Sự phát triển của Internet và các công nghệ số đã đường cho sự xuất hiện của nhiều nền tảng số đa dạng ở các khu vực khác nhau trên toàn thế giới để từ đó phát triển các mô hình kinh doanh mới và đa dạng hóa các loại hàng hóa và dịch vụ. Phát triển nền tảng số phục vụ người tiêu dùng đang là hướng đi cần thiết trước xu hướng ngày càng nhiều người dành lượng lớn thời gian cho các hoạt động sử dụng internet.
Nền tảng số, chuyển đổi số đã trở thành thành phần không thể thiếu trong các hoạt động hàng ngày như: giao thông, vận tải, y tế, mua sắm lương thực, điện nước, thương mại và tương tác xã hội… của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Theo thống kê, cứ 10 chủ doanh nghiệp trên thế giới thì 9 doanh nghiệp bắt đầu chiến lược chuyển đổi số và trong 9 người triển khai mô hình kinh doanh mới này thì có 7 người thất bại. Hiện nay, vẫn có hơn 80% doanh nghiệp loay hoay trong công việc chuyển đổi số.
Đây vừa được coi là cơ hội, vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là với các TNCs, trong đó có Toyota.
Nội dung bài viết
1. Môi trường thể chế và pháp lý về chuyển đổi số
Thể chế và pháp lý về việc phát triển kinh tế số ở hệ thống các nước có chi nhánh, công ty con, nhà sản xuất của Toyota còn yếu, chưa chặt chẽ, đồng bộ, mang tính kiến tạo. Mỗi nước sẽ có thể chế, hành lang pháp lý cũng như quy định riêng trong việc chuyển đổi số, nhiều nước chưa bắt kịp với nền tảng kinh tế mới này, khiến Toyota khó khăn trong việc chuyển đổi số toàn chuỗi.
2. Công nghệ – khoa học trên nền tảng số
Điều kiện hiện nay kinh tế số phát triển nhanh chóng trong khi đó, công nghệ – khoa học của Toyota chưa đáp ứng yêu cầu trong chuyển đổi số.
Các ý tưởng mới cũng như sáng tạo này khiến các cơ quan, bộ phận quản lý cấp cao của Toyota lúng túng, không bắt kịp với quản lý các hoạt động kinh doanh khi chuyển đổi số như:
- Vấn đề quản lý và thu thuế đối với các hoạt động thương mại trực tuyến;
- Vấn đề bảo đảm quyền lợi cho người lao động và người tiêu dùng ;
- việc xử lý, giải quyết những tranh chấp, xung đột về hoạt động cũng như lợi ích của các chủ thể tham gia các hoạt động kinh doanh, thương mại và dân sự trên môi trường số.
Lĩnh vực Oto, là lĩnh vực đặt chọn trên nền tảng, đặc biệt với sản phẩm có giá thành cao, khó có thể chuyển đổi ngay lập tức và toàn bộ, mà cần thời gian chuyển đổi số từ từ, vừa tạo khó khăn trong quản lý, vừa khó khăn cho người tiêu dùng lựa chọn trên nền tảng số.
3. Nguồn nhân lực
Cùng với quá trình chuyển đổi số nhanh chóng, nguồn nhân lực của Toyota chưa thể đáp ứng kịp yêu cầu. Nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực công nghệ thông tin – nhân tố quan trọng nhất trong cạnh tranh và phát triển kinh tế số – còn ít về số lượng, chưa bảo đảm về chất lượng. Quá trình đào tạo nhân tài chưa thể theo kịp với xu thế phát triển vũ bão của kinh tế số trong thời đại công nghệ 4.0.
4. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật
Đi cùng với kinh doanh nền tảng số gắn liền với hạ tầng viễn thông. Hạ tầng chưa đủ đáp ứng quá trình phát triển là khó khăn không chỉ của Toyota. Trong nền kinh tế số, dữ liệu là tài nguyên. Từ dữ liệu, các mô hình số hóa tạo ra những dịch vụ cá nhân hóa tối ưu và tận dụng hiệu quả nguồn lực xã hội nhàn rỗi. Tuy nhiên, hệ thống dữ liệu ở Nhật Bản, cũng như các công ty con và chi nhánh tại nước ngoài còn phân tán, chưa chia sẻ và kết nối liên thông được với nhau.
Do đó, Toyota đối mặt với thách thức lớn đến từ việc hình thành một hệ cơ sở dữ liệu chung của công ty.
Đây là nút thắt quan trọng cần giải quyết, bởi việc có được nguồn dữ liệu đầu vào tốt là nền tảng căn bản để tạo lợi thế cho các doanh nghiệp công nghệ trong nước, giúp họ tìm ra lời giải cho bài toán làm thế nào để Toyota cạnh tranh sòng phẳng với các dịch vụ công nghệ của các công ty đối thủ.
5. Kỹ thuật và chi phí
Kỹ thuật và chi phí cũng là hai thách thức lớn khi Toyota phải đối mặt khi chuyển đổi số. Doanh nghiệp sẽ cần một thời gian dài, cùng với đó là đầu tư về tiền bạc cho nhân lực, máy móc, hệ thống công nghệ, … rất lớn, đòi hỏi vốn đầu tư cao không chỉ trong nước mà còn cả hệ thống chi nhánh và công ty nước ngoài.
6. An ninh mạng
Cuối cùng, thách thức mà Toyota gặp phải chính là vấn đề về việc đảm bảo an ninh, bảo mật an toàn với những nguy cơ bị tấn công khi kinh doanh trên nền tảng số. Chính vì vậy, việc ngăn chặn và giải quyết vấn đề an ninh mạng đang trở nên cấp bách, không chỉ là vấn đề an ninh, an toàn của một doanh nghiệp, về bảo mật thông tin cá nhân, hay doanh nghiệp, … mà còn là vấn đề an ninh và lợi ích của nhiều quốc gia nhận đầu từ, có chi nhánh liên quan đến Toyota.
Thế mạnh trong chuyển đổi số của Toyota, tham khảo tại đây.
Người thực hiện: Đinh Thị Lành _ MSV19051118
QH2019 – E KTQT CLC3
Bài viết hay lắm, cảm ơn tác giả🙆🏼♀️
Hữu ích quá ạ .Cảm ơn b nha
Chuyển đổi số vẫn đang còn là thách thức lớn