7 Bước xây dựng chiến lược quảng cáo thương hiệu

Để có thể tồn tại và cạnh tranh với các thương hiệu khác trên thị trường đầy khốc liệt như hiện nay, để doanh nghiệp có thể đưa đến tay khách hàng mục tiêu những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ thì các doanh nghiệp cần phải có chiến lược quảng cáo thương hiệu, chiến lược quảng cáo cho sản phẩm mới hay chiến lược quảng cáo trên mạng xã hội hiệu quả.

Để xây dựng được chiến lược bá thương hiệu thành công, doanh nghiệp cũng cần tuân theo quy trình khởi tạo chiến lược cũng như một vài nguyên tắc để bản chiến lược quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp như một “chiếc bánh lái” dẫn dắt cả con thuyền lớn chạm đến sự thành công trong tương lai.

Chiến lược quảng cáo thương hiệu
Chiến lược quảng cáo thương hiệu 

I. Chiến lược quảng cáo là gì

Chiến lược quảng cáo là chiến lược tập hợp các quyết định về những mục tiêu dài và ngắn hạn của công ty, nhận thức được những thế mạnh và điểm yếu vốn có từ đó đưa ra những chiến lược cách thức phù hợp để giúp công ty ngày một tiến gần hơn với mục tiêu đặt ra.

Chiến lược quảng cáo chỉ phù hợp với doanh nghiệp khi bản hoạch định chiến lược xác định đủ 4 yếu tố: Mục tiêu chiến lược, phạm vi chiến lược, lợi thế cạnh tranh, các hoạt động chiến lược quảng cáo.

Chiến lược xác định đủ 4 yếu tố - Chiến lược quảng cáo
Hoạch định chiến lược xác định đủ 4 yếu tố

Chiến lược quảng cáo sẽ là list một loạt hành động giúp doanh nghiệp có thể đạt được những mục tiêu. Mỗi mục tiêu quảng cáo của từng chiến lược sẽ khác nhau nhưng chung quy tất cả chúng đều dựa vào những hành vi và thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay những nhóm khách hàng mục tiêu để từ đó lựa chọn những thông điệp mà doanh nghiệp muốn khách hàng hiệu, giúp khách hàng nắm được những thông tin về sản phẩm cũng như về doanh nghiệp.

II. Quy trình 7 bước xây dựng chiến lược quảng cáo thương hiệu

1. Xác định thị trường mục tiêu và chân dung chi tiết của khách hàng mục tiêu

Tương tự như việc xây dựng chiến lược quảng cáo sản phẩm thì chiến lược quảng bá thương hiệu cũng cần phải xác định thị trường mục tiêu và hàng mục tiêu chính, đây là bạn đang các định Target Market cho chiến lược.

Việc xác định được thị trường mục tiêu sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát về những đối thủ trực tiếp và gián tiếp và nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp

Khách hàng chính là một trong những yếu tố quan trọng cần phải xác định đầu tiên khi xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu. Họ là những nhóm khách hàng sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Chân dung khách hàng mục tiêu - Chiến lược quảng cáo
Chân dung khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp

Để vẽ nên được chân dung khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, bạn cần dựa vào những yếu tố sau:

  • Độ tuổi, giới tính: xác định những nhóm khách hàng này thuộc vào những nhóm tuổi nào, có đặc điểm gì, ai sẽ là người mua và sử dụng các dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Hành vi tiêu dùng:  trong quá trình mua hàng, nhóm khách hàng mục tiêu của bạn sẽ có những hành vi gì, xu hướng mua hàng và sử dụng sản phẩm dịch vụ như thế nào, phân tích các yếu tố cản trở đến quá trình mua sản phẩm của khách hàng để từ đó đưa ra được cách thức giải quyết cho từng trường hợp.
  • Tại sao khách hàng lại quan tâm đến sản phẩm dịch vụ của bạn? Nhu cầu của những đối tượng này là gì?
  • Khách hàng muốn gì ở sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, làm sao để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng?

Bạn cần phải trả lời lần lượt các câu hỏi và tìm được những câu trả lời để có được bức tranh tổng quan nhất về khách hàng cũng như đối thủ từ đó đưa ra được chiến lược quảng cáo đúng với những đối tượng sẽ mang lại doanh thu đến cho doanh nghiệp.

2. Xác định mục tiêu của chiến lược quảng cáo thương hiệu.

Tại bước này, nhà hoạch định sẽ có thể nắm rõ được con đường mà doanh nghiệp sẽ đi trong suốt quá trình thực hiện chiến lược quảng cáo. Mục tiêu cho từng chiến dịch quảng cáo là khác nhau và với mỗi một chiến lược thường sẽ có một mục tiêu duy nhất và phục vụ cho mục tiêu lớn của chiến thuật đã đặt ra.

Mục tiêu cho từng chiến dịch quảng cáo là khác nhau - Chiến lược quảng cáo
Mục tiêu cho từng chiến dịch quảng cáo là khác nhau

Việc xác định mục tiêu chính xác cho chiến lược quảng bá thương hiệu sẽ giúp cho các đầu việc nhỏ luôn đi theo đúng hướng, tránh lãng phí cho doanh nghiệp, giúp tập trung nguồn lực để đạt được kết quả thành công nhất.

Việc xác định mục tiêu cho chiến lược cũng tương đối đơn giản, bạn muốn sau chiến dịch quảng bá thương hiệu này, doanh nghiệp sẽ đạt được điều gì thì đó chính là mục tiêu của bản hoạch định chiến dịch. Có thể phân làm 2 nhóm mục tiêu như sau:

Nhóm mong muốn cầu tăng

Truyền đạt thông tin:

Đây là giai đoạn đầu trong việc quảng bá thương hiệu để doanh nghiệp có thể truyền đạt thông tin một cách chính xác nhất, bao gồm:

  • Thúc đẩy sự nhận thức về thương hiệu
  • Rút ngắn được thời gian tư vấn cho khách hàng

Thuyết phục

Đây là mục tiêu nằm trong giai đoạn cạnh tranh, mục tiêu của giai đoạn này là thuyết phục khách hàng chuyển đổi thương hiệu, bao gồm:

Chinh phục được sự yêu thích và cảm mến của khách hàng qua những chiến lược quảng cáo trên mạng xã hội

  • Gia tăng mức dự trữ
  • Xây dựng sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.

Nhắc nhở

Đây là mục tiêu quan trọng trong chiến lược thương hiệu để giúp khách hàng không bị lãng quên doanh nghiệp khi đó chiến lược quảng cáo thương hiệu sẽ giúp định vị lại thương hiệu trong tâm trí của khách hàng, từ đó giúp doanh số bán hàng tăng lên.

  • Ổn định mức bán
  • Duy trì sự trung thành của các khách hàng thân quen
  • Duy trì sự nhận biết về hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng

Nhóm hướng đến hình ảnh

  • Tập trung xây dựng và phát triển về danh tiếng cho thương hiệu
  • Quảng bá thương hiệu

3. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu nhất quán

Xuyên suốt trong chiến dịch quảng cáo, nếu doanh nghiệp xây dựng hệ thống nhận diện tốt sẽ là yếu tố tiên quyết giúp tăng khả năng nhận biết thương hiệu với khách hàng. Từ đó mà sản phẩm dịch vụ cũng như tên tuổi của thương hiệu có được khả năng cạnh tranh cao hơn. Mối quan hệ giữa thương hiệu và khách  hàng cũng sẽ được củng cố và tăng giá trị về vị thế của doanh nghiệp.

Bộ nhận diện thương hiệu của cocacola - Chiến lược quảng cáo
Bộ nhận diện thương hiệu của cocacola

Một bộ nhận diện thương hiệu tốt cần phải đảm bảo ít nhất 2 yếu tố là sáng tạo và nhất quán. Tất thảy những sản phẩm hay những phương tiện truyền tải của doanh nghiệp như logo, slogan, bao bì nhãn mác, băng rôn, biển quảng cáo, tờ rơi, poster,… Các sản phẩm dịch vụ có chuỗi nhà hàng, hệ thống văn phòng, phân phối, phương tiện vận tải đều phải được xây dựng nhất quán từ màu sắc, font chữ cho đến thông điệp truyền tải của chiến dịch.

Nếu bộ nhận diện thực sự ấn tượng thì đây sẽ là điểm giúp chiến lược quảng cáo của doanh nghiệp trở nên nổi bật và tuyệt vời hơn so với đối thủ.

4. Xác định thời điểm quảng bá thương hiệu

Thời điểm quảng bá thương hiệu phù hợp sẽ tạo sự thuận lợi để từ đó giúp chiến dịch có cơ hội thành công cao hơn. Xác định đúng thời điểm “ra quân” thì chiến dịch quảng cáo của bạn sẽ thắng lợi mà không tốn quá nhiều chi phí, tiết kiệm được thời gian và công sức hơn nhiều.

Thời điểm đúng cho một chiến dịch phải phù hợp với sản phẩm dịch vụ cung cấp cũng như hình ảnh thương hiệu mà doanh nghiệp xây dựng, nhu cầu của khách hàng hay xu hướng tiêu dùng của khách hàng.

Ví dụ như thương hiệu Everon, một thương hiệu cung cấp chăn gối đã vô cùng thành công khi đẩy mạnh chiến dịch quảng bá thương hiệu vào mùa Đông, giúp doanh thu của hãng tăng đáng kể.

5. Lựa chọn chiến thuật quảng bá thương hiệu

Tùy với mỗi phương tiện quảng cáo sẽ hướng đến những nhóm khách hàng khác nhau, ví dụ như phương tiện để quảng bá hình ảnh thương hiệu hay sản phẩm đối với những người lớn tuổi thường sẽ là quảng cáo trên truyền hình, đây là hình thức tiếp cận đến đối tượng khách hàng phù hợp. Doanh nghiệp nên dựa vào thói quen của nhóm đối tượng mục tiêu để lựa chọn được chiến lược quảng cáo phù hợp.

Mỗi phương tiện quảng cáo sẽ hướng đến những nhóm khách hàng khác nhau - Chiến lược quảng cáo
Mỗi phương tiện quảng cáo sẽ hướng đến những nhóm khách hàng khác nhau

Một số chiến thuật quảng cáo phổ biến:

  • OOH ( Out of home – quảng cáo biển tấm lớn, hộp đèn,…) hình thức quảng cáo ngoài trời có thể áp dụng cho hầu hết các thương hiệu
  • Quảng bá digital advertising (chiến lược quảng cáo trên mạng xã hội qua các công cụ như google, facebook, youtube,…)
  • Quảng bá bằng tài trợ, show, chương trình truyền hình, từ thiện,…
  • Với những chiến lược đã lên, bạn nên đào sâu chúng bằng các chiến lược chi tiết để không bị bỏ sót. Trong bước này bạn hãy nhớ cân đối ngân sách để lựa chọn phương thức quảng bá sao cho phù hợp mà vẫn đạt hiệu quả.

6. Hiện thực hóa bước 5 bằng hành động cụ thể

Nếu đã có những các gạch đầu dòng để thực hiện chiến dịch, hãy bắt tay vào làm và thực hiện chúng. Ví dụ như khi bạn xác định chiến dịch quảng cáo OOH- quảng cáo ngoài trời, bạn nên xác định là quảng cáo ở đâu thì các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp sẽ nhìn thấy, số lượng biển quảng cáo là bao nhiêu, chiến dịch quảng cáo trong bao lâu, thúc đẩy hiệu quả của chiến dịch bằng cách nào, từ đó thực hiện tất thảy các công việc để giúp cho quá trình chiến dịch thành công.

Hãy lao thẳng đến mục tiêu đã đặt ra bằng những hành động cụ thể - Chiến lược quảng cáo
Hãy lao thẳng đến mục tiêu đã đặt ra bằng những hành động cụ thể 

7. Lưu ý khi xây dựng chiến lượng quảng cáo thương hiệu

Với quá trình xây dựng chiến lược quảng cáo cho thương hiệu bạn cần lưu ý một vài điều sau đây:

Tuy chiến dịch đã được lên kế hoạch một cách cẩn thận và tỉ mỉ, nhưng trong quá trình hiện thực hóa chiến lược quảng cáo chắc chắn sẽ gặp phải những vấn đề phát sinh ngoài ý muốn, đòi hỏi đội ngũ thực hiện chiến dịch quảng cáo phải có sự linh hoạt trong cách triển khai chiến dịch.

Đừng lao vào các bẫy ngắn hạn - Chiến lược quảng cáo
Đừng lao vào các bẫy ngắn hạn

Trong quá trình quảng cáo thương hiệu, doanh nghiệp sẽ rất dễ bị cuốn vào các hoạt động hay chiến thuật ngắn hạn thúc đẩy doanh số kinh doanh. Đối với việc xây dựng thương hiệu thì đây là một cái “bẫy ngắn hạn” , chiến lược không nên chạy theo các chiến thuật ngắn hạn mà nên tập trung vào các mục tiêu dài hạn để phát triển bền vững.

Xem thêm: 8 mô hình kinh doanh online đang cực “Hot” mùa dịch

9 nội dung cốt lõi để làm nên một bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh

Kết

Quảng bá thương hiệu là điều cần thiết của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Hy vọng trong bài viết vừa rồi bạn đã tìm được câu trả lời cho quy trình xây dựng chiến lược quảng cáo hoàn hảo. Một chiến dịch quảng cáo thành công đòi hỏi rất nhiều yếu tố và việc bắt buộc là bạn cần phải tìm hiểu và cố gắng thực hiện đầy đủ tất thảy những yếu tố chủ chốt đó thì chiến dịch của doanh nghiệp mới có thể làm nên sự nổi bật và thành công. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết!