Số hóa trong hoạt động của nền kinh tế gồm: số hóa trong hoạt động của chính quyền, số hóa trong hoạt động của doanh nghiệp, số hóa trong hoạt động của người dân là rất cần thiết. “Kinh tế số mới nghe, nhưng đi rất nhanh, lan tỏa rất nhanh trên phạm toàn thế giới, trong nước, ở TP.HCM, trong doanh nghiệp… Thật sự kinh tế số có hiệu quả trên nhiều phương diện trong xã hội. Tuy nhiên, nếu như chúng ta hiểu không đúng về kinh tế số, không biết cách làm cho thật tốt, mỗi người một việc, làm theo kiểu của mình thì chắc chắn sẽ không thành công, thậm chí có thể là lãng phí vật chất của doanh nghiệp, lãng phí vật chất của xã hội”, ông Hoan nhấn mạnh. UBND TP.HCM cho biết, Diễn đàn kinh tế TP.HCM năm 2022 – HEF 2022 với chủ đề “Kinh tế số: động lực tăng trưởng và phát triển TP.HCM trong tương lai” sẽ chính thức diễn ra từ ngày 16.4.2022. HEF 2022 xoay quanh 4 chủ đề chính là: “Bức tranh chung về chuyển đổi sổ trong doanh nghiệp ở TP.HCM, tầm nhìn và khát vọng đến năm 2030; thiết kế chính sách phù hợp cho phát triển kinh tế sọ tại TP.HCM: định hướng 2025 và tầm nhìn 2030; chuyển đổi sổ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: thách thức và giải pháp; chuyển đổi sổ trong doanh nghiệp: kinh nghiệm và bài học thành công của doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Dự kiến diễn đàn sẽ có sự tham gia của hơn 900 đại biểu, bao gồm Lãnh đạo Chính phủ, Lãnh đạo các Bộ ngành Việt Nam; đại diện các cơ quan ngoại giao; các địa phương nước ngoài; các định chế tài chính quốc tế (World Bank, IMF, IFC, ADB,..); các tổ chức Quốc tế như WEF, OECD, các nhà quản lý và Lãnh đạo các địa phương nước ngoài đến từ 9 quốc gia như: Mỹ, Liên bang Nga, Nhật Bản, Phần Lan, Israel, Thái Lan, Thụy Sỹ, Trung Quốc, Úc; các chuyên gia kinh tế và kinh tế số; đại diện các quốc gia thành công trong lĩnh vực chuyển đổi số; doanh nghiệp… Qua đây, TP có thể tiếp thu ý kiến của các chuyên gia trong việc chia sẻ kinh nghiệm, đánh giá thực trạng, triển vọng, cơ hội và thách thức đối với việc phát triển kinh tế số, góp phần tạo động lực để triển khai hiệu quà Đồ án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh, tương tác cao trong tương lai. Diễn đàn là cơ hội để Lãnh đạo TP trao đổi, thảo luận với các chuyên gia, các nhà khoa học, các tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nước về chuyển đổi số và kinh tế sổ nhằm mục đích thống nhất và nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và kinh tê số; tìm kiếm các giải pháp khả thi để thúc đẩy phát triển kinh tế số trên địa bàn, giúp doanh nghiệp TP phát huy tính sáng tạo, tăng cường khả năng tiếp cận các mô hình kinh doanh mới nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả; tạo cơ hội để các cá nhân và tổ chức đề xuất các kiến nghị về khuôn khổ chính sách khuyến khích và quản lý phát triển.
Nội dung bài viết
1. Kinh tế số là gì?
Kinh tế số là một thuật ngữ được sử dụng với tần suất tăng rất cao trong thời gian gần đây. Một số nhận định, kinh tế số là việc áp dụng các tiến bộ về mặt công nghệ vào phát triển kinh tế. Một số khác lại cho rằng, kinh tế số đơn thuần là thương mại điện tử, là nền công nghệ 4.0 hay việc bán hàng online. Thực tế, trên thế giới hiện nay có rất nhiều định nghĩa về Kinh tế số. Theo nhóm cộng tác Kinh tế số của Oxford, ‘kinh tế số được định nghĩa là nền kinh tế vận hành dựa trên nền tảng công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua internet’. 3 thành phần chính trong nền kinh tế số bao gồm doanh nghiệp số, hạ tầng kinh doanh số và thương mại điện tử.
Tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019, Kinh tế số được định nghĩa là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số và những mô hình kinh doanh mới được tạo ra từ việc áp dụng công nghệ số và dữ liệu số.
R.Bukht và R. Heeks đã đưa ra khái niệm tổng quan nhất về Kinh tế số bằng cách đề ra hệ thống ‘Khung khái niệm về Kinh tế số’. Khung khái niệm này nêu rõ phạm vi của Kinh tế số lõi (Core Digital Economy), Kinh tế số phạm vi hẹp (Digital Economy) và Kinh tế số phạm vi rộng (Digitalised Economy).
Cụ thể, Kinh tế số lõi bao gồm Chế tạo phần cứng, Phần mềm và tư vấn Công nghệ thông tin, Dịch vụ thông tin và Truyền thông. Kinh tế số phạm vi hẹp bao gồm các vấn đề về dịch vụ số, kinh tế hạ tầng. Kinh tế số phạm vi rộng (Kinh tế số hóa) là phạm trù thường gặp nhất hiện nay: bao gồm kinh doanh điện tử, thương mại điện tử, công nghiệp 4.0, nông nghiệp chính xác, kinh tế thuật toán, kinh tế chia sẻ, kinh tế gắn kết lỏng.
2. Ưu điểm của kinh tế số:
Trong thực tế, Kinh tế số đã mang lại rất nhiều ưu thế cho các công ty, tập đoàn lớn trên toàn cầu. Cụ thể, các doanh nghiệp lớn trên toàn cầu đều ít nhiều có liên quan tới những nền tảng số, kinh tế số như Google, Apple, Amazon, Microsoft hay Alibaba. 3 ưu điểm nổi bật nhất trong những thế mạnh mà kinh tế số mang lại có thể kể tới (1) Tăng trưởng thương mại điện tử; (2) Thúc đẩy người dung sử dụng Internet và (3) Phát triển hệ thống hàng hóa và dịch vụ Kinh tế số. Ngoài 3 ưu điểm này, phát triển kinh tế theo định hướng kinh tế số còn đảm bảo tính minh bạch. Minh bạch là một trong những điểm mạnh của kinh tế số được nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm nhờ gián tiếp làm giảm lượng tiền tham nhũng thông qua các hoạt động trực tuyến minh bạch, giúp kiểm soát tốt nền kinh tế hơn.
Các doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới đều liên quan tới kinh tế số
Tiềm năng và triển vọng phát triển kinh tế số ở Việt Nam
Ở thời điểm hiện tại, Kinh tế số được nhận định là một phần không thể tách rời của kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với những tiềm năng phát triển lớn – các ‘nền móng’ để phát triển đã từng bước được hoàn thiện:
Công nghệ di động ở Việt Nam đang phát triển mạnh, việc sử dụng công nghệ dần đi vào nếp sống, nếp sinh hoạt và làm việc của người dân nhờ những tiện ích to lớn mà nó mang lại. Theo số liệu thống kê vào năm 2019, Việt Nam có ít nhất 61 triệu người dùng internet, trung bình 1 ngày mỗi người dành tới 3 giờ 12 phút sử dụng interent trên các thiết bị di động thông minh (smartphone). Các ứng dụng mạng xã hội, ứng dụng xem video, game, ứng dụng công việc hay ứng dụng mua sắm qua các sàn thương mại điện tử đều được người dùng internet sử dụng thường xuyên mỗi ngày.
Sự phổ biến của điện thoại di động góp phần phát triển kinh tế số
Về nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), đây được xem là hạt nhân của chuyển đổi số, được đánh giá là phần quan trọng nhất của nền Kinh tế số lõi (Core Digital Economy). Việc phát triển tốt nền tảng này sẽ góp phần giúp Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tiến lên phát triển nhanh chóng, bền vững.
5G là nền tảng quan trọng để phát triển Kinh tế số
Về những chính sách phát triển của ngành thông tin và truyền thông, Bộ TT-TT mới đây đã bắt đầu cấp phép thử nghiệm 5G cho các hãng viễn thông lớn như Viettel, VNPT và Mobifone, định hướng phát triển ngành bưu chính theo hướng thương mại điện tử, áp dụng mạnh những công nghệ số vào các hoạt động của nền bưu chính Việt Nam.
Chính sách, mục tiêu phát triển Kinh tế số tại Việt Nam
Trong giai đoạn 2025-2045, Việt Nam đặt ra nhiều mục tiêu nhằm phát triển kinh tế số, thông qua hàng loạt các chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc các mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) trên tinh thần nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27-9-2019.
Theo đó, qua từng mốc giai đoạn 5 năm, 15 năm từ 2025-2030, 2030-2045, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2045 sẽ nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực châu Á về sản xuất dịch vụ thông minh, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Người lao động Việt Nam được đặt mục tiêu sẽ trở thành nhóm nguồn lực có năng suất lao động cao, hiện đại, có năng lực làm chủ công nghệ trong tất cả các lĩnh vực từ kinh tế – xã hội tới môi trường, quốc phòng, an ninh.
Đánh giá tình hình Kinh tế số ở Việt Nam hiện nay
Theo báo cáo từ Google và Temasek (Singapore), Kinh tế số của Việt Nam đạt quy mô khoảng 3 tỷ USD vào năm 2015. Con số này đã nhanh chóng gấp 3 lần chỉ sau 3 năm, đạt 9 tỷ USD vào năm 2018. Theo dự báo, vào năm 2025 tới đây, quy mô nền kinh tế số tại Việt Nam sẽ đạt con số 30 tỷ USD đếu giữ vững đà tăng trưởng.
Tổ chức Data61 (Australia) cũng có chung nhận định khi đánh giá GDP của Việt Nam có thể tăng them khoảng 162 tỷ USD trong 20 năm, nếu quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam diễn ra thành công và nhanh chóng. Chuyển đổi số hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vừa, nhỏ tới siêu nhỏ thông qua các nền tảng thương mại điện tử – cầu nối giữa các nhà cung cáp và khách hàng.
Thương mại điện tử ở Việt Nam
Thương mại điện tử là thuật ngữ dường như luôn song hành khi nhắc tới Kinh tế số. Thương mại điện tử hiện nay là một trong những mô hình kinh tế số có những đóng góp lớn cho sự phát triển quốc dân trong bối cảnh không chỉ Việt Nam mà toàn thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Tìm hiểu thêm về TMĐT ở đây>>
Thương mại điện tử ở Việt Nam có tốc độ phát triển rất cao trong những năm gần đây
Tuy ‘sinh sau đẻ muộn’ hơn rất nhiều các mô hình kinh doanh truyền thống, nhưng mức tăng trưởng của thương mại điện tử ở Việt Nam trong 4 năm qua đạt được rất nhiều thành tựu: tốc độ tăng trưởng đạt trung bình 30% qua mỗi năm: từ xấp xỉ 4 tỷ USD vào 2015 tới khoảng 7,8 tỷ USD vào năm 2018. Nếu tiếp tục giữ vững ‘phong độ’, quy mô của thương mại điện tử ở Việt Nam có thể đạt con số 13 tỷ USD – cao hơn khoảng 30% so với kỳ vọng được nêu trong Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020 của Việt Nam.
Thương mại điện tử còn nhiều tiềm năng có thể khai thác
Tuy nhiên, các nền tảng thương mại điện tử tuy có nhiều thế mạnh, nhưng để duy trì tốc độ phát triển, cần đặc biệt khắc phục những trở ngại như vấn đề về sản phẩm kém chất lượng so với quảng cáo, dịch vụ khách hàng, bảo mật thông tin cá nhân, giá cả kém cạnh tranh, vấn đề vận chuyển, website kém chuyên nghiệp, phương thức thanh toán phức tạp (Theo khảo sát của Sách trắng Thương mại Điện tử Việt Nam 2019).
Một số trở ngại khi sử dụng các sàn thương mại điện tử
Xem thêm:
- Nền kinh tế số trong bối cảnh dịch Covid-19: Cơ hội hay thách thức?
- Cửa hàng flagship trong “cuộc chiến” với thương mại điện tử năm 2022
- Kinh tế số Việt Nam gây ngạc nhiên về 3 điểm nổi bật