Quản trị đa văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam trong thế kỷ 21

Quản trị đa văn hóa là một lĩnh vực hoạt động, phát triển quan trọng trong thời đại hội nhập. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị những hành trang gì trong giai đoạn này?

Văn hóa gắn liền với sự ra đời của nhân loại. Trong xã hội rộng lớn, mỗi doanh nghiệp được coi là một xã hội thu nhỏ. Quản trị đa văn hóa như một nghệ thuật ứng xử giữa các cá nhân trong tổ chức của nhiều nền văn hóa ở nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Chiến lược quản trị văn hóa tốt tạo nên bản sắc riêng biệt của mỗi doanh nghiệp trên thương trường. Nó tạo nên chất keo dính giữa các thành viên trong doanh nghiệp, điều phối hoạt động của các thành viên để hướng tới một mục tiêu chung vì sự phát triển của doanh nghiệp. Trong đại dịch hiện nay, quản trị đa văn hóa trong doanh nghiệp càng được đề cao hơn nữa, để giúp các doanh nghiệp luôn biết cách tái cơ cấu để sớm vượt qua khủng hoảng Covid-19.

Quản trị đa văn hóa
Quản trị đa văn hóa

Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và các cộng đồng trong quá khứ, hiện tại qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và cách thể hiện, đó là những yếu tố xác định đặc tính riêng có của mỗi dân tộc.

Theo các nhà nghiên cứu, đa văn hóa là sự tồn tại các nền văn hóa khác nhau trong cùng một không gian địa lý, vật lý hoặc xã hội. Tức là nó bao gồm tất cả sự khác biệt trong một khuôn khổ của văn hóa như tôn giáo, ngôn ngữ, chủng tộc, dân tộc hoặc giới tính. Đa văn hóa còn là một nguyên tắc giúp các nhà khoa học chứng minh đa văn hóa tồn tại trong tất cả các lĩnh vực và thúc đẩy chúng phát triển toàn diện.

Khác biệt văn hóa có thể hiểu là việc giữa hai hay nhiều nền văn hóa có những giá trị khác nhau, thậm chí trái ngược nhau tạo nên những nét riêng làm cho có thể phân định được các nền văn hóa. Hay nói cách khác, khác biệt về văn hóa là sự khác biệt về văn hóa giữa hai hay nhiều quốc gia.

Sự khác biệt về văn hóa là rào cản đáng kể đối với quá trình hiểu biết lẫn nhau. Chẳng hạn, các nền văn hóa có không gian tiếp xúc cá nhân không giống nhau. Con người ở một số nền văn hóa như Ả Rập và các nước châu Á thích đứng sát nhau khi đối thoại, trong khi người Bắc Âu hay Hoa Kỳ quen đối thoại với khoảng cách vừa phải.

Quản trị đa văn hóa giúp nhận thức được sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia để từ đó lý giải về khác biệt đối với cách hành xử của mỗi cá nhân trong các tổ chức ở các quốc gia trên thế giới. Nhờ đó chúng ta có thể thấy được đâu là cách thức để làm việc hiệu quả trong các tổ chức có sự tham gia của các nhân viên và khách hàng đến từ các nền văn hóa khác nhau.

Quản trị đa văn hóa miêu tả cách hành xử của các tổ chức khi hoạt động ở các quốc gia và các nền văn hóa khác nhau; so sánh những cách ứng xử giữa các quốc gia và các nền văn hóa với nhau; và hướng tới việc cố gắng hiểu và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa những người là đồng nghiệp, các nhà quản lý, khách hàng, các nhà cung ứng, và các đối tác liên kết đến từ các quốc gia và các nền văn hóa khác nhau.

Quản trị đa văn hóa là một trong những kỹ năng cần thiết để doanh nghiệp Việt không chỉ thu hút nhân tài nước ngoài mà còn có thể tạo ra văn hóa làm việc dung hòa giữa các nhân sự đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

Dung hòa sự khác biệt văn hóa - Quản trị đa văn hóa
Dung hòa sự khác biệt văn hóa

Ảnh hưởng của đa văn hóa đến hoạt động quản trị của doanh nghiệp Việt Nam 

Trong bối cảnh mở cửa hội nhập, các nền văn hóa từ nhiều quốc gia có sự giao thoa với nhau. Đứng trước những thách thức ấy, tại Việt Nam các doanh nghiệp cần có một chiến lược quản trị đa văn hóa tốt để sẵn sàng hội nhập mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần lưu ý 4 điểm sau trong quá trình vận hành chiến lược quản trị đa văn hóa tại công ty:

Quan niệm đối với thời gian

Nền văn hóa đơn tuyến trong  quản trị đa văn hóa: thời gian được trải dài, con người tập trung vào làm từng việc một theo kế hoạch đã lên trước, và họ không thích rời xa kế hoạch đã định sẵn của mình.

Nền văn hóa với quan niệm thời gian đa tuyến: con người thường tập trung vào nhiều nhiệm vụ/công việc cùng một lúc và ít bị lệ thuộc vào các thông tin chi tiết khi thực hiện các công việc này.

Định hướng thời gian (quá khứ, tương lai, và hiện tại)

Nền văn hóa quan tâm đến quá khứ: thường đánh giá cao và tôn trọng các giá trị truyền thống trong văn hóa của mình.

Nền văn hóa hướng tương lai trong quản trị đa văn hóa: doanh nghiệp thường dành sự quan tâm tới lợi nhuận trong dài hạn, những kế hoạch và kỳ vọng trong dài hạn.

Quyền lực (hệ thống cấp bậc và bình đẳng)

Với hệ thống cấp bậc: nhân viên thường làm theo những gì mà người quản lý vạch ra và phân công cho.

Với hệ thống bình đẳng: người quản quản trị đa văn hóa cũng tham gia vào quá trình thực hiện các công việc chứ không đơn thuần thể hiện vai trò định hướng và thường tham vấn đội ngũ nhân viên khi ra các quyết định quan trọng

Tính cạnh tranh

Có những nền văn hóa ở đó người quản trị đa văn hóa khuyến khích tính cạnh tranh giữa đội ngũ nhân viên để phát huy tinh thần trách nhiệm và tính sáng tạo.

Song có những nền văn hóa, người quản lý khuyến khích sự hợp tác và chú trọng tạo môi trường làm việc hòa hợp và thuận lợi cho đội ngũ nhân viên.

Tính cạnh tranh trong văn hóa - Quản trị văn hóa
Tính cạnh tranh trong văn hóa

Hoạt động (action: doing or being – làm gì hoặc là gì)

Nhiều công ty được xếp vào nhóm “doing cultures” khi họ thường chú trọng vào thực hiện các công việc với những khung thời gian và thang đo lường hiệu quả đã được định rõ.

Trong khi đó, với “being cultures”, tầm quan trọng được đặt vào tầm nhìn tương lai mà doanh nghiệp phấn đấu đạt được trong quản trị đa văn hóa.

Không gian (riêng tư hay chung)

Quản trị đa văn hóa còn được thể hiện ở ý niệm không gian, ở đó một số nền văn hóa coi trọng sự riêng tư của mỗi cá nhân trong môi trường làm việc chung, trong khi một số nền văn hóa khác lại ngược lại.

Giao tiếp

Các nền văn hóa “ngữ cảnh cao” hay “ngữ cảnh thấp” cũng ảnh hưởng đến cách thức làm việc của nhà quản trị đa văn hóa.

Sự giao tiếp - Quản trị đa văn hóa
Sự giao tiếp

Cấu trúc tổ chức

Chủ nghĩa cá nhân hay chủ nghĩa tập thể có ảnh hưởng đến hoạt động quản trị đa văn hóa trong việc tổ chức và phân bổ quyền lực đến từng thành viên hay đến các nhóm trong doanh nghiệp

Phương thức lãnh đạo trong môi trường đa văn hóa

Trên thực tế, một số tổ chức chỉ có những người đến từ một nền văn hóa, nhưng không ít nơi thuê người từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Sâu xa hơn, tác động của toàn cầu hóa khiến cho đối tác của nhiều công ty không chỉ là những tổ chức bên ngoài mà còn là chính các bộ phận trong tổ chức của mình.

Vì những lý do này, các nhà lãnh đạo trong thế kỷ 21 cần phải thành thạo việc quản lý nguồn nhân lực đa văn hóa. Họ cần nhanh chóng nắm bắt đặc điểm của các nền văn hóa, bởi nó có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành hành vi.

Các nhà lãnh đạo cũng cần biết cách xây dựng lối quản trị đa văn hóa tích cực và phù hợp với hướng phát triển của tổ chức. Nếu không làm được điều này, họ sẽ không có được những đối tác và nhân viên tốt nhất, và cũng không thể nhờ đến những sức mạnh mà văn hóa mang lại.

Văn hóa diễn ra ở các cấp độ khác nhau. Một mặt, các cá nhân bị tác động bởi nền tảng đạo đức, chủng tộc, tôn giáo và quốc gia. Mặt khác, họ bị ảnh hưởng bởi những tiêu chuẩn, lý tưởng, giá trị và kinh nghiệm. Ở một cấp độ nào đó, họ bị tác động bởi quản trị đa văn hóa của tổ chức.

Lãnh đạo trong môi trường đa văn hóa - Quản trị đa văn hóa
Lãnh đạo trong môi trường đa văn hóa

Văn hóa rất phức tạp và đa dạng. Tuy nhiên, lãnh đạo có thể định hình được văn hóa của khách hàng, đối tác hoặc nhân viên qua các điểm sau:

Biểu tượng: Với một tổ chức, biểu tượng có thể là tôn chỉ, logo, trang phục… Với một cá nhân, biểu tượng là lòng trung thành, chủng tộc và nền tảng đạo đức. Trang phục, điệu bộ và tôn giáo là một vài dẫn chứng về biểu tượng của những người ở các nền văn hóa khác nhau.

Hình mẫu: Các cá nhân hoặc các nhóm có những hình mẫu mà họ tôn thờ – những người tạo ra niềm tin và tinh thần cho họ. Nhà quản trị đa văn hóa cần nhận ra những hình mẫu này có thể là những nhân vật huyền thoại hoặc có thể chính là cha mẹ, bạn bè, người hướng dẫn hoặc những người nổi tiếng trong nền văn hóa của họ.

Ngôn ngữ: Mọi người thường có xu hướng phát triển một thứ ngôn ngữ chung. Nhưng nếu nhà quản trị đa văn hóa chú ý đến phương ngữ, biệt ngữ, hay tiếng lóng sẽ hiểu được những khác biệt về từng người đến từ từng nền văn hóa khác nhau này. 

Phong tục và tập quán: Đây có thể là những nghi thức, những ngày kỷ niệm để ghi nhớ các dấu mốc quan trọng. Với một tổ chức hoặc một nhóm, đó có thể là các sự kiện như một bữa tiệc hàng năm, một buổi trao thưởng, ngày dành cho những người sáng lập hay những ngày tương tự như thế. Với một cá nhân, đó có thể là phong tục đến một nơi nào đó thuộc về tôn giáo, tham dự các lễ hội hoặc có thể là cách người dành thời gian cho gia đình và bạn bè.

Những giá trị cốt lõi: Giá trị là trọng tâm cho sự tồn tại của cá nhân và tổ chức. Chúng xác định cách làm mọi việc, xác định các hành vi được xem là tốt hay xấu. Các nhà quản trị đa văn hóa phải hiểu được giá trị của con người nếu họ muốn xây dựng lòng tin và dẫn dắt một cách thực sự hiệu quả.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ chân thực về quản trị đa văn hóa trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam hãy chuẩn bị cho mình một hành trang cũng như chiến lược rõ ràng, linh hoạt để hòa nhập mà không hòa tan, đặc biệt là trong giai đoạn bước ra từ khủng hoảng của đại dịch Covid-19.

Họ và Tên : Trần Thị Thanh Huyền

Mã sinh viên : 10951493