ODA và sự cần thiết trong quản lý vốn vay ở Việt Nam

Trước hết, ODA là một nguồn ngoại lực quan trọng ở Việt Nam. Nguồn vốn này đã có những đóng góp quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Đây là một nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước và được phân bổ ưu tiên cho các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kinh tế ở Việt Nam.

 

1. Những điều cần biết về “hỗ trợ phát triển chính thức”- ODA ở Việt Nam

ODA là gì???

ODA là nguồn vốn dành cho các nước đang phát triển và các tổ chức đa phương, được các cơ quan chính thức của các chính phủ trung ương và địa phương hoặc các cơ quan thượng thừa hành của chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ tài trợ. Khoản vay này được thỏa mãn các điều kiện sau: (i) Mục đích chính là thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi của các nước đang phát triển và (ii) Vốn không hoàn lại chiếm ít nhất 25% – Theo Uỷ ban viện trợ phát triển.

Năm 2019, Việt Nam có 51 nhà tài trợ trong đó 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương. Hiện nay, những đất nước đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhiều nhất có thể kể đến Hàn, Nhật Bản, Liên Minh Châu Âu,…Trong đó, vốn ODA  tập trung vào những dự án liên quan đến công nghệ, bất động sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên, các hoạt động sản xuất như gia công, lắp ráp,….

Các nước đầu tư vào Việt Nam. Nguồn: OECD

      Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là những nhà tài trợ lớn nhất trong nhóm các nhà tài trợ đa phương, với tổng vốn tài trợ tương ứng 20,1 tỷ USD và 14,23 tỷ USD trong giai đoạn 2015-2019.

Trong giai đoạn này, phần lớn vốn ODA được chi cho phát triển cơ sở hạ tầng để tái cấu trúc nền kinh tế thông qua áp dụng các phương thức sản xuất hiện đại. Sự chú trọng vào cải thiện cơ sở hạ tầng quy mô lớn vẫn được duy trì trong giai đoạn đến năm 2020, với các dự án trọng điểm quốc gia sử dụng vốn ODA như: đường vành đai 3: Mai Dịch – Nam Thăng Long, cao tốc Nội Bài – Lào Cai, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, cầu Vĩnh Thịnh, cầu Nhật Tân, và đường liên kết các Nhà ga ở Sân bay quốc tế Nội Bài.

Vào năm 2019, Việt Nam vẫn đứng thứ 3 trong số các quốc gia nhận viện trợ trên toàn thế giới về thu hút vốn ODA, chỉ sau Afga-nis-tan và  Ấn Độ.

2. Vai trò của ODA

ODA có vai trò như thế nào đối với kinh tế - xã hội ở Việt Nam

  • ODA là nguồn vốn bổ sung giúp các nước nhận viện trở đảm bảo chi đầu tư phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của đất nước
  • ODA giúp các nước đang phát triển cải thiện nguồn nhân lực và tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật
  • ODA giúp các nước đang phát triển xóa đói giảm nghèo
  • ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành cán cân thanh toán quốc tế của các nước đang phát triển
  • ODA giúp các nước đang phát triển tăng cường năng lực và thể chế.

3. Thực trạng ODA của Việt Nam hiện nay.

Hiện nay việc sử dụng ODA ở Việt Nam có thực sự hiệu quả?

Trong giai đoạn 2015-2019, huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi đạt 12,553 tỷ USD, trong đó vốn vay là 12,04 tỷ USD (vay ODA: 9,169 tỷ USD, vay ưu đãi: 2,871 tỷ USD), viện trợ không hoàn lại là 513 triệu USD.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài cấp phát từ ngân sách Trung ương tính đến ngày 31/10/2020 ước đạt 18.089 tỷ đồng, bằng 30,15% so với kế hoạch giao. Mức giải ngân này cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái cả về giá trị (12.367 tỷ đồng) và tỷ lệ (27,09%). Điều này cho thấy tỷ lệ giải ngân ước 10 tháng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đã có sự chuyển biến tích cực so với các tháng đầu năm.

Mặc dù còn khá nhiều khó khăn, nhất là những vướng mắc mang tính cố hữu từ trước tới nay vẫn chưa giải quyết được triệt để (như giải phóng mặt bằng, hài hòa thủ tục giữa trong nước với nhà tài trợ…), nhưng với đặc tính của nguồn vốn ODA là giải ngân mạnh vào các tháng cuối năm do hoàn tất các thủ tục về đấu thầu và trao thầu, tôi hy vọng tình hình giải ngân các tháng cuối năm sẽ rất khả quan.

Về số vốn chưa giải ngân trong kế hoạch 2020, cần lưu ý đến Quyết định số 1638/QĐ-TTg ngày 23/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh giảm 9.318,342 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài nguồn ngân sách Trung ương năm 2020 đã giao cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đồng thời bổ sung 517,142 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài năm 2020 cho một số địa phương.

3.1. Nguyên nhân quản lý ODA chưa hiệu quả

Quá trình triển khai các dự án ODA còn phát sinh, nhiều vấn đề cùng với đó là sự thất thoát, lãng phí, tắc trách và thiếu khoa học trong thiết kế chương trình, quản lý và sử dụng ODA…

Tư duy bao cấp, quy trình Chính phủ đi vay và cấp phát khiến địa phương có tâm lý không chịu áp lực trả nợ, trả lãi, dẫn tới thực trạng nhiều dự án bị đội vốn.

  • Không đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn đối ứng cho các chương trình và dự án theo tiến độ đã được cam kết

Đối với các dự án xây dựng công trình thường chậm tiến độ do công tác đền bù, tái định cư gặp nhiều khó khăn, phức tạp, chính sách, cơ chế thiếu nhất quán và hay thay đổi.

  • Năng lực hấp thụ nguồn vốn ODA của Việt Nam chưa được đáp ứng nhu cầu

Nhiều chương trình, dự án còn chậm tiến độ. Hậu quả là giải ngân của cả nước đạt thấp so với vốn ODA đã ký kết. Thủ tục còn nhiều phức tạp, chưa đồng bộ

  • Hệ thống pháp luật quản lý vốn vay ODA còn thiếu, chưa đồng bộ

Còn có những bất cập trong chính sách thu hút, sử dụng, quản lý nhà nước về vốn ODA, làm cho khu vực tư nhân chưa thể tiếp cận được nguồn vốn này.

  • Tổ chức quản lý dự án thiếu tính chuyên nghiệp

Nhân sự các Ban quản lý dự án thường không ổn định, trong nhiều trường hợp hoạt động kiêm nhiệm. Công tác đào tạo quản lý dự án chưa thực hiện thường xuyên, có hệ thống và bài bản.

3.2. Tác động tiêu cực của ODA

Việt Nam cũng phải đối mặt với những tác động tiêu cực của ODA:

  • Tăng khoảng cách giàu nghèo

Tạo ra sự phụ thuộc của các nước đi vay, đặc biệt ODA đã làm trầm trọng cán cân thanh toán của nước ta.

  • ODA làm gia tăng nợ quốc gia: Việc ODA không ngừng tăng cao, giúp cải thiện tình hình kinh tế, xã hội nhưng cũng góp phần làm tăng cao nợ quốc

Năm 2005: Việt Nam nợ 19 tỷ

Năm 2006- 2010: khoản nợ tăng thêm 17 tỷ

  • ODA làm gia tăng lạm phát: Chuyên gia của ngân hàng thế giới tại Việt Nam đã dự báo lạm phát của Việt Nam năm 2013 8,2% so với dự báo của chính phủ (6-7%)

3.3.Định hướng quản lý nhà nước về vốn vay ODA

Trước những hạn chế trên, chính phủ có đề xuất 4 giải pháp giúp nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay ODA. 

  • Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vốn ODA: thực hiện phân cấp gắn với trách nhiệm, giám sát và đánh giá theo quy định hiện hành của pháp luật.
  • Bảo đảm công khai, minh bạch: Luôn đề cao trách nhiệm giải trình về chính sách, trình tự, thủ tục vận động, quản lý và sử dụng vốn ODA giữa các ngành, lĩnh vực.
  • Công bố thông tin về chính sách hợp tác, lĩnh vực ưu tiên của các nhà tài trợ nước ngoài trên Hệ thống Cổng thông tin điện tử của Chính phủ
  • Phòng chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong quản lý và sử dụng vốn ODA. Ngăn chặn và xử lí kịp thời theo quy định của Pháp luật

4. Kết luận

Về lâu dài, những chiến lược phát triển toàn cầu như các mục tiêu phát triển bền vững được dự báo sẽ ảnh hưởng đáng kể tới việc sử dụng vốn ODA tại Việt Nam. Tổng vốn ODA được dự báo giảm, cùng với đó các cơ chế đối với khu vực tư nhân liên quan tới hàng hóa công như rừng và thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ được áp dụng nhiều hơn..

Người thực hiện: Vũ Hà Thanh

MSV: 19051208

Lớp: INE3104-4

One thought on “ODA và sự cần thiết trong quản lý vốn vay ở Việt Nam

Comments are closed.