4 yếu tố tuyển dụng, kiểm soát, lợi thế cạnh tranh và tinh thần trong Văn hóa của doanh nghiệp !

Qua 4 yếu tố là tuyển dụng, kiểm soát, lợi thế cạnh tranh và tinh thần ta thấy được tầm quan trọng trong cách xây dựng nên văn hóa của doanh nghiệp. Một trong những yếu tốt cốt lõi làm nên thành công của một công ty chính là văn hoá của doanh nghiệp và cách để xây dựng và kiểm soát nó cũng là một vấn đề cấp thiết và nóng hổi trong các doanh nghiệp hiện đại, cụ thể là việc nâng cao tinh thần làm việc hay lợi thế cạnh tranh. Đây cũng là khía cạnh được quan tâm hàng đầu bởi mỗi ứng viên khi muốn được tuyển dụng vào một môi trường làm việc mới.

Văn hóa doanh nghiệp
Các yếu tố cần thiết

Lí do nào mà các doanh nghiệp phải xây dựng văn hóa của doanh nghiệp? 
Văn hóa của doanh nghiệp quyết định sự trường tồn, ảnh hưởng tới sự phát triển doanh nghiệp. Nền văn hóa mạnh sẽ là nguồn lực quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nền văn hóa yếu sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu. Nhiều người cho rằng đấy là một tài sản của doanh nghiệp.

 

Đây cũng là yếu tố chi phối hầu hết mọi kết quả của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có hoặc không rõ ràng về văn hóa ở doanh nghiệp đấy thì giống như một con người không có định hướng mục tiêu cuộc đời và không biết đi về đâu.

Cụ thể hơn, để trả lời cho câu hỏi trên, ta có thể đi tìm hiểu 4 yếu tố giúp doanh nghiệp có thể phát triển như: tuyển dụng, kiểm soát và điều phối, tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao tinh thần và điều kiện làm việc,…

 

Tuyển dụng

  • Không thể phủ nhận việc có  mạnh mẽ sẽ là một trợ thủ đắc lực trong việc tuyển dụng các nhân sự tài năng. Một tổ chức có văn hóa của doanh nghiệp tốt sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn, bởi hầu hết chúng ta đều mong muốn làm việc cho một công ty có danh tiếng tốt và môi trường tích cực. Một công ty có hình ảnh tốt sẽ thu hút các tài năng, khiến họ trung thành và sẵn sàng cống hiến cho tổ chức và có thể tuyển dụng các ứng viên được truyền cảm hứng.
  • Trong thời điểm dịch bệnh COVID19 vẫn còn đang bùng phát như hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ phải cố gắng phục hồi sản xuất mà còn phải tìm cách giữ chân các nhân tài trong công ty cũng như tuyển dụng thêm những ứng viên tiềm năng mới. Và văn hóa tại nơi làm việc chính là một trong những yếu tố then chốt để giúp cho các doanh nghiệp có thể duy trì được lượng các cộng tác viên, ứng viên mới nộp hồ sơ và hạn chế tỷ lệ nhân viên nhảy việc. Vậy cách xây dựng văn hóa của doanh nghiệp năm 2022 có gì khác biệt so với những năm trước đó? Doanh nghiệp cần làm gì để lựa chọn được xu hướng văn hóa phù hợp với tổ chức của mình.Tuyển dụng
  • Nhiều chuyên gia nhân sự đồng ý rằng văn hóa công ty mạnh mẽ là một trong những cách tốt nhất để thu hút nhân viên tiềm năng. Một nền văn hóa tích cực mang lại cho tổ chức một lợi thế cạnh tranh rất lớn. Tất cả mọi người đều muốn làm việc cho các công ty có danh tiếng tốt, mà điều này do chính các nhân viên cũ và hiện tại thể hiện thì lại càng đáng tin.
  • Nên một công ty có văn hóa tích cực sẽ thu hút, có khả năng tuyển dụng các tài năng sẵn sàng biến nơi làm việc tiếp theo của họ thành nhà, thay vì chỉ là bước đệm. Và những nhân viên phù hợp văn hóa sẽ thể hiện sự hài lòng trong công việc, gắn kết nhiều hơn và năng suất cao hơn. Họ có nhiều khả năng gắn bó với tổ chức lâu hơn, dễ dàng làm quen và trở thành một phần trong đội nhóm hơn là những người khác biệt về văn hóa.
  • Những người phù hợp cũng sẽ nhanh chóng bắt nhịp với guồng công việc. Họ cũng vui vẻ, hạnh phúc, yêu công việc hơn và nhiều khả năng trở thành đại sứ thương hiệu, hình ảnh đại diện cho công ty ra bên ngoài. Đồng thời là tấm gương, là động lực để các ứng viên ứng tuyển và là kết quả của các nhà tuyển dụng của bản thân doanh nghiệp đó.
  • Đọc thêm: Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Kiểm soát 

Cũng như việc tuyển dụng, cách tạo lợi thế cạnh tranh hay tinh thần và điều kiện thì công việc điều phối và kiểm soát hành vi cá nhân cũng rất quan trọng, như tạo lợi thế cạnh tranh hay nâng cao tinh thần và điều kiện làm việc thì việc kiểm soát và điều phối lại sử dụng các câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc… Khi phải ra một quyết định phức tạp, nó giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét.

  • Một tổ chức tập trung vào việc làm những việc đúng thông qua các quy trình nội bộ với mong muốn về tính ổn định và sự kiểm soát.
  • Các ý tưởng thiết kế bao gồm:
  • Không gian tập trung vào cá nhân thay vì đội nhóm.
  • Không gian thường đề cao tính quy chuẩn.
  • Môi trường làm việc chặt chẽ, có tính cố định.
  • Không gian làm việc được bố trí một cách có cấu trúc, và hệ thống hơn.
  • Tính đóng khung của không gian cao hơn.

Đọc thêm: Các kiểu mô hình văn phòng phù hợp

Lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là những yếu tố giúp một doanh nghiệp/công ty trở nên vượt trội, nổi bật hơn các doanh nghiệp khác hoạt động cùng ngành. Khi sở hữu lợi thế  này, doanh nghiệp có thể sở hữu một chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng đồng thời giúp doanh nghiệp hoạt động thu được nhiều lợi nhuận hơn. Cũng giúp ích trong việc tuyển dụng những ứng viên nhiệt huyết trong việc cạnh tranh hay khiến tinh thần và điều kiện làm việc màu sắc hơn.

Nhờ yếu tố này doanh nghiệp có thể duy trì được chỗ đứng, vị thế và tồn tại lâu dài trên thị trường cũng như trong lòng người tiêu dùng. Giúp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh nổi bật hơn so với những doanh nghiệp cạnh tranh khác.

Định hình tính cách doanh nghiệp:

  • Lợi thế cạnh tranh cũng dựa vào tính cách doanh nghiệp được thể hiện rõ nét nhất ở thương hiệu doanh nghiệp. Thương hiệu của một doanh nghiệp không đơn thuần là logo, khẩu hiệu, bao bì, nhãn mác, gương mặt thương hiệu,… hay các nhận diện website – tất cả những thứ bên ngoài mà nó còn chứa đựng phần hồn của doanh nghiệp – những giá trị cốt lõi, mục tiêu, tư tưởng, văn hóa của doanh nghiệp và tạo nên những lợi thế cạnh tranh lớn mạnh của doanh nghiệp đó.
  • Đó chính là bản sắc riêng của doanh nghiệp mang tính “độc quyền” và thể hiện tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức đó. Sẽ không có đến 2 công ty cùng chung một bản sắc văn hóa. Bởi văn hóa hình thành nên tính cách của doanh nghiệp và ngược lại mọi người nhận diện doanh nghiệp đó thông qua văn hóa.
  • Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực… làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường.

Đọc thêm: Giải Pháp CRM Cải Thiện Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng Và Tạo Lợi Thế Cạnh Tranh Cho Các Công Ty Trong Ngành Luật

Đọc thêm: Lợi thế cạnh tranh từ công ty cổ phần Trần Anh

Tinh thần 

    Nâng cao tinh thần, điều kiện làm việc

  • Dễ dàng hòa nhập khi có văn hóa cởi mở, đặc biệt ở đây cần chú ý tới tinh thần cũng như điều kiện làm việc trong và ngoài văn phòng nói chung và cả doanh nghiệp nói riêng.
  • Một doanh nghiệp khi muốn xây dựng văn hóa công ty vững mạnh sẽ luôn đặt các giá trị cốt lõi ở trung tâm trong tất cả các khía cạnh của cơ cấu tổ chức và hoạt động hàng ngày của công ty. Thế nhưng nếu các giá trị đó không phù hợp với tư tưởng làm việc của cá nhân bạn, thì đó sẽ là một vấn đề lớn.
  • Lý do là vì nhân viên sẽ luôn yêu thích công việc của mình hơn khi nhu cầu và giá trị của họ phù hợp với những gì công ty đang hướng tới, đó cũng là điều mà họ muốn được doanh nghiệp tuyển dụng mình. Điều này cũng góp phần cải thiện khả năng tương tác của bạn với cấp trên và các đồng nghiệp trong quá trình giao tiếp và làm việc.
  • Vì vậy, sự không tương thích với văn hóa công ty sẽ cản trở sự hòa nhập của bạn với môi trường văn phòng và dần dần khiến bạn không còn niềm vui trong công việc.

Đọc thêm: Kỹ năng giao tiếp nơi công sở

Nâng cao năng suất và chất lượng cuộc sống văn phòng

  • Luôn có một mối liên hệ chặt chẽ giữa chất lượng cuộc sống nơi công sở của nhân viên với năng suất làm việc của họ. Chất lượng cuộc sống ở đây được hiểu là sức khỏe tinh thần và thể chất, cũng như sự hài lòng của họ với doanh nghiệp. Một văn hóa công ty lành mạnh có thể giúp bạn đạt được hiệu quả cao với cả hai yếu tố trên.
  • Trên thực tế, điều này đóng một vai trò không hề nhỏ trong việc phát triển đời sống của nhân viên một cách toàn diện. Chính vì vậy, những hành động hỗ trợ từ phía công ty, như giờ làm việc linh hoạt, hay một môi trường làm việc cởi mở cho phép nhân viên có tiếng nói, là vô cùng quan trọng.
  • Tất cả những điều trên giúp bạn luôn đảm bảo được động lực và tinh thần tốt trong công việc. Thêm vào đó, việc được hỗ trợ đầy đủ các nguồn lực và công cụ sẽ giúp tăng năng suất và mức hiệu suất nói chung.
  • Hiệu suất tăng, thường xuyên đạt được mục tiêu đề ra sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều với công việc mình đang làm

Nhân viên sẵn sàng cống hiến lâu dài

  • Các khoản lương thưởng có thể là mục đích của việc đi làm, nhưng thứ luôn tạo động lực đẩy bạn tiến lên chính là cảm hứng. Bạn muốn trở thành một phần quan trọng của công ty, và những đóng góp của bạn có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển chung.
  • Văn hóa công ty có thể giúp bạn thực hiện điều này. Một trong những lợi thế lớn nhất của văn hóa công ty lành mạnh là nó có khả năng truyền cảm hứng cho các nhân viên và bạn là một trong số đó.
  • Một công ty xây dựng được văn hóa kinh doanh vững mạnh sẽ luôn biết cách khích lệ và tôn vinh các nhân viên của mình. Từ đó, bạn sẽ có động lực để cống hiến lâu dài, và trở thành một người không chỉ đóng góp vào văn hóa của tổ chức mà còn sẵn sàng quảng bá nó ra bên ngoài.

     Ảnh hưởng đến dịch vụ khách hàng

  • Có nền văn hóa trong doanh nghiệp một cách tích cực và lành mạnh sẽ nâng cao hạnh phúc cho nhân viên. Từ đó họ sẽ đóng góp và làm việc năng suất, sáng tạo hơn.
  • Điều này phản chiếu trực tiếp lên cách mà họ ứng xử với khách hàng. Nếu nhân viên luôn cảm thấy hạnh phúc và hài lòng khi làm việc, họ cũng sẽ lan toả luồng cảm xúc đó tới khách hàng. Họ có thể giới thiệu sản phẩm hay tư vấn cho khách hàng nhiệt tình và tràn đầy năng lượng như cách họ được đối xử trong văn hoá công ty.

Theo Gallup, các doanh nghiệp sở hữu nhân viên hạnh phúc có thu nhập trên mỗi cổ phiếu cao hơn 147% so với các đối thủ cạnh tranh. Do đó, bên cạnh các chiến lược kinh doanh, marketing, tầm nhìn hay sứ mệnh, văn hoá chính là chìa khoá dẫn đến thành công của mỗi doanh nghiệp.

Tham khảo thêm:

6 “BÍ KÍP VÀNG” GÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP XUẤT SẮC

Tại sao phải có văn hoá doanh nghiệp? Việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi những nhân tố nào?

Duy trì và phát huy văn hoá doanh nghiệp, khó hay dễ ? Bắt kịp xu hướng và hội nhập văn hoá trong năm 2022

Họ và tên: Vũ Minh Hiếu

Mã sinh viên: 20050090

Lớp: QH-2020-E QTKD CLC 4