Nội dung bài viết
Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, niềm tin, hình thức mà mọi người trong doanh nghiệp cùng công nhận và suy nghĩ, nói, hành động như một thói quen, giống như đời sống tinh thần và tính cách của một con người, và là phần quyết định đến sự thành bại về lâu dài của doanh nghiệp.
Những thành phần của văn hóa doanh nghiệp gồm 4 phần chính : tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh. Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua 2 yếu tố chính:
- Hữu hình: Đồng phục, khẩu hiệu, nghi thức, quy định, nhạc phim công ty, tập san nội bộ, các hoạt động,…
- Vô hình: Thái độ, phong cách, thói quen, nếp nghĩ của những con người trong tổ chức.
Tại sao phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp?
Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố chi phối hầu hết mọi kết quả của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có văn hóa doanh nghiệp rõ ràng thì giống như một con người không có định hướng mục tiêu cuộc đời và không biết đi về đâu.
Các công ty phát triển lớn mạnh đều có nền văn hóa doanh nghiệp vững chắc, tuổi đời của một doanh nghiệp có nền văn hóa vững chắc lớn hơn rất nhiều lần tuổi đời của người lãnh đạo doanh nghiệp đó.
Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp
Xem thêm:
[HOT] CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỚNG TỚI VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
[HOT] CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỚNG TỚI VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
[HOT] CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỚNG TỚI VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
[HOT] CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỚNG TỚI VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
-
Môi trường làm việc
Môi trường làm việc chắc chắn có ảnh hưởng đến hiệu suất của bạn trong công việc. Một môi trường ồn ào, khiến bạn không thể tập trung thì sẽ làm suy giảm năng suất làm việc. Việc triển khai văn hóa doanh nghiệp ở một số công ty sẽ được giao cho phòng truyền thông nội bộ.
Không chỉ lãnh đạo mới có ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp mà bộ phận nhân viên cũng có phần nhiều ảnh hưởng trong đó. Mọi nhân viên cư xử, tương tác với nhau sẽ làm thay đổi không khí làm việc của cả văn phòng. Ngoài những giờ làm việc ở công ty, những chuyến du lịch, ngoại khóa hay những chuyến công tác cũng giúp cho văn hóa của công ty phát triển mạnh mẽ.
Khi các nhóm làm quen với nhau, họ bắt đầu hiểu được điểm mạnh, quan điểm, suy nghĩ của nhau để cùng nhau cải thiện. Đó chính là sự khác biệt lớn giữa những nơi làm việc nhóm hiệu quả và những nơi mà các nhân viên làm việc độc lập.
-
Lãnh đạo
Đây là nhân tố được xem là lớn nhất ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo phải để tâm đến những quy tắc mà họ đề ra, cách họ hành động xung quanh các vấn đề về công việc với cấp dưới của mình. Lãnh đạo công ty rất khó xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp của mình nếu như không bảo vệ được lợi ích mà nó đem lại.
Lãnh đạo là người hiểu rõ nhất văn hóa doanh nghiệp của công ty mình. Bởi vì họ chính là người xây dựng và phát triển nền văn hóa đó. Qua quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp, hệ tư tưởng và tính cách của nhà lãnh đạo ít nhiều sẽ được phản chiếu lên văn hóa của công ty. Vì thế, các công ty phải đảm bảo rằng mọi vị trí lãnh đạo từ cấp thấp đến cấp cao luôn phải duy trì sự giao tiếp với nhân viên để truyền những tầm nhìn, mục tiêu, định hướng của công ty.
-
Chiến lược tuyển dụng
Khi công ty có một nền văn hoá tích cực sẽ thu hút nhiều ứng viên tham gia tuyển dụng bởi công ty có thể hoạt động mạnh mẽ chính là bởi có nền tảng về nhân sự vững chắc. Một nền văn hoá tích cực từ doanh nghiệp sẽ thu hút ứng viên tham gia tuyển dụng. Vì vậy, nhà tuyển dụng cần xem xét những gì diễn ra trong buổi phỏng vấn để xem ứng viên đó có phù hợp với công ty hay không. Nhờ quy trình tuyển dụng khắt khe, kỹ lưỡng, doanh nghiệp mới tìm được những ứng viên phù hợp.
Nhân viên trung thành cũng là một trong các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Khi mà nhân viên cảm thấy nơi làm việc đáp ứng được nhu cầu, năng lực và đảm bảo cho cuộc sống của họ, giúp họ cảm thấy thoải mái, được phát triển, sáng tạo sẽ khiến họ gắn bó lâu dài với công ty.
Nhân tố bên ngoài:
-
Văn hoá dân tộc
Văn hóa doanh nghiệp giống như một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc. Mọi cá nhân trong doanh nghiệp đều chịu tác động của các giá trị văn hóa dân tộc. Vì vậy nên văn hóa dân tộc phản chiếu lên văn hóa của doanh nghiệp là điều tất yếu.
Mỗi cá nhân với những bản sắc văn hóa khác nhau sẽ hình thành cho họ các nền tảng suy nghĩ, học hỏi và phản ứng khác nhau. Khi tập hợp chung lại trong tổ chức, những nét văn hóa này sẽ tạo nên một phần văn hóa doanh nghiệp.
-
Những giá trị văn hoá mà doanh nghiệp học hỏi được
Văn hóa doanh nghiệp còn được hình thành và ảnh hưởng bởi những giá trị văn hóa học hỏi được. Đó là những quan niệm, chuẩn mực, nguyên tắc và các truyền thống mà doanh nghiệp tiếp nhận được trong quá trình hình thành và hoạt động của mình.
Mỗi doanh nghiệp đều có văn hóa riêng của mình. Chính văn hóa của mỗi tổ chức đã làm nên nét riêng biệt cho từng doanh nghiệp, giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Tuy nhiên vẫn có thể học hỏi và trao đổi văn hóa với nhau, nhưng cần xác định được giá trị văn hóa đó có phù hợp với doanh nghiệp, với tổ chức của mình hay không, phải biết chọn lọc một cách phù hợp, hòa nhập chứ không hòa tan.
Văn hóa doanh nghiệp chính là nét đặc trưng của văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp, mỗi tổ chức đều có cho mình một nét đặc sắc riêng và chính sự khác biệt đó đã tạo nên văn hóa của mỗi doanh nghiệp.
Văn hóa kinh doanh là một tập hợp các cách cư xử được chấp nhận bởi doanh nghiệp, được thực hành bởi chính các thành viên của tổ chức, doanh nghiệp đó.
Tham khảo thêm các bài viết:
7 “BÍ KÍP VÀNG” GÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP XUẤT SẮC
Họ và tên: Phạm Ngọc Khánh
Mã lớp:2022 – INE3104-2
Mã sinh viên: 20050109