Nội dung bài viết
Cẩm nang đầu tiên đó là cần có đam mê và quyết tâm:
Hãy nhìn lại bản thân với những điều bạn đã thành công, hoặc làm cho bản thân hài lòng với: học chơi piano, làm từ thiện, học vẽ … hay bất cứ điều gì khó khăn mà bạn đã làm. đã làm và thành công. Điều gì đã đưa bạn đến đích? Trong suốt quá trình chinh phục điểm cao trong công việc, chắc chắn bạn sẽ không thể quên những khó khăn, thử thách và cả những niềm vui trong cả quá trình đó.
Niềm đam mê và lòng quyết tâm là điều kiện tiên quyết giúp bạn vượt qua những trở ngại, khó khăn để đạt được mục tiêu, và đạt được hạnh phúc khi thành công.
Tiếp theo là sản phẩm, dịch vụ hứa hẹn thị trường tốt:
Bạn có sản phẩm/ dịch vụ cụ thể mới chỉ là phần nổi của câu chuyện. Bạn cần làm những việc cần thiết để đo dung lượng thị trường cho sản phẩm dịch vụ của bạn, đảm bảo rằng nhận định thị trường của bạn không phải là thiên kiến cá nhân. Có nhiều phương pháp và công cụ giúp bạn làm việc này. Khi kết quả nghiên cứu chỉ ra một thị trường tiềm năng cho sản phẩm/ dịch vụ của bạn, đó là lúc bạn có thêm một điều kiện thuận lợi để bắt đầu kinh doanh.
Rất nhiều nhà khởi nghiệp quá tự hào và yêu mến sản phẩm của mình mà chưa đầu tư thỏa đáng vào việc nghiên cứu nhu cầu thị trường. Bạn sẽ không thể bán những gì khách hàng không cần, và doanh nghiệp của bạn sẽ không thể tồn tại nếu không có thị trường. Hãy đảm bảo sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp đáp ứng được nhu cầu của lượng khách hàng đủ để bạn kiếm được lợi nhuận và phát triển lâu dài.
Vòng phản hồi tích cực
Bên cạnh đó, bạn cần có niềm tin vào ý tưởng kinh doanh:
Bạn không thể kinh doanh một mình. Bắt đầu và điều hành doanh nghiệp của bạn sẽ xung đột với tất cả các bên liên quan đến doanh nghiệp của bạn: nhà đầu tư, nhà cung cấp, nhà phân phối, khách hàng và thậm chí cả gia đình và bạn bè, đồng nghiệp. Trong hầu hết các trường hợp, dù cố ý hay không, nhận thức của họ về ý tưởng kinh doanh của bạn sẽ ảnh hưởng hoặc làm bạn chệch hướng. Hãy tự tin vào ý tưởng kinh doanh nếu niềm tin của bạn dựa trên sự nghiên cứu kỹ lưỡng, phán đoán khách quan và trực giác hình thành từ kinh nghiệm bản thân.
Thời gian đầu bạn cũng có thể gặp phải vài khó khăn thử thách niềm tin của bạn với ý tưởng và con đường bạn chọn. Hãy sáng suốt, bình tâm để ra những quyết định khách quan, khoa học nhất đói với ý tưởng và mô hình kinh doanh của mình.
Xem thêm: Ybox: Khởi nghiệp khó khăn, vươn lên top 1
XEM THÊM: TOP 3 Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP TRÊN NỀN TẢNG TIKTOK DÀNH CHO GEN Z
Song song với đó là tinh thần đồng đội và các mối quan hệ trong ngành:
Các mối quan hệ cũng vô cùng quan trọng
Dù chỉ có tên trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng bạn phải có những người đồng đội để biến ý tưởng thành hiện thực. Từ việc triển khai các công việc chi tiết trong doanh nghiệp của bạn đến việc huy động và tận dụng các nguồn lực bên ngoài để đạt được các mục tiêu kinh doanh. Các mối quan hệ trong ngành là những gì bạn cần để nắm vững thông tin thị trường, xây dựng mạng lưới chuỗi cung ứng, phát triển các kênh bán hàng và dịch vụ khách hàng cũng như nơi bạn học hỏi.
Các mối quan hệ trong ngành là điều kiện để bạn nắm thông tin thị trường, xây dựng mạng lưới chuỗi cung ứng, phát triển kênh bán hàng và chăm sóc khách hàng, cũng là nơi để bạn học hỏi.
Vì vậy, khi bạn có những người đồng đội cùng chí hướng, cùng niềm tin, sẵn sàng chia sẻ ước mơ, khó khăn cùng bạn, cùng nhau khởi nghiệp thì xin chúc mừng, những khó khăn khởi nghiệp của bạn đã được vơi đi rất nhiều.
XEM THÊM: Khởi nghiệp thành công cần những yếu tố nào?
Tầm nhìn và kế hoạch:
Không bao giờ có chuyện thành công sau một đêm và khởi sự kinh doanh không phải là một vụ “đánh quả”. Doanh nghiệp được sinh ra cần có một tầm nhìn để định hướng phát triển. Các kế hoạch đầy tham vọng cần được chia nhỏ để làm từng bước chắc chắn cho phù hợp với nội lực của doanh nghiệp và điều kiện của thị trường. Là nhà khởi nghiệp, bạn đừng coi tầm nhìn và kế hoạch là những việc xa vời hay lý thuyết suông, mà hãy nuôi dưỡng nó ngay từ những ý tưởng đầu tiên để làm kim chỉ nam cho doanh nghiệp của mình.
Nhiều doanh chủ lâm vào tình thế đối phó, “được ngày nào hay ngày ấy”, thậm chí “không biết phải làm gì tiếp theo” vì thiếu tầm nhìn và kế hoạch cụ thể. Là nhà khởi nghiệp, bạn đừng coi tầm nhìn và kế hoạch là những việc xa vời hay lý thuyết suông, mà hãy nuôi dưỡng nó ngay từ những ý tưởng đầu tiên để làm kim chỉ nam cho doanh nghiệp của mình.
XEM THÊM: 7 sai lầm thường gặp nhất khi khởi nghiệp ở tuổi 20
Năng lực tài chính:
Ngoài vốn liếng đủ để đầu tư cơ bản và chi trả cho cuộc sống cá nhân trong thời gian đầu, nguồn tiền để vận hành trong giai đoạn khởi nghiệp là vô cùng quan trọng. Như vậy, ngoài số tiền mặt bạn đã có, việc huy động thành công nguồn tài chính cho doanh nghiệp cũng là điều kiện tiên quyết cho quyết định khởi nghiệp.
Điều thú vị là quá trình và kết quả của việc huy động tài chính cho dự án khởi nghiệp của bạn cũng là một thước đo rất quan trọng về tính khả thi của ý tưởng kinh doanh, và nếu làm đúng, chính những nhà đầu tư sẽ giúp bạn rất nhiều trong hành trình phát triển doanh nghiệp.
Cần biết các kỹ năng liên quan đến năng lực quản lý và lãnh đạo:
Tầm nhìn và kế hoạch tốt mà thiếu khả năng triển khai, quản lý và lãnh đạo thì cũng không có nhiều ý nghĩa. Là nhà sáng lập một doanh nghiệp nghĩa là bạn tổ chức một “cuộc chơi” dài hạn, nơi mà bạn không thể tự tay làm tất cả mọi việc. Hoạt động kinh doanh của bạn sẽ là tập hợp rất nhiều người từ nhiều vùng miền, nhiều nền tảng kiến thức kỹ năng và văn hóa với giá trị sống, thái độ làm việc khác nhau, trong khi sản phẩm, dịch vụ và quy trình vận hành của doanh nghiệp bạn cần có sự tuân thủ và các tiêu chuẩn về chất lượng, số lượng và thời gian.
Chuyện không đơn giản rằng bạn là sếp thì bạn nói gì nhân viên cũng nghe, bạn bảo sao nhân viên cũng làm đúng như thế. Mỗi ngày ở công ty xảy ra vô số những sự kiện có thể tác động tiêu cực đến từng thành viên trong đội ngũ của bạn, đến chất lượng sản phẩm dịch vụ của công ty bạn. Quản lý và lãnh đạo là 2 năng lực bắt buộc cho bất cứ nhà sáng lập nào
Không ai sinh ra đã là thiên tài về quản lý và lãnh đạo. Tin tốt là 2 kỹ năng này không phải là bẩm sinh, mà được học hỏi đúc kết hàng ngày, nên nếu bạn chưa để ý đến nó thì hãy tích lũy ngay từ bây giờ đi nhé!
Sống chung với rủi ro, thất bại và cả thành công:
Chắc là bạn nghe nhiều về tỷ lệ doanh nghiệp sống sót sau 1, 2, 5 năm rồi nhỉ? Rõ ràng khởi nghiệp là một cuộc đầu tư mạo hiểm cả về thời gian, tiền bạc và công sức phải không? Trong đời sống doanh nghiệp, thất bại hay thành công nằm ở từng đầu việc, từng mối quan hệ, từng giao dịch cụ thể và thực tế là tỷ lệ sai hỏng cũng cao hơn. Bạn đã sẵn sàng đương đầu với nó chưa? Quyết tâm của bạn có mạnh mẽ hơn nỗi sợ thất bại này không?
Có thể bạn chưa tin ngay nhưng kể cả thành công cũng là vấn đề mà bạn phải đương đầu với nó. Dù hôm nay có tươi đẹp thế nào thì ngày mai cũng sẽ đến, và chúng ta không bao giờ biết ngày mai sẽ mang đến điều gì. Ví dụ, một sản phẩm rất thành công của bạn hôm nay có thể bị cạnh tranh bởi một sản phẩm khác, một nhân viên giỏi nhất của bạn có thể rời công ty vào ngày mai, doanh số kỷ lục mà công ty bạn đạt được trong quý này sẽ là áp lực khủng khiếp cho quý sau… Thực tế đã cho thấy thành công chính là vấn đề tiếp theo cần được giải quyết.
Tinh thần học tập liên tục, mọi lúc mọi nơi:
Tinh thần học tập bền bỉ sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình khởi nghiệp
Mỗi ngày bạn sẽ gặp vô vàn những vấn đề mới, có cả những điều nằm trong tầm hiểu biết chuyên môn và nhiều hơn là những vấn đề ngoài sự tưởng tượng hay hiểu biết của bạn. Bạn cũng sẽ phải hợp tác hay quản lý những người có chuyên môn khác, hoặc giỏi hơn bạn. Quan trọng hơn, đòi hỏi của thị trường đều tăng độ khó lên mỗi ngày cho doanh nghiệp. Không có cách nào khác là bạn phải có tinh thần học hỏi, học tập suốt đời để không chỉ theo kịp mà còn phần nào dự đoán được tương lai, nhằm hoặc định chiến lược cho Doanh nghiệp của mình và dẫn dắt đội ngũ.
Và tất nhiên, luôn học hỏi, làm mới bản thân để tạo ra phiên bản mới hơn, tốt hơn của chính mình không chỉ giúp bạn hiểu biết hơn về chuyên môn, an yên hơn trong tâm trí, hạnh phúc hơn trong cuộc sống, mà còn cho bạn bản lĩnh và trí tuệ để dẫn dắt doanh nghiệp của mình tốt hơn.
XEM THÊM: 9 bí quyết khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng
Trách nhiệm và tôn trọng pháp luật:
Trách nhiệm và tôn trọng pháp luật cũng vô cùng quan trọng
Khi một doanh nghiệp ra đời là nó bắt đầu cuộc sống riêng với những ràng buộc của luật pháp, những đòi hỏi của thị trường và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với khách hàng, nhà cung cấp và nhân viên. Là nhà khởi nghiệp, người sáng lập doanh nghiệp, trách nhiệm của bạn là rất lớn. Không có nhà khởi nghiệp hoàn hảo, cũng không có check list hoặc công thức thành công, và 10 yếu tố nêu trong bài viết này là những điều cơ bản mà mỗi nhà khởi nghiệp cần ý thức rõ và trang bị cho mình.
Trong khuôn khổ một bài báo, thật khó để chi tiết hơn những yếu tố cần có cho một nhà khởi nghiệp. Nếu soi chiếu từ góc độ chuyên môn của từng ngành nghề, từng nghiệp vụ trong một tổ chức doanh nghiệp, danh sách năng lực được kỳ vọng cho nhà khởi nghiệp sẽ là rất nhiều. Tuy nhiên, không có nhà khởi nghiệp hoàn hảo, cũng không có check list hoặc công thức thành công, và 10 yếu tố nêu trong bài viết này là những điều cơ bản mà mỗi nhà khởi nghiệp cần ý thức rõ và trang bị cho mình.
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Hà My
Mã sinh viên: 20050137
Lớp: QTKD CLC 4 QH-2020-E
Mã học phần: INE3104 2