông tin về các ưu đãi thuế qua theo Hiệp định này đối với các sản phẩm thủy sản.
  • Bộ NNPTNT cho biết tổng cục đã tăng cường kiểm soát nguyên liệu thủy sản nhập khẩu để đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa, đồng thời cải thiện các quy trình hiện nay để đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc tại các nhà máy chế biến và giám sát các nguyên liệu được chứng nhận cho chế biến trong các nhà máy.
  • Việt Nam cần hoàn thiện các tiêu chuẩn và quy định cho các sản phẩm thủy sản, đáp ứng các quy định thị trường của EU.
  • Việt Nam nên tận dụng toàn diện các ưu đãi thuế từ EVFTA để xúc tiến xuất khẩu thủy sản sang EU. Nếu Việt Nam dỡ bỏ thành công thẻ vàng về triển khai các quy định IUU và tận dụng triệt để ưu đãi thuế theo EVFTA thì xuất khẩu thủy sản sang EU trong 5 năm tới dự báo đạt khoảng 1,2 – 1,5 tỷ USD hàng năm

Xem thêm:

Thực hiện bởi:

Nguyễn Văn Dư – 18050425

QH2018E – KTQT CLC5