Kinh tế số Việt Nam gây ngạc nhiên về 3 điểm nổi bật

kinh tế số việt nam

Tuy mới phát triển trong một vài thập kỷ gần đây, một khoảng thời gian không dài trong lịch sử phát triển kinh tế, quá trình công nghiệp hóa của đất nước nhưng kinh tế số Việt Nam đã có những bước tiến nổi bật và gặt hái được nhiều kết quả tích cực, đặc biệt ở một số lĩnh vực có sự phát triển mang tính đột phá.

Điều này giúp tạo nền tảng làm thay đổi phương thức quản lý, hoạt động, làm xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh mới ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế.

1. Tình hình chung của nền kinh tế số Việt Nam

Đối với Việt Nam, tương lai để tăng trưởng kinh tế nằm ở việc tận dụng được tối đa các công nghệ kỹ thuật số, số hóa nền kinh tế. Vì vậy, chúng ta đang trong giai đoạn cần thúc đẩy nhanh việc phát triển ứng dụng những công nghệ mới để phát triển kinh tế số Việt Nam.

2. Hạ tầng số phát triển nhanh và đạt trình độ cao

Hạ tầng số của nền kinh tế số Việt Nam bao gồm: hạ tầng số thiết bị (hệ thống máy tính, máy chủ các cảm biến,…), hạ tầng kết nối (có dây hoặc không dây), hạ tầng dữ liệu (cơ sở dữ liệu của một quốc gia, ngành, lĩnh vực), hạ tầng ứng dụng hay nền tảng số, hạ tầng thể chế (quy định, luật pháp, chính sách)., hạ tầng nhân lực. Một số kết quả đạt được về phát triển hạ tầng số ở nước ta cụ thế như sau:

Về hạ tầng kết nối: Trong nền kinh tế số Việt Nam hạ tầng kết nối đóng vai trò đặc biệt trong sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ số, thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Ở nước ta, theo số liệu của Vụ Công nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương (năm 2020), có 11 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động và 77 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cố định (trong đó, cố định mặt đất: 74 doanh nghiệp, cố định vệ tinh: 3 doanh nghiệp).

Đối với hạ tầng kết nối có dây: Trong những năm qua, việc chuyển đổi từ dòng thuê bao số DSL (Digital Subcriber Line) sang công nghệ cáp quang, vượt trội về dung lượng, tốc độ, độ ổn định, tin cậy, được đẩy mạnh, từ đó đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế số Việt Nam. Đến nay (2020), Việt Nam đã có hơn 1 triệu km cáp quang phủ rộng khắp cả nước, tới từng thôn, bản, phường xã của 63/63 tỉnh, thành phố với tốc độ truy cập đạt hơn 27Mbps; có 6 tuyến cáp quang biển kết nối đi quốc tế.

Về hạ tầng không dây:  Sau giai đoạn sử dụng các mạng 2G, 3G, đến  nay, Việt Nam đã có nền tảng công nghệ 4G vững chắc. Mạng 4G của Việt Nam có chất lượng, tốc độ cao, ổn định, giá cả hợp lý so với các nước trong khu vực, hiện đã phủ sống trên rộng khắp nhiều vùng lãnh thổ đất nước bởi các nhà mạng Viettel, Vinaphone, Mobifone. Đây cũng là một trong những thành tựu quan trọng của kinh tế số Việt Nam.

Về hạ tầng dữ liệu quốc gia: Ở nước ta, trong một số năm gần đây việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia được Nhà nước, các ngành, các cấp quan tâm đẩy mạnh, như các cơ sở dữ liệu về dân cư, đất đai, tài nguyên, nhà cửa; về doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực, các địa bàn; về các sản phẩm, các thị trường, về người tiêu dùng, về hệ thống năng lượng, hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống các cơ sở y tế, khám chữa bệnh,…

hạ tầng số - kinh tế số việt nam
Hạ tầng số – Kinh tế số Việt Nam

Việc xây dựng thể chế và đầu tư mua sắm các trang thiết bị cho thu thập, lưu trữ, xử lý, khai thác dữ liệu được tăng cường. Đến nay, hạ tầng số của nhiều ngành, lĩnh vực đã được xây dựng, nâng cấp, hoạt động có hiệu quả, như: hạ tầng thanh toán số, thanh toán trực tuyến, không dùng tiền mặt phục vụ cho thương mại điện tử, ngân hàng số; hạ tầng cho hoạt động thông tin truyền thông, phát thanh, truyền hình kỹ thuật số,…

Việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông phục vụ cho nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ số, thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ở nước ta được quan tâm đẩy mạnh. Cả nước hiện có hơn 400 trường đại học và cao đẳng (cả công lập, dân lập, liên doanh với nước ngoài và cơ sở đào tạo của nước ngoài), thì trong đó 2/3 số trường có chuyên ngành đào tạo công nghệ thông tin. Đây được coi là điểm sáng của kinh tế số Việt Nam trong những năm qua.

3. Công nghiệp công nghệ thông tin – truyền thông phát triển mạnh mẽ 

Mặc dù còn có những ý kiến khác nhau, nhưng nhận thức tương đối thống nhất, chung, phổ biến hiện nay kinh tế số Việt  là nền kinh tế dựa trên công nghệ số, nền tảng số, với các hoạt động kinh tế về và bằng công nghệ số, nền tảng số, các giao dịch điện tử tiến hành trên Internet.

Từ thực tiễn phát triển kinh tế số trên thế giới từ khi ra đời, hình thành và phát triển đến nay, có thể thấy rằng trong nền kinh tế số, một cách tương đối, có thể chia thành nhiều bộ phận của nền kinh tế số Việt Nam.

Các Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (công nghiệp ICT) ở nước ta có sự phát triển vượt bậc, trong 5 năm từ 2016-2020, tốc độ tăng trưởng trung bình là 26,1%/năm, thuộc top đầu các nước Đông Nam Á (ASEAN), trở thành ngành kinh tế có doanh thu lớn, đóng góp nhiều cho xuất khẩu và ngân sách nhà nước.

Năm 2020, trong tình hình nhiều ngành kinh tế gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, ngành Công nghiệp ICT của Việt Nam vẫn phát triển với tốc độ cao.

Để tập trung phát triển kinh tế số Việt Nam, nước ta đã nỗ lực trở thành một trong những nước dẫn đầu thế giới về công nghiệp sản xuất phần cứng, thiết bị điện tử; viễn thông; cụ thể là: đứng thứ 2 về sản xuất điện thoại di động và linh kiện, đứng thứ 10 về sản xuất thiết bị điện tử và linh kiện. Đây cũng là 2 mặt hàng chiếm vị trí số 1 và số 3 trong số 10 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Xem thêm: https://phunu.nld.com.vn/thoi-su/bien-viet-nam-thanh-quoc-gia-cong-nghe-20210112223016528.htm

Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ số của đất nước đã tạo nền tảng cho việc thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực, như: cho sự phát triển thương mại điện tử, các mô hình kinh tế chia sẻ, các ví điện tử, thanh toán trực tuyến,…

Công nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông - Kinh tế số Việt Nam
Công nghiệp công nghệ thông tin – truyền thông – Kinh tế số Việt Nam

4. Xây dựng nền tảng số, thực hiện chuyển đổi số và hỗ trợ phát triển kinh tế trong các lĩnh vực 

Thương mại điện tử, Các giao tịch thương mại, mua bán hàng hóa, dịch vụ trực tuyến thông qua Internet, các mạng viễn thông và sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại thông minh, là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong các lĩnh vực kinh tế số ở Việt Nam và thương mại điện tử của Việt Nam cũng có tốc độ tăng tưởng cao hàng đầu các nước Đông Nam Á trong những năm vừa qua.

nền tảng số
Nền tảng số – Kinh tế số Việt Nam

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, hiện nay, 100% doanh nghiệp du lịch Việt Nam xây dựng các trang web, sử dụng các trang web để giới thiệu các sản phẩm của mình với khách hàng; nhiều doanh nghiệp làm các video bằng công nghệ 3D, công nghệ thực tế ảo đưa lên các trang mạng để giới thiệu các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, các công trình văn hóa, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, giới thiệu các bảo tàng lịch sử, mỹ thuật, dân tộc của Việt Nam, giới thiệu sự phong phú, độc đáo của đất nước… với bạn bè quốc tế.

Nền kinh tế số Việt Nam cho hình thành và phát triển kinh tế chia sẻ đã tạo ra những mô hình kinh doanh mới ở nước ta ở một số lĩnh vực. Một số hãng gọi xe công nghệ nước ngoài, như Uber (Mỹ), sau đó là các hãng Grab (Singapore), GoViet (Indonesia) đã vào kinh doanh tại thị trường Việt Nam (2015 và 2018), tạo ra sự cạnh tranh gay gắt với các hãng tắc-xi truyền thống, đặt ra nhiều vấn đề mới cho quản lý nhà nước đối với hoạt động tắc-xi. Một số nhà đầu tư trong nước cũng lập ra những doanh nghiệp tham gia vào thị trường gọi xe công nghệ.

Xem thêm: http://hdll.vn/vi/nghien-cuu—trao-doi/mot-so-net-ve-tinh-hinh-phat-trien-kinh-te-so-o-viet-nam–%E2%80%8B.html

Chuyển đổi số, phát triển kinh tế số Việt Nam được đẩy mạnh trong các ngành công nghiệp. Nhiều doanh nghiệp công nghiệp, nhất là những doanh nghiệp lớn, có chiến lược, chương trình, kế hoạch thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xác định rõ mục tiêu, lộ trình và kế hoạch thực hiện; tích cực chuẩn bị các yếu tố, điều kiện cho chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, như đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn bị nguồn nhân lực, chuẩn bị nguồn lực tài chính; đổi mới mô hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức;…

ngành công nghiệp
Ngành công nghiệp – Kinh tế số Việt Nam

Như vậy có thể thấy, trong những năm gần đây nền kinh tế số Việt Nam đã có nhiều bước tiến nổi bật trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Nội dung bài viết đã đi vào cụ thể những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế số mà Việt Nam đã gặt hái được. Trong tương lai, nền kinh tế số Việt Nam vẫn còn nhiều hứa hẹn và sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa trước tình hình phát triển chung của thế giới.

Bạn có thể xem thêm các bài viết khác tại đây.

Sinh viên thực hiện: Chu Cẩm Ly

Mã sinh viên: 19051514

Lớp: QH-2019E QTKD CLC2