Xu hướng phát triển xanh đang dần trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Với mục tiêu vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ được môi trường, xu thế thế giới đã hướng tới phát triển sản xuất và tiêu dùng bền vững, tái tạo tài nguyên theo chu trình khép kín, nhằm giảm thiểu tối đa xả thải ra môi trường, mang lại giá trị kinh tế – xã hội.
Vậy phát triển xanh là gì? Những giải pháp nào dành cho doanh nghiệp tại Việt Nam để trở thành một doanh nghiệp xanh? Trong bài viết này sẽ giúp bạn tổng hợp những kiến thức về phát triển xanh và doanh nghiệp xanh.
Nội dung bài viết
Phát triển xanh là gì?
Phát triển xanh là một khái niệm xem xét các tác động xã hội và môi trường tới sự phát triển của nền kinh tế. Phát triển xanh chủ yếu liên quan đến lĩnh vực phát triển bất động sản. Nó xem xét ba khía cạnh: khả năng đáp ứng với môi trường, hiệu quả sử dụng tài nguyên, cũng như tính nhạy cảm của cộng đồng và văn hóa.
Khả năng đáp ứng với môi trường liên quan đến việc tôn trọng giá trị nội tại của tự nhiên và giảm thiểu thiệt hại đối với hệ sinh thái . Hiệu quả nguồn lực liên quan đến việc sử dụng ít tài nguyên hơn để bảo tồn năng lượng và môi trường, trong khi tính nhạy cảm của cộng đồng và văn hóa liên quan đến việc thừa nhận và chấp nhận các giá trị văn hóa độc đáo mà mỗi cộng đồng lưu giữ trong quá trình phát triển.
Hơn nữa, bảo vệ các môi trường sống quan trọng , sử dụng hiệu quả đất đai, năng lượng, nước, v.v., bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng, xem xét các kho báu khảo cổ và tài nguyên văn hóa là một số khía cạnh quan trọng cần xem xét trong phát triển xanh. Trong khi loại hình phát triển này hỗ trợ thiên nhiên và cộng đồng, nó cũng mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ sở hữu và người thuê.
Nói chung, khi chúng ta sử dụng thuật ngữ ‘’xanh’’ trước một từ, chúng ta không chỉ đề cập đến một màu sắc, mà chúng ta đang đề cập đến việc bảo vệ môi trường. Hơn nữa, sự quan tâm đến phong trào ‘’xanh’’ và thân thiện với môi trường có thể thấy ở nhiều lĩnh vực, từ thời trang, bất động sản đến kinh tế.
Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về phát triển xanh và những điều cần lưu ý về vấn đề này. Bởi xu thế kinh tế xanh mà toàn thế giới đang hướng đến hiện tại. Hãy cùng tìm hiểu và đưa ra cho mình những phương án kinh doanh thật hiệu quả và đem về lợi nhuận tối đa nhất.
Khái niệm doanh nghiệp xanh
Kinh tế xanh (Greeen Economic) là khái niệm đã trở nên quen thuộc với các nền kinh tế trên thế giới. Đây là một nền kinh tế nhằm cải thiện đời sống con người và tài sản xã hội; đồng thời, chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi trường và sự khan hiếm tài nguyên (theo Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc – 2010).
Hiện nay, kinh tế xanh được hiểu là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: Kinh tế – xã hội – môi trường. Kinh tế xanh có tính chất bền vững, có nghĩa đó là những hoạt động (trong nền kinh tế) tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị có ích lợi, hướng đến phát triển cuộc sống của cộng đồng xã hội con người (đặc biệt là yếu tố văn hóa); đồng thời, những hoạt động này thân thiện với môi trường (thành tố quan trọng). 3 yếu tố này được cân bằng sẽ thỏa mãn tính bền vững.
Doanh nghiệp xanh là gì?
Theo khảo sát của Nielsen đưa ra trong hội thảo “Chiến lược thương hiệu gắn liền với phát triển xanh”, 45% số người được hỏi trên toàn cầu sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho sản phẩm thân thiện với môi trường, 41% sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho bao bì thân thiện với môi trường,…
Người tiêu dùng Việt Nam trong thời đại 4.0 cũng không nằm ngoài xu thế trên. Họ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến thực phẩm xanh, dịch vụ xanh và doanh nghiệp xanh. Các doanh nghiệp xanh luôn thu hút người tiêu dùng vì sự quan tâm và bảo vệ môi trường, giúp cho đời sống của người lao động ngày một tốt lên. Đặc biệt, luôn không ngừng sáng tạo, cải tiến sản phẩm để giảm thiểu tối đa những tác động xấu đến môi trường.
Doanh nghiệp xanh (Green Business) là doanh nghiệp không gây ra tác động tiêu cực đối với môi trường địa phương hoặc trái đất, đối với cộng đồng hay nền kinh tế. Để một doanh nghiệp được đánh giá “Doanh nghiệp Xanh” cần phải dựa vào 3 yếu tố, tiêu chí chính bao gồm:
– Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Tuân thủ các qui chuẩn, tiêu chuẩn môi trường;
– Tuân thủ về hồ sơ quản lí môi trường cùng các vấn đề liên quan khác.
Việc trở thành doanh nghiệp xanh giúp cho bản thân doanh nghiệp có môi trường làm việc trong lành, giảm thiểu tối đa được những hệ lụy với môi trường sống, với xã hội, góp phần tạo thương hiệu và sự ủng hộ của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức đối với doanh nghiệp trong xu hướng tiêu dùng xanh.
Một là, sự lựa chọn giữa lợi nhuận và môi trường. Tất cả các ngành kinh doanh đều tạo ra rác thải. Với một số ngành có thể chỉ bao gồm giấy loại hoặc nước thải nhưng với một số ngành khác lại là những chất thải độc hại, nguy hiểm, đòi hỏi phải có phương pháp xử lý đặc biệt.
Dù doanh nghiệp thải ra bất kỳ loại rác thải hay khối lượng rác như thế nào,cũng phải chi phí rất tốn kém. Doanh nghiệp phải trả tiền 2 lần cho tất cả những gì doanh nghiệp sử dụng, 1 lần khi doanh nghiệp mua và lần thứ hai là khi doanh nghiệp bỏ đi. Do đó, việc cân bằng giữa lợi nhuận và thực hiện xanh hóa sẽ có thể khiến lợi nhuận doanh nghiệp sụt giảm do chi phí tăng cao. Tuy nhiên, nếu thực hiện một cách hợp lý, doanh nghiệp có thể nâng cao đồng bộ tính hiệu quả, năng suất và hình ảnh của doanh nghiệp.
Hai là, sự thiếu hụt về mặt hệ thống, chính sách nhằm phát triển doanh nghiệp xanh. Mặc dù doanh nghiệp sẽ phải rót thêm một khoản vốn đầu tư ban đầu khá cao nếu thực hiện các dự án về sản xuất xanh. Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp vay vốn để phát triển xanh, trong khi không có nguồn lực dành cho việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững của Chính phủ trong kế hoạch trung hạn, nên nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà với phát triển xanh.
Các bước để trở thành doanh nghiệp xanh
– Bước 1: Tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ môi trường
Để trở thành một doanh nghiệp xanh, doanh nghiệp nên thực hiện những gì mình đã đề ra. Điều này có nghĩa là tuân thủ đúng tất cả những nguyên tắc bảo vệ môi trường liên quan tới công việc kinh doanh. Đồng thời thì việc doanh nghiệp thực hiện mình đã đề ra thì không chỉ góp phần bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó thì nó còn giúp cho doanh nghiệp kinh doanh và hoạt động theo đúng những quy định của pháp luật.
– Bước 2: Phát triển một hệ thống quản lí môi trường
Việc phát triển này sẽ dự trên việc điều hành một doanh nghiệp xanh đồng nghĩa với việc tạo ra một không gian làm việc thân thiện với môi trường và sử dụng có hiệu qua các nguồn năng lượng. Khống những thế mà khi doanh nghiệp đưa ra đucợ một kế hoạch quản lí môi trường hợp lí sẽ có tác dụng giảm thiểu tối đa các tác động môi trường và khuyến khích việc thực hành doanh nghiệp xanh.
– Bước 3: Thiết lập Văn phòng xanh
Nếu doanh nghiệp đang có kế hoạch mở một Văn phòng mới hay nâng cấp Văn phòng hiện tại. Thì điều cần thực hiện và lưu ý ở đây là Văn phòng đó sẽ là một “Văn phòng xanh” theo đúng nghĩa của nó từ các thiết bị văn phòng, hệ thống ánh sáng sử dụng năng lượng hiệu quả.
– Bước 4: Mua sắm xanh
Doanh nghiệp cần phải cân nhắc mua các sản phẩm thân thiện với môi trường như:
+ Các sản phẩm từ vật liệu tái chế hoặc đã qua sử dụng;
+ Chế phẩm sinh học;
+ Các sản phẩm không gây độc hại;
+ Các sản phẩm tiết kiệm năng lượng;
+ Các sản phẩm có thể làm mới hoặc tái chế;
+ Các sản phẩm nội địa ví dụ như thực phẩm hữu cơ bản địa.
– Bước 5: Sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng
Việc sử dụng hợp lí nguồn năng lượng chính là một phương thức kinh doanh thông minh. Đây là một trong những bước dễ dàng và hiệu quả nhất giúp cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận, và tạo giá trị cho doanh nghiệp.
Do đó sử dụng năng lượng hiệu quả chính là nhân tố chính của chiến lược quản lí môi trường của doanh nghiệp. Một số ví dự về sử dụng năng lượng hiệu quả như sau:
+ Mua sắm các thiết bị và vật dụng văn phòng tiết kiệm năng lượng;
+ Hướng dẫn sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng cho nhân viên;
+ Tìm kiếm và sử dụng các nguồn năng lượng xanh hoặc năng lượng tái chế.
– Bước 6: Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải
Tất cả các ngành kinh doanh đều tạo ra rác thải. Với một số ngành có thể chỉ bao gồm giấy loại hoặc nước thải nhưng với một số ngành khác lại là những chất thải độc hại hay nguy hiểm, đòi hỏi phải có phương pháp xử lí đặc biệt. Dù doanh nghiệp thải ra bất kì loại rác thải hay khối lượng rác như thế nào nó cũng rất tốn kém. Doanh nghiệp phải trả tiền hai lần cho tất cả những gì doanh nghiệp sử dụng, một lần khi doanh nghiệp mua và lần thứ hai là khi doanh nghiệp bỏ đi.
Vì thế hạn chế rác thải sẽ tiết kiệm tiền cho doanh nghiệp. Ngoài việc cắt giảm chi phí thu dọn, các phương pháp giảm thiểu rác thải cũng giúp tiết kiệm chi phí mua nguyên liệu thô, các vật dụng và thiết bị văn phòng. Thêm nữa, nếu thực hiện một cách hợp lí doanh nghiệp có thể nâng cao đồng bộ tính hiệu quả, năng suất và hình ảnh của doanh nghiệp. Qui trình quản lí rác thải trong quá trình vận hành kinh doanh gồm:
+ Dùng các sản phẩm đã qua sử dụng hoặc tái chế;
+ Loại bỏ những sản phẩm đóng gói không cần thiết;
+ Tối ưu hóa việc sử dụng các sản phẩm từ giấy hoặc các sản phẩm tự phân hủy, thân thiện với môi trường.
– Bước 7: Tiết kiệm nước
Sử dụng nước hợp lí, doanh nghiệp không chỉ giúp bảo vệ nguồn tài nguyên quí giá này mà còn giảm thiểu những chi phí liên quan tới việc mua, làm nóng, sử dụng và xử lí nước.
– Bước 8: Xây dựng chiến lược marketing xanh
Doanh nghiệp cần phải hoạch định chiến lược marketing cho mình. Thêm khẩu hiệu “xanh” và các nhãn sinh thái vào chiến lược marketing sẽ có tác dụng quảng bá thương hiệu và bảo đảm thị phần của doanh nghiệp đối với số lượng khách hàng có quan tâm tới việc bảo vệ môi trường.
Tìm hiểu thêm: DOANH NHÂN DOANH NGHIỆP XANH