Hiệp định EVFTA và nền kinh tế Việt Nam trong 1 năm

Hiệp định thương mại tự do EVFTA

 Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam(EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2020, các cam kết trong EVFTA tác động không nhỏ đến kinh tế – xã hội của Việt Nam. Hiệp định EVFTA thực thi không chỉ tạo động lực cho kinh tế Việt Nam phát triển, hội nhập mạnh mẽ mà còn làm gia tăng vai trò, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Vậy bạn đã hiểu rõ về Hiệp định EVFTA và tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam chưa? Bài viết này sẽ đánh giá tác động của EVFTA đến một số lĩnh vực kinh tế, môi trường kinh doanh. Bạn hãy tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về chủ đề này nha!

 1. EVFTA là gì?

 

EVFTA (Viết tắt cả từ Tiếng Anh: European – Vietnam Free Trade Agreement) là Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam. Hiệp định EVFTA là một thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và 2 nước thành viên EU.

Không chỉ loại bỏ hơn 99% thuế hải quan đối với hàng hóa, hiệp định còn mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam cho các công ty EU và tăng cường bảo vệ các khoản đầu tư của EU vào Việt Nam.

Theo số liệu của Ủy ban châu Âu, FTA có thể thúc đẩy nền kinh tế bùng nổ của Việt Nam lên tới 15% GDP, giúp tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tăng hơn một phần ba. Đối với EU, thỏa thuận này là bước đệm quan trọng cho một thỏa thuận thương mại lớn hơn với các quốc gia ASEAN.

Xem thêm: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_%C4%91%E1%BB%8Bnh_th%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA%A1i_t%E1%BB%B1_do_Li%C3%AAn_minh_ch%C3%A2u_%C3%82u-Vi%E1%BB%87t_Nam

2. Tác động tích cực của Hiệp định EVFTA đến nền kinh tế Việt Nam:

Hiệp định EVFTA thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của cả Việt Nam và EU trong việc thúc đẩy quan hệ song phương, góp phần đưa quan hệ giữa 2 bên phát triển sâu rộng và thực chất hơn. Việc tham gia Hiệp định EVFTA khẳng định cam kết của Việt Nam đối với hệ thống thương mại tự do quốc tế, thúc đẩy đàm phán FTA của Việt Nam với các đối tác quan trọng khác, đánh dấu giai đoạn hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng của Việt Nam.

Thương mại hai chiều và đầu tư từ EU vào Việt Nam sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức khá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết công việc làm cho người lao động. Riêng thu ngân sách nhà nước sẽ được cải thiện và tăng trong trung hạn, dài hạn.

Bên cạnh các tác động chung tới các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế (các chỉ số kinh tế vĩ mô), Hiệp định EVFTA có tác động khác nhau đối với các ngành do mức độ mở cửa, lợi thế cạnh tranh, năng lực của từng ngành là khác nhau. Ngoài ra, tác động gián tiếp thông qua sức ép cải cách thể chế cũng sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực tới nền kinh tế.

EVFTA tác động tới tăng trưởng kinh tế

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tác động của EVFTA, nếu các cam kết về cắt giảm thuế quan và phi thuế quan được thực thi triệt để, kết hợp với một số yếu tố từ chiến tranh thương mại, Anh rời khỏi EU (Brexit), sự thay đổi chính sách của các nước… tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ được cải thiện trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Dự báo tác động của EVFTA đến tăng trưởng kinh tế

Hiệp định EVFTA dự kiến sẽ góp phần làm GDP tăng thêm ở mức bình quân từ 2,18 đến 3,25% (cho giai đoạn 5 năm đầu thực hiện), 4,57-5,30% (cho giai đoạn 05 năm tiếp theo) và 7,07-7,72% (cho giai đoạn 05 năm sau đó).

EVFTA tác động đến thương mại

Tham gia Hiệp định EVFTA dự kiến giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định.

Xét về tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới, dự kiến kim ngạch của Việt Nam sẽ tăng trung bình 5,21-8,17% (cho giai đoạn 05 năm đầu thực hiện), 11,12-15,27% (cho giai đoạn 05 năm tiếp theo) và 17,98-21,95% (cho giai đoạn 05 năm sau đó).

Xuất khẩu của một số ngành sang thị trường EU được dự báo tăng mạnh như: Nhóm hàng nông sản: gạo (tăng thêm 65% vào năm 2025), đường (8%), thịt lợn (4%), lâm sản (3%), đồ uống và thuốc lá (5%); nhóm ngành sản xuất: dệt (67%), may mặc (81%), da giày (99%); Nhóm ngành dịch vụ tăng: vận tải thủy (100%), vận tải hàng không (141%), các dịch vụ phục vụ kinh doanh khác (80%)…

Bên cạnh đó, nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường EU cũng tăng mạnh, khoảng 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030.

Kim ngạch thương mại Việt Nam – EU giai đoạn 2015-2019

Xét về tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới, dự kiến kim ngạch của Việt Nam tăng trung bình 4,36-7,27% (cho giai đoạn 05 năm đầu thực hiện), 10,63-15,4% (cho giai đoạn 05 năm tiếp theo) và 16,41-21,66% (cho giai đoạn 05 năm sau đó).

Nhóm hàng được dự báo tăng nhập khẩu nhiều nhất từ EU là phương tiện và thiết bị vận tải, chiếm khoảng 12% tổng giá trị nhập khẩu tăng thêm, nhóm hàng máy móc thiết bị (10%), nông, lâm, thủy sản (5%). Xét về tổng thể, EVFTA sẽ góp phần giúp đa dạng hóa thị trường của ta để không bị phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nào, từ đó giúp bảo đảm an ninh kinh tế của Việt Nam.

Dự báo tác động của Hiệp định EVFTA
Dự báo tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – EU khi EVFTA có hiệu lực

Xem thêm: http://baochinhphu.vn/Doanh-nghiep/Tac-dong-cua-EVFTA-den-xuat-nhap-khau-dinh-huong-cho-doanh-nghiep-Viet-Nam/401743.vgp

EVFTA tác động đến ngân sách nhà nước (NSNN)

Cắt giảm thuế quan theo Hiệp định EVFTA sẽ có tác động hai chiều đến nguồn thu NSNN, cụ thể: Giảm thu NSNN do giảm thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu; Tăng thu NSNN do có thu thêm từ thu nội địa dưới tác động tích cực của thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Dự kiến, tổng mức giảm thu NSNN từ giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo lộ trình của Hiệp định EVFTA là 2.537,3 tỷ đồng.

Mặt khác, thu NSNN tăng lên do thu nội địa từ tác động tăng trưởng của EVFTA là 7.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2020-2030. Số thu sẽ tăng dần theo mức độ tác động của Hiệp định tới tăng trưởng. Như vậy, lợi ích của Hiệp định EVFTA về thu ngân sách có thể sẽ được phát huy tốt hơn trong trung và dài hạn.

Xem thêm: https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/hiep-dinh-evfta/29759/evfta-tac-dong-the-nao-den-thu-ngan-sach-nha-nuoc

EVFTA tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khi EVFTA thực thi, Việt Nam kỳ vọng có nhiều đổi mới và thể chế, cải thiện môi trường đầu tư do thực hiện Hiệp định sẽ tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư. Các cam kết rộng và sâu về đầu tư của Hiệp định sẽ giúp Việt Nam tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế, hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh ở Việt Nam, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư EU kinh doanh tại Việt Nam.

Mặt khác, các cam kết về thuận lợi hóa đầu tư cùng với mức độ tự do hóa các ngành dịch vụ của Việt Nam dành cho các nhà cung cấp dịch vụ của EU tăng lên. Điều này sẽ thúc đẩy dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam tăng trong thời gian tới.

Hiệp định EVFTA cũng mở ra kỳ vọng nâng cao chất lượng đầu tư vào Việt Nam từ các đối tác có nguồn gốc là các nước phát triển do Việt Nam tăng cường mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ. Điều này sẽ tạo ra những động lực mới cho dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Theo đó, cơ cấu lĩnh vực đầu tư cũng có thể thay đổi khi Việt Nam thu hút được các đối tác đầu tư mới và các lĩnh vực thu hút đầu tư được mở rộng. Dòng vốn FDI vào những lĩnh vực đầu tư còn dư địa lớn tại Việt Nam và EU cũng có thế mạnh như năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Xem thêm: https://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=ved=2ahUKEwjK8pvi8_L0AhVHILcAHaMaAJAQFnoECA4QAQ&url=https%3A%2F%2Frepository.vnu.edu.vn%2Fhandle%2FVNU_123%2F93517&usg=AOvVaw0jW2JTVy45xmDllKk2s6H1

EVFTA tác động thay đổi pháp luật, thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh

Hiệp định EVFTA là cơ hội để Việt Nam tiếp tục cải cách thể chế-pháp luật theo hướng tiệm cận với chuẩn mực quốc tế, hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài cũng như các hoạt động kinh doanh khác, bao gồm các giao dịch xuyên quốc gia, các loại hình dịch vụ cung cấp qua biên giới.

Những điều chỉnh, sửa đổi quy định pháp luật để phù hợp với Hiệp định EVFTA trong một số lĩnh vực như sở hữu trí tuệ cũng sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp được hưởng sự bảo hộ cao hơn đối với thành quả đầu tư cho hoạt động sáng tạo. Đây là động lực để các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư nhiều hơn vào hoạt động sáng tạo nhằm đổi mới công nghệ và tạo môi trường tốt cho việc thu hút chuyển giao công nghệ của nước ngoài.

Xem thêm: https://cand.com.vn/Thi-truong/Hoan-thien-khung-kho-phap-luat-the-che-de-tan-dung-co-hoi-tu-EVFTA-i556001/

3. Thách thức đặt ra của Hiệp định EVFTA đối với nền kinh tế Việt Nam:

Tác động của EVFTA

Một trong những thách thức lớn đặt đối với Việt Nam trong môi trường Hiệp định EVFTA là việc tuân thủ, thực thi cam kết và việc tham gia vào hệ thống giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ và nhà đầu tư vốn ngày càng hoàn thiện theo quy định của các Hiệp định.

Tính đến thời điểm hiện tại, EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) được kỳ vọng sẽ giúp hạn chế những bất cập hiện có của hệ thống cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư (ISDS) và hạn chế đáng kể việc lạm dụng cơ chế giải quyết tranh chấp bởi các nhà đầu tư thiếu thiện chí thông qua việc quy định chặt chẽ hơn yêu cầu khởi kiện và khoanh vùng.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thách thức đến từ chính cơ chế giải quyết tranh chấp của Hiệp định. Đó là những quan ngại về năng lực và trình độ chuyên môn của các ứng viên trọng tài được đề cử bởi Chính phủ, cũng như sự độc lập và khách quan của những ứng viên không mang quốc tịch Việt Nam.

Với việc chính thức tham gia Hiệp định EVFTA, Việt Nam và các nước thành viên EU đã tăng cường phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất với 99,2% số dòng thuế sẽ được EU xóa bỏ cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh ưu đãi về thuế quan, Hiệp định EVFTA cũng đưa ra những điều kiện chặt chẽ mà nếu không có sự chuẩn bị từ bây giờ, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam khó có thể hưởng được mức thuế ưu đãi 0%. Đây có thể là một lực cản đối với hàng xuất khẩu Việt Nam, bởi nguồn nguyên liệu cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN.

Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn thờ ơ với vấn đề sở hữu trí tuệ, trong khi đây là yêu cầu đặt ra hàng đầu của EU đối với bất kỳ hàng hóa tham gia vào thị trường này. Do vậy, để có thể khai thác được lợi ích từ Hiệp định EVFTA, Việt Nam cần đặc biệt chú ý tới những quy tắc về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định EVFTA.

Bên cạnh những quy định về xuất xứ, lao động và môi trường, thâm nhập vào thị trường EU vẫn còn khó khăn từ các hàng rào phi thuế quan về kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường EU. Điển hình là mặt hàng nông sản, dù Hiệp định EVFTA có ưu đãi với những quy định SPS linh hoạt nhưng đa số ngành hàng nông sản của nước ta như chè, rau quả… vẫn vấp phải những hạn chế.

Xem thêm: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/con-nhieu-thach-thuc-trong-khai-thac-loi-the-tu-evfta-94844.html

Lời kết:

Không thể phủ nhận, việc ký kết và phê chuẩn EVFTA là phù hợp với chủ trương, chính sách đối ngoại, hội nhập kinh tế của Việt Nam đi vào chiều sâu.

Với EVFTA, Việt Nam là nước đang phát triển đầu tiên ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương có quan hệ thương mại tự do với EU. Đây là thông điệp tích cực về quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thúc đẩy quan hệ song phương giữa Việt Nam và EU trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp và khó đoán định hiện nay.

Đọc thêm các bài viết liên quan tại đây:

FTA VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN

EVFTA – “Trái ngọt” kết tinh sau 10 năm nỗ lực không ngừng nghỉ

FDI là gì? 5 lợi ích từ thu hút vốn FDI ở Việt Nam

10 năm Cát Linh-Hà Đông: Bài học về ODA từ bẫy nợ của Trung Quốc

 

 

Sinh viên thực hiện

Dương Thị Ngọc Anh

Mã sinh viên: 19051011

Lớp : QH2019-E KTQT CLC 3

Bài tập lớn_INE3104 5

 

One thought on “Hiệp định EVFTA và nền kinh tế Việt Nam trong 1 năm

Comments are closed.