B2C (Business-to-Consumer) đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực thương mại điện tử, nơi mà giao dịch kinh doanh diễn ra trực tiếp giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Bằng cách cung cấp một nền tảng để doanh nghiệp kết nối trực tiếp với người tiêu dùng, B2C tận dụng sức mạnh của Internet và công nghệ số để tối ưu hóa trải nghiệm và tăng cường sự tiện lợi khi mua sắm cho khách hàng. Bài viết dưới đây sẽ giúp các nhà quản lý hiểu hơn về mô hình B2C và áp dụng thành công mô hình này trong kinh doanh.
Nội dung bài viết
1. Mô hình B2C là gì?
Mô hình B2C là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Business To Consumer, là mô hình kinh doanh mà trong đó, doanh nghiệp bán hàng, cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng ( khách hàng). Đây là một mô hình kinh doanh bán lẻ có cơ chế hoạt động đơn giản,nhanh gọn và mang lại hiệu quả cao.
Trong thời đại Internet phát triển như hiện nay, mô hình B2C đang trở nên ngày càng phổ biến và được các nhà quản lý, người đứng đầu doanh nghiệp lựa chọn bởi tính ưu việt của mình .Mô hình được công nhận là một trong những chiến lược kinh doanh hiệu quả,được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng và đã thành công.
2. Phân tích mô hình kinh doanh B2C
Đặc điểm mô hình B2C
-
Phân phối trực tiếp đến khách hàng và họ chính là người tiêu dùng cuối cùng
Với mô hình kinh doanh B2C, doanh nghiệp bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người mua hàng cá nhân mà không qua bất kì trung gian nào . Khách hàng thuộc mô hình B2C mua sản phẩm, dịch vụ để sử dụng cho mục đích các nhân, không phải để bán lại. Vì vậy, trong mô hình này, đối tượng khách hàng chính là người tiêu dùng cuối cùng.
-
Tính cạnh tranh cao
Các doanh nghiệp B2C thường đối mặt với mức độ cạnh tranh cao, vì trên thị trường có nhiều đối thủ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tương tự. Không giống như B2B, các doanh nghiệp thường có mối quan hệ cộng tác bền chặt, thì B2C có thể có rất nhiều nhà cung cấp khác nhau, mang lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn, đa dạng về sản phẩm, giá cả, mẫu mã,… Điều này thúc đẩy sự cải thiện liên tục của các doanh nghiệp để giữ chân khách hàng và chiếm lĩnh thị trường.
-
Quảng cáo và tiếp thị trực tuyến
Marketing chính là chìa khóa để giữ chân người tiêu dùng và mở rộng đối tượng tượng người tiêu dùng đối với doanh nghiệp,đối với các doanh nghiệp B2C thì quảng cáo và tiếp thị trực tuyến đóng vai trò sống còn đối với chiến lược xây dựng sự hiện diện thương hiệu đối với khách hàng. Doanh nghiệp B2C thường sử dụng các chiến lược quảng cáo và tiếp thị trực tuyến để tiếp cận tệp đối tượng khách hàng rộng lớn hơn thông qua Internet, các nền tảng mạng xã hội, hoặc các phương tiện truyền thông khác.
-
Phân phối và giao hàng linh hoạt
Mô hình kinh doanh B2C thường có xu hướng tập trung vào việc bán hàng trong thời gian ngắn hạn. Trong mô hình này, các giao dịch mua bán thường được thực hiện nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu ngay lập tức của người tiêu dùng cuối cùng. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng về thời gian giao hàng, doanh nghiệp B2C thường xuyên tìm kiếm các đối tác vận chuyển cũng như phương thức phân phối và giao hàng linh hoạt để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng.
-
Thường xuyên cập nhật sản phẩm/ dịch vụ
Do nhu cầu của khách hàng thay đổi liên tục, việc các doanh nghiệp B2C luôn phải cập nhật sản phẩm, dịch vụ của mình thường xuyên không chỉ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn để giữ vững lợi thế cạnh tranh của mình. Chẳng hạn như một doanh nghiệp trong mảng thời, cần cập nhật liên tục các mẫu mã mới, phù hợp với xu hướng thị trường thời trang hiện tại, phù hợp với thời tiết theo từng mùa.
Lợi ích của mô hình kinh doanh B2C
-
Tiết kiệm chi phí
Lợi ích đầu tiên mà mô hình B2C mang lại cho doanh nghiệp là tiết kiệm chi phí tối đa, từ chi phí cơ sở hạ tầng, điện nước cho đến chi phí nhân công. Bằng việc áp dụng phần mềm quản lý vào việc quản lý hàng tồn kho sẽ giúp doanh nghiệp phải thuê ít người hơn. Giảm được các chi phí ấy sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận. Bên cạnh đó, tiếp thị sản phẩm trên quy mô lớn, triển khai mã giảm giá trên trên các sàn thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tốn ít chi phí hơn để thu hút khách hàng so với các phương pháp truyền thống.
-
Giao tiếp trực tiếp với khách hàng
B2C cho phép khách hàng tương tác trực tiếp với doanh nghiệp theo nhiều cách khác nhau như : qua email, SMS, trang web doanh nghiệp, … Với nền tảng công nghệ và mạng xã hội hiện nay, doanh nghiệp có thể do lựa chọn và thử nghiệm để tìm ra cách tốt nhất để tạo ra trải nghiệm giao tiếp tốt với khách hàng. Từ đó dùng để tăng tần suất khách hàng ghé thăm website bán hàng của bạn và chuyển đổi lượng lớn khách truy cập thành khách hàng thân thiết.
-
Phạm vi tiếp cận rộng hơn
Việc sử dụng mạng xã hội và mua sắm trực tuyến đã không còn quá xa lạ với đại bộ phận khách hàng hiện nay. Đây là cơ hội để phát triển doanh nghiệp và tiếp cận khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Đồng thời, số lượng người sử dụng điện thoại di động cũng tăng lên đáng kể. Điều đó cũng có nghĩa là khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận các chiến dịch tiếp thị trực tuyến ngay trên điện thoại của mình, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thay vì chi quá nhiều để quảng cáo trên bảng quảng cáo ngoài trời.
-
Chu kỳ bán hàng ngắn
Mô hình B2C sở hữu chu kỳ bán hàng ngắn, vậy nên khách hàng sẽ không tốn quá nhiều thời gian để mua hàng. Hơn nữa, khách hàng không bị giới hạn về thời gian và địa điểm mua sắm nên doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả cho dịch vụ đặt hàng 24/7 thông qua tính năng này. Điều mà hầu hết các cửa hàng trực tuyến đang có. Đây được xem là một trong những biện pháp hữu ích giúp tối ưu trải nghiệm người tiêu dùng
Các mô hình B2C phổ biến hiện nay:
-
Mô hình bán hàng trực tiếp
Mô hình bán hàng trực tiếp giữa người mua và người bán đã ra đời từ rất lâu bởi những giao dịch trao đổi hàng hóa nhỏ lẻ từ xa xưa. Ngày nay, mô hình này vẫn được duy trì và phát triển điển hình là việc bán hàng của những nhà bán lẻ trực tuyến. Trong đó, các doanh nghiệp, cửa hàng nhỏ hoặc siêu nhỏ, các đại lý tạp hóa hoặc cá nhân bán hàng trực tuyến sẽ giữ vai trò là nhà cung cấp. Trong thời đại chuyển đổi số, các nhà cung cấp thường sẽ xây dựng cho mình những gian hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử hoặc có thể là các fanpage trên nền tảng mạng xã hội, những blog hoặc website bán hàng chuyên nghiệp. Đây sẽ là gian hàng để người bán đưa sản phẩm lên, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn và đặt mua.
-
Mô hình trung gian trực tuyến
Đây là một mô hình kinh doanh B2C phát triển trong nhiều năm trở lại đây. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ không phải là đơn vị trực tiếp sử hữu sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp ở đây sẽ đóng vai trò là đơn vị trung gian, kết nối giữa người bán với người mua hàng. Trung gian trực tuyến là là một mô hình kinh doanh B2C mới mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Những ví dụ điển hình thuộc mô hình này có thể kể đến Shopee, Tiki,… Việc kết nối người mua và người bán lại với nhau tạo ra cho các nền tảng này lợi nhuận rất lớn. Sẽ không quá khi nói rằng mô hình B2C trung gian này hoàn toàn có thể thay thế hình thức B2C bán hàng trực tiếp trong tương lai. Tuy nhiên, khi kinh doanh theo mô hình trung gian trực tuyến, doanh nghiệp sẽ cần sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả. Phần mềm có thể hỗ trợ doanh nghiệp xử lý đơn hàng, kho hàng, tiếp thị, lưu trữ thông tin khách hàng, theo dõi vận chuyển,…Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa chi phí nguồn nhân lực, thời gian và gia tăng doanh số.
-
Mô hình B2C dựa vào quảng cáo
Đây là một mô hình kinh doanh B2C hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghệ. Đặc thù của mô hình này chính là sử dụng các hình thức quảng cáo để thu hút khách hàng truy cập vào website bán hàng của doanh nghiệp. Phương pháp phổ biến mà doanh nghiệp thường sử dụng chính là dùng công cụ tối ưu SEO để tăng thứ hạng tìm kiếm trên Google từ đó thu hút lượng truy cập lớn từ người dùng. Nội dung chính là yếu tố quan trọng nhất để doanh nghiệp có thể thu hút lượng truy cập lớn vào website của mình. Do đó, doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình này thường dành sự tập trung phát triển nội dung tốt nhất cho mình.Từ lượng truy cập đó, doanh nghiệp sẽ hợp tác với bên thứ 3 để bán các sản phẩm, dịch vụ của họ. Doanh nghiệp cũng có thể nhận thêm các khoản chi phí từ việc cho thuê website để các bên thực hiện chạy quảng cáo.
Bài viết trên đã cho độc giả góc nhìn chi tiết hơn về mô hình kinh doanh B2C. Áp dụng tốt mô hình B2C sẽ giúp doanh nghiệp bán hàng duy trì lợi nhuận tốt cũng nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- TOP 10 Công ty Logistics Uy Tín Nhất Tại Việt Nam Năm 2022 – Clibme.com – Thư viện kiến thức Kinh tế – Tài Chính
- Những lợi thế mới của logistics trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu năm 2022 – Clibme.com – Thư viện kiến thức Kinh tế – Tài Chính
- Hiểu rõ Just-in-time: UNIQLO và 3 bí mật đằng sau chiến lược Quản trị tồn kho linh hoạt
- Những thách thức và giải pháp dịch vụ e-logistics cho thương mại điện tử ở Việt Nam hậu covid
Sinh viên thực hiện: Lê Nam Phong
Mã sinh viên : 21050975
Lớp: QH-2021-E KTQT CLC 2
Mã học phần: INE3104_9