Quản lý tài chính cá nhân là việc làm không thể thiếu và là con đường ngắn nhất đến với tự do tài chính. Nếu không quản lý tốt những gì bạn đang có thì nó có thể biến mất bất cứ lúc nào, tiền cũng vậy. Áp dụng triệt để 5 cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả sẽ giúp bạn tập trung tối đa vào những thứ mình muốn.
Nội dung bài viết
1. Tài chính cá nhân là gì?
Tài chính cá nhân là tất cả những khoản thu chi liên quan đến tiền bạc cho gia đình và cá nhân, bao gồm: thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm hay đầu tư… Hiểu đơn giản hơn đó là tìm cách để sử dụng số tiền bạn có một cách hiệu quả và đúng đắn nhất.
Tài chính cá nhân được hiểu là một thuật ngữ chỉ việc quản lí tiền của cá nhân, tiết kiệm và đầu tư; bao gồm việc lập ngân sách, sử dụng các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, thế chấp, đầu tư, lên kế hoạch nghỉ hưu, kế hoạch thuế và lập di chúc chia tài sản.
Thuật ngữ tài chính cá nhân hiện cũng thường đề cập đến toàn bộ ngành công nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính cho các cá nhân và hộ gia đình, cũng như tư vấn cho họ về các cơ hội tài chính và đầu tư. Mục đích của tài chính cá nhân đó chính là nhằm mục đích để đáp ứng các mục tiêu tài chính cá nhân, ví dụ cụ thể như có đủ tiền trả cho nhu cầu tài chính ngắn hạn, lên kế hoạch khi nghỉ hưu hoặc tiết kiệm cho con cái vào trường đại học.
Mọi thứ phụ thuộc vào thu nhập, chi phí, yêu cầu sinh hoạt, mục tiêu và mong muốn cá nhân và đưa ra một kế hoạch để đáp ứng những nhu cầu đó trong những giới hạn tài chính của bản thân. Nhưng nhằm mục đích để tận dụng tối đa thu nhập và tiết kiệm, điều quan trọng mà các chủ thể cần đó là phải hiểu biết tài chính, nhờ vậy có thể phân biệt giữa lời khuyên tốt với xấu, và đưa ra quyết định sáng suốt.
2. Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?
Quản lý tài chính cá nhân có tác động không nhỏ đến các khoản chi tiêu, đầu tư, tiết kiệm cho bản thân và gia đình. Việc này mang lại một số lợi ích như:
- Quản lý để biết rõ dòng tiền của mình
- Tài chính ổn định hơn
- Dễ dàng đạt mục tiêu tài chính riêng
- Chủ động trong mọi trường hợp
- Hạn chế và kiểm soát khoản nợ
- Tăng khối lượng tài sản
- Mức sống cá nhân được nâng cao
3. 2 Cách quản lý tài chính cá nhân bạn nên áp dụng
3.1 Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50/30/20
- 50% tổng thu nhập cho nhu cầu thiết yếu: Những khoản chi cố định như tiền điện, nước, xăng xe, ăn uống hoặc thuê nhà… Để xác định được gần chính xác nhất các khoản này, bạn có thể theo dõi hóa đơn, lịch sử chi của các tháng trước.
- 30% tổng thu nhập cho chi phí linh hoạt: Những khoản chi cho mục này bao gồm: mua sắm, chi phí phát sinh, giải trí… Nếu có thể bạn nên hạn chế chi tiêu ở khoản này vì suy ra đây không phải là mục chi tiêu thiết yếu và đôi lúc bạn chỉ đang mua sắm theo cảm tính của mình mà thôi.
- 20% còn lại cho tích lũy: Đây là khoản tiền mua được sự yên tâm cho bạn và gia đình. Tuy nhiên nếu tình hình tài chính chưa quá ổn định, bạn có thể cân nhắc thử nghiệm trước khoảng 10 hoặc 15%, sau đó tăng dần lên.
3.2 Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 6 cái lọ
Phương pháp 6 chiếc lọ là phiên bản chi tiết hơn so với phương pháp 50-30-20 đã giới thiệu phía trên. Bạn sẽ chia số tiền tổng thu nhập của mình thành 6 phần khác nhau để sử dụng cho các mục đích: thiết yếu, tiết kiệm, học hỏi, hưởng thụ, đầu tư và từ thiện. Quy tắc 6 chiếc lọ thường dành cho người mới bắt đầu tập quản lý tài chính cá nhân.
Cha đẻ của quy tắc này cho biết, bạn bắt đầu với bao nhiêu tiền không quan trọng, mà bạn luôn phải chia tiền vào 6 chiếc lọ tài chính này.
Quy tắc 6 chiếc lọ được hiểu một cách đơn giản nhất là việc phân chia thu nhập của bạn thành 6 phần đựng trong 6 lọ khác nhau. Mỗi lọ sẽ được sử dụng cho một mục đích riêng.
4. 4 Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
4.1 Xác định nguồn ngân sách
Đầu tiên, hãy liệt kê tất cả các nguồn thu nhập mà bạn có được. Nhưng nhớ là những khoản thu cố định thôi nhé, và càng chi tiết nhất có thể càng tốt. Đây là bước cơ bản để bạn tiến hành việc tính toán cũng như phân bổ chi tiêu sao cho hợp lý.
4.2 Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng
Nếu có thể, hãy không sử dụng thẻ tín dụng. Các hạn mức thẻ lớn, ưu đãi hấp dẫn cho người thanh toán qua thẻ tín dụng sẽ dễ khiến bạn “quá trớn” bởi những lần vung tay mua sắm. Và nếu như đã lỡ sử dụng, hãy kiểm soát nó thật gắt gao.
4.3 Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời
Có rất nhiều hình thức đầu tư khác nhau mà bạn có thể tìm hiểu qua Internet hoặc hỏi han các mối quan hệ xung quanh mình. Tuy nhiên bạn đã từng nghe qua về bảo hiểm liên kết đầu tư chưa? Đây là sản phẩm bảo hiểm đang được nhiều khách hàng yêu thích và lựa chọn nhiều hơn so với các gỏi bảo hiểm khác tại Generali. Nguyên nhân là vì bạn vừa có thể đầu tư sinh lời, vừa có thể bảo vệ cho những người thân của mình trong các vấn đề về sức khỏe.
Xem thêm: KHỞI NGHIỆP HẬU COVID 19 – ĐIỂM MẶT NHỮNG LƯU Ý NHÀ ĐẦU TƯ KHÔNG NÊN BỎ LỠ
4.4 Đảm bảo 3 yếu tố: Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt
Việc đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc quản lý tài chính sẽ có tác động rất lớn đối với kết quả bạn nhận được. Và tất nhiên để có thể có kết quả tốt, bạn cũng cần kiên nhẫn thực hiện trong một thời gian dài.
Mọi cách thức quản lý chi tiêu cũng chỉ là lý thuyết. Bạn có thể linh hoạt thay đổi các khoản chi tiêu tùy thuộc vào tình hình tài chính của gia đình hoặc nhu cầu của bản thân. Đừng quá cứng nhắc sẽ khiến bạn dễ nản lòng vì các khoản tiền phân bố không được như “công thức”.
5. 5 bí quyết giúp bạn quản lý tài chính cá nhân tốt hơn
5.1 Liệt kê các mục tiêu tài chính càng chi tiết càng tốt
Liệt kê ra tất cả mục tiêu về quản lý tài chính mà bạn muốn đạt được. Và nên nhớ là càng cụ thể càng tốt, sau đó hãy sắp xếp theo các thứ tự ưu tiên sau:
- Các mục tiêu ngắn hạn như việc tiết kiệm một khoản đủ để đi du lịch
- Các mục tiêu lâu dài: trả nợ, nghỉ hưu sớm hoặc mua nhà…
- Các mục tiêu ngắn hạn: giảm thiểu chi tiêu, hạn chế hoặc không sử dụng thẻ tín dụng
5.2 Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp
Kế hoạch quản lý tài chính luôn là bước quan trọng để bạn thực hiện được các mục tiêu của mình. Để phần kế hoạch được rõ ràng hơn nữa, bạn có thể thêm vào nhiều bước thực hiện hoặc các cột mốc quan trọng để tiện theo dõi. Kế hoạch thường thấy sẽ gồm có mục tiêu thiết lập phần ngân sách hàng tháng và các kế hoạch chi tiêu rõ ràng, ngoài ra là thoát nợ nếu có.
Kế hoạch tài chính cá nhân được hiểu ngắn gọn là bảng kế hoạch về việc sử dụng dòng tiền trong thu nhập – chi tiêu – tích lũy – đầu tư của một cá nhân. Thông qua bảng này, bạn sẽ nắm được cụ thể tình hình tài chính của bản thân, từ đó thiết lập các mục tiêu tiếp theo cũng như phân bổ hợp lý các nguồn lực.
5.3 Không nên có nợ xấu
Các khoản nợ xấu về lâu dài sẽ gây ra nhiều trở ngại cho kế hoạch và mục tiêu tài chính của bạn. Một vài bí quyết giúp bạn nhanh chóng trả hết phần nợ:
- Thanh lý những món đồ không dùng đến nữa để có thêm tiền.
- Tìm và làm một công việc ngoài giờ khác đẻ thời gian trả nợ được rút lại.
- Tìm các khoản có thể tạm thời cắt giảm ngân sách để tập trung vào phần trả nợ
Xem thêm: QUAN TRỌNG!!! VAY NỢ NGÂN HÀNG – 9 PHƯƠNG THỨC VAY VÀ 5 LƯU Ý
5.4 Tìm lời khuyên từ các chuyên gia
Các chuyên gia tài chính sẽ có góc nhìn tốt và nhiều kinh nghiệm hơn để có thể giúp bạn có mong muốn đầu tư từ số tiền “nhàn rỗi”.
Mỗi cách đầu tư đều có phần rủi ro, nhưng tùy vào tình hình tài chính cũng như nhu cầu bản thân, các cố vấn tài chính sẽ có thể hỗ trợ bạn đầu tư theo cách phù hợp và ít rủi ro nhất có thể. Nếu cảm thấy các chuyên gia không đủ tin tưởng, bạn có thể hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước như bố mẹ, anh chị, đồng nghiệp…
6. Công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
6.1 Sử dụng sổ ghi chép
Một quyển sổ nhỏ mang theo bên mình để ghi chép các khoản chi tiêu có thể giúp bạn kiểm soát tốt tài chính. Hoặc nếu bạn có thể chủ động ghi ra trước các đề mục dự định chi sẽ tốt hơn, sau đó chỉ cần bổ sung số tiền thực tế.
6.2 Quản lý tài chính với sổ Kakeibo
Là một phương pháp được người Nhật sử dụng rộng rãi. Mỗi khi có ý định chi tiêu, bạn phải trả lời 4 câu hỏi để chắc chắn về việc chi tiêu của bản thân. Bao gồm:
- Bạn hiện có bao nhiêu tiền?
- Bạn đang muốn tiết kiệm bao nhiêu?
- Bạn sẽ chi bao nhiêu tiền cho việc này?
- Bạn cải thiện chi tiêu bằng cách nào?
6.3 Tận dụng app quản lý tài chính trên điện thoại
Phương pháp giống phương pháp đầu tiên, nhưng thay vì ghi vào sổ tay, bạn sẽ thực hiện thông qua app quản lý tài chính trên điện thoại sẽ biết được biểu đồ thu chi tổng quan của mình. Bên cạnh đó, hiện nay có một số ngân hàng tích hợp app quản lý tài chính trên điện thoại, bạn có thể tham khảo tại: TOP 10 NGÂN HÀNG TỐT NHẤT HIỆN NAY
Tóm lại, cách quản lý tài chính cá nhân của mỗi người sẽ không giống nhau. Và bạn cũng có thể thay đổi linh hoạt làm sao để phù hợp với mức sống, nhu cầu của mình nhất là được. Điều mà bạn cần nhớ là hãy lập kế hoạch ngay và kiên trì thực hiện nó đủ lâu, ít nhất là đến khi bạn đã thanh toán hết nợ và có khoản tiền dự phòng đủ.
Xem thêm các bài viết bổ ích tại: https://vnexpress.net/podcast/tai-chinh-ca-nhan
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hoài Thu
Mã sinh viên: 20050358
Mã lớp học phần: INE3104 6