Top 5 chiến lược giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững trong kỷ nguyên số

Phát triển bền vững

Phát triển bền vững luôn đứng đầu trong danh sách các thử thách mà các doanh nghiệp cần đạt được. Để đạt được điều đó, doanh nghiệp cần trang bị cho mình một nền móng vững chắc dựa trên nguồn lực sẵn có. Từ đó đặt ra một câu hỏi mở rằng “Giải pháp nào để doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững trong kỷ nguyên số như hiện nay?”

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp 5 nguyên tắc “vàng” để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững từ nhiều năm qua, tuy nhiên bài học thực tiễn của chúng không hề thay đổi kể cả trong kỷ nguyên số.

I. Xác định sứ mệnh doanh nghiệp để xây dựng chiến lược phát triển bền vững

1. Tại sao sứ mệnh doanh nghiệp lại giúp doanh nghiệp phát triển bền vững?

Một sứ mệnh là một tuyên bố, nó xác định một tổ chức là gì, tại sao tổ chức đó tồn tại và lý do tồn tại của nó. Đó là về mặt tối thiểu, cụ thể hơn và mở rộng hơn nữa, một tuyên bố sứ mệnh là một tuyên bố ngắn gọn về việc tại sao một tổ chức tồn tại, mục tiêu tổng thể mà tổ chức đó hướng đến là gì, những sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức đó cung cấp, khách hàng và thị trường chính của nó, thậm chí có thể bao gồm khu vực địa lý hoạt động của tổ chức.

Phát triển bền vững - Sứ mệnh doanh nghiệp
Vai trò của sứ mệnh doanh nghiệp ảnh hưởng ra sao tới sự phát triển bền vững?

Sứ mệnh doanh nghiệp là kim chỉ nam giúp dẫn đường cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ tuyển dụng đến quản lý khách hàng hay phát triển sản phẩm mới.

Mỗi doanh nghiệp đều phải trả lời được câu hỏi: “Vì sao lại làm điều mình đang làm?”. Để đạt được thành công và phát triển bền vững, các công ty phải thường xuyên nhìn lại sứ mệnh của mình, và đảm bảo rằng cả tổ chức đang đi theo đúng hướng để phục vụ sứ mệnh đó.

2. Giá trị của sứ mệnh doanh nghiệp

Một sứ mệnh ý nghĩa và truyền cảm hứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp có:

  • Tính thống nhất và nhất quán
  • Sự gắn kết về cảm xúc cả trong nội bộ công ty lẫn bên ngoài công ty, cụ thể là với khách hàng và đối tác
  • Cải tiến không ngừng và có hiệu quả

Các chuyên gia về sales và marketing thường nhắc đến các đặc điểm bán hàng độc nhất (Unique Selling Propositions – USP). Những người lãnh đạo doanh nghiệp thường định nghĩa USP là “một yếu tố làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ trở nên khác biệt so với những đối thủ cạnh tranh khác”.

II. Tiếng nói của thương hiệu giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

1. Khái niệm tiếng nói của thương hiệu

Nếu bạn muốn điều hành một doanh nghiệp phát triển bền vững, bạn phải hiểu tầm quan trọng của việc xây dựng bản sắc thương hiệu và những sự kết nối mà thương hiệu đem lại cho khách hàng. Chính những sợi dây gắn kết này đã đưa khách hàng đến gần hơn với sản phẩm của bạn, và làm cho khách hàng luôn trung thành với sản phẩm. Xây dựng một thương hiệu chính là phát triển và nuôi dưỡng những mối quan hệ đó. Cụ thể hơn về các bước xây dựng tiếng nói của thương hiệu bạn có thể tham khảo tại đây.

Phát triển bền vững - Tiếng nói của thương hiệu
Tiếng nói của thương hiệu có vai trò ra sao trong việc phát triển thương hiệu bền vững?

2. Các nguyên tắc của chiến lược về tiếng nói của thương hiệu

Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản để gắn kết, định hình, gây ảnh hưởng và dẫn lối cho sự phát triển sản phẩm và thương hiệu.

  • Lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu: Hãy nhớ, cách nhanh nhất để đi đến thất bại của sản phẩm là cố gắng chiều lòng tất cả mọi người
  • Gắn kết với công chúng: Làm cho công chúng cảm thấy được kết nối với thương hiệu của bạn về mặt cảm xúc và khiến họ tin tưởng vào sản phẩm của bạn
  • Truyền cảm hứng cho khách hàng: Một thông điệp đơn giản nhưng truyền cảm hứng tốt sẽ có tiếng vang lớn hơn là một thông điệp chỉ tập trung vào đánh bóng các tính năng sản phẩm.

Nếu bản sắc thương hiệu không được chú trọng đầy đủ thì mọi kế hoạch marketing xúc tiến sản phẩm cũng đều là vô ích. Bạn không có đủ ngân sách cho marketing diện rộng ư? Không sao, vậy thì bạn hãy tạo ra những nội dung đặc sắc và hấp dẫn cho trang mạng xã hội của mình để từ đó gia tăng tính nhận diện thương hiệu, hoàn thiện chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.

III. Xây dựng hệ sinh thái sản phẩm để phát triển bền vững

1. Khái niệm hệ sinh thái sản phẩm

Hệ sinh thái sản phẩm của doanh nghiệp là một cộng đồng kinh tế gồm các tổ chức và cá nhân tương tác với nhau đó theo nhiều cách khác nhau. Hệ sinh thái này khuyến khích các công ty phát triển khả năng của mình để cạnh tranh với đối thủ.

Phát triển bền vững - Hệ sinh thái sản phẩm
Vai trò của hệ sinh thái sản phẩm ảnh hưởng ra sao tới sự phát triển bền vững?

2. Một vài ví dụ về cách thức xây dựng hệ sinh thái sản phẩm

Đôi khi một hệ sinh thái có thể xoay quanh sản phẩm, ví dụ như ốp điện thoại, tai nghe và các phụ kiện điện thoại khác. Tương tự, suy nghĩ theo hướng hệ sinh thái đã trở thành một yếu tố quan trọng trọng đăng tải nội dung lên trang web – xây dựng một cộng đồng hứng thú với chủ đề đó và khuyến khích họ chia sẻ cho người quen.

Hệ sinh thái doanh nghiệp rất quan trọng với việc phát triển bền vững bởi nó tạo ra một cấu trúc xoay quanh và hậu thuẫn doanh nghiệp phát triển.

IV. Níu giữ khách hàng là nền tảng để phát triển bền vững cho doanh nghiệp

1. Lợi ích của chiến lược níu giữ khách hàng

Phần lớn các doanh nghiệp lựa chọn đổ tiền vào các hoạt động thu hút khách hàng mới, bởi họ nghĩ rằng đây là cách làm nhanh và hiệu quả để tăng doanh thu và phát triển bền vững. Trên thực tế, việc níu giữ khách hàng đem lại hiệu quả doanh thu tốt hơn, và quan trọng, là tích kiệm tới bảy lần chi phí so với đầu tư phát triển khách hàng mới.

Phát triển bền vững - Níu giữ khách hàng
Vai trò của việc níu giữ khách hàng ảnh hưởng ra sao tới sự phát triển bền vững?

Đây cũng là cách phát triển bền vững hơn đối với các doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Bain & Company, tỷ lệ khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm mà tăng 5% thì lợi nhuận của doanh nghiệp có thể tăng từ 25% lên tới 95%. Tỷ lệ convert từ khách hàng có sẵn thành khách hàng trung thành (thường xuyên mua sản phẩm) là 60 – 70%; trong khi tỷ lệ convert từ khách hàng mới sang khách hàng trung thành đạt tới 20% là cao nhất. Họ cũng kết luận được rằng thêm 2% tỉ lệ níu giữ khách hàng có tác dụng tương đương với giảm 10% chi phí cho công ty.

2. Các số liệu thực tế

Theo Phòng Thương mại Hoa Kỳ và Phòng Quản lý các doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ thì:

  • Trung bình doanh nghiệp Hoa Kỳ mất khoảng 50% khách hàng sau mỗi 5 năm
  • Các công ty có xu hướng hợp tác với khách hàng cũ gấp 5 lần là với khách hàng mới
  • Khả năng bán được hàng cho khách hàng cũ là 60-70%, trong khi khả năng bán được hàng cho khách hàng mới là 5-20%. Tức là giảm 5% tỷ lệ khách hàng cũ rời đi sẽ tăng 25-130% lợi nhuân, tùy thuộc vào ngành nghề.

Níu giữ khách hàng thành công bắt đầu với cách doanh nghiệp tiếp cận với một khách hàng, và duy trì sự kiên kết với khách hàng đó sau này.

V. Quy trình kinh doanh chuẩn hóa trong tiến trình phát triển bền vững

1. Sự cần thiết của việc chuẩn hoá quy trình kinh doanh

Tạo ra một thương hiệu hay một sản phẩm độc nhất vô nhị chưa phải là tất cả. Ngoài ra còn cần quy trình kinh doanh chuẩn hóa để tạo nên một doanh nghiệp phát triển bền vững. Có được một số khách hàng chỉ là một chuyện, bạn còn phải thiết kế và tối ưu hóa quy trình kinh doanh sao cho có thể áp dụng được cho nhiều trường hợp khác nhau và ở quy mô khác nhau.

Phát triển bền vững - Quy trình kinh doanh chuẩn hoá
Việc chuẩn hoá quy trình kinh doanh ảnh hưởng ra sao tới sự phát triển bền vững?

Chuẩn hóa quy trình là việc mô tả quy trình trong thực hiện hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Với tính chất của hoạt động được thể hiện ở mức tinh gọn nhất. Các bước làm được thực hiện loại bỏ các hoạt động dư thừa, phản ánh ý nghĩa của quá trình. Khi đó, việc quyết định các bước mô tả trong quá trình phải được xác định kỹ. Bởi yêu cần đặt ra trong dễ nhận diện, bước làm tinh gọn nhưng mang đến hiệu quả nhất cho hoạt động. Việc chuẩn hóa quy trình giúp hoạt động sản xuất được thực hiện chuyên nghiệp hơn, nhanh chóng với hiệu quả phản ánh trực diện.

2. Lợi ích từ việc chuẩn hoá quy trình kinh doanh

Mục đích của quy trình làm việc là bảo đảm chất lượng, tiến độ và tính hiệu quả trong công việc (loại bỏ nút thắt trong quy trình làm việc và phòng ngừa các rủi ro) tiến đến việc phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình làm việc còn là cơ sở cho việc dự báo đúng năng suất làm việc và cải tiến đổi mới liên tục cách làm việc sao cho hiệu quả hơn trong doanh nghiệp. Cụ thể, quy trình làm việc chuẩn sẽ đem lại 4 lợi ích cụ thể dưới đây:

  • Tạo ra chất lượng sản phẩm đồng đều, trải nghiệm khách hàng nhất quán
  • Giúp nhân viên dễ dàng xác định rõ các công việc cần làm và thứ tự thực hiện
  • Giúp nhà quản lý kiểm soát tiến độ và chất lượng công việc của cấp dưới thông qua phân công lao động rõ ràng
  • Tối ưu nguồn lực, cắt giảm chi phí, tăng năng suất nhờ cải tiến các hoạt động vận hành

3. Các tiêu chí đánh giá quy trình kinh doanh đã được chuẩn hoá

Vậy như thế nào được gọi là đã xây dựng được quy trình kinh doanh phù hợp?

  • Bạn có thể tuyển thêm người ở cùng mức năng suất với trưởng bộ phận kinh doanh
  • Bạn có thể tăng số lượng khách hàng tiềm năng với tốc độ ổn định
  • Bạn có thể dễ dàng dự kiến được tỷ lệ chuyển đổi khách hàng và doanh thu
  • Chi phí bỏ ra để có một khách hàng mới ít hơn nhiều so với số tiền bạn thu được từ khách hàng đó nếu họ tiếp tục sử dụng
  • Khách hàng nhận được đúng sản phẩm tại đúng thời điểm ở đúng địa điểm

Một quy trình kinh doanh được chuẩn hóa sẽ tạo nền tảng để doanh nghiệp mở rộng quy mô và từ đó phát triển bền vững.

 

Xem thêm:

Xu hướng phát triển bền vững nhờ sử dụng năng lượng tái tạo

3 xu hướng phát triển bền vững trong quản lý chuỗi cung ứng

Cơ hội “vàng” phát triển bền vững trong du lịch từ SEA Games 31

 

BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦN TMĐT 212_INE3104 1

HỌ & TÊN: PHẠM SƠN TRƯỜNG

MSV: 19051617

1 thoughts on “Top 5 chiến lược giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững trong kỷ nguyên số

Comments are closed.